Tại sao NEAR là một giải pháp thú vị cho các vấn đề của Ethereum?

NEAR là một nền tảng hợp đồng thông minh thế hệ Proof-of-Stake (PoS) tiếp theo, với mục đích khắc phục những hạn chế của các chuỗi khác (thông lượng thấp, tốc độ thấp và khả năng tương thích chéo kém), đồng thời tạo ra một môi trường lý tưởng cho Dapp.

Đó cũng chính là những gì mà Ethereum 2.0 muốn trở thành mặc dù mạng lưới này đã ra mắt trước đó khá nhiều năm. Vậy chính xác thì NEAR muốn thay Ethereum để trở thành kẻ đứng đầu tiếp theo hay tiến bước cùng Ethereum để giải quyết những vấn đề còn tồn đọng của các Blockchain truyền thống?

Vấn đề của Ethereum 1.0

Như chúng ta đều biết Ethereum 1.0 có rất nhiều hạn chế. Bản thân nó không thể mở rộng nhưng lại phải vật lộn với một lượng giao dịch “khổng lồ”. Minh chứng cho điều này là một lượng lớn tiền mã hóa đã làm cho Ethereum trở nên tắc nghẽn nghiêm trọng vào năm 2017. Kể từ đó phí giao dịch hay phí gas trên blockchain này đã tăng vọt, liên tục chạm tới những “nóc” mới.

Phí gas trên Ethereum trong 3 năm qua.
Nguồn: Etherscan

Đối với những vấn đề mà Ethereum đang gặp phải cùng với việc chưa được thế giới công nhận là một loại tiền tệ hợp pháp, Ethereum 2.0 ra đời như một giải pháp mà các nhà đầu tư đang mong đợi. Tuy nhiên, tiến độ của nền tảng này bị đình trệ do các nghiên cứu học thuật sâu rộng, lý thuyết hóa nhiều và các quy trình thiết kế lại rườm rà liên quan đến một số lượng lớn người dùng hiện tại và độ phức tạp của hệ thống.

Vitalik Buterin – CEO của dự án cho biết, Ethereum 2.0 dự kiến sẽ mất đến tận 7, 8 năm nữa mới được hoàn thiện. Với khoảng thời gian này, việc các đối thủ khác ra đời và chiếm spotlight của Ethereum 2.0 là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Trong đó nổi bật nhất phải kể đến NEAR – dự án được ví von như một “kẻ tiêu diệt Ethereum” thứ hai, nhưng mục đích của NEAR lại không nhắm đến điều mà ai cũng nghĩ đó. Thay vào đó, nó muốn hợp tác cùng Ethereum để giảm thiểu sự tắc nghẽn mạng này.

Tại sao NEAR là một giải pháp thay thế cho Ethereum 2.0?

NEAR đã có một sự phát triển vô cùng ấn tượng trong 7 ngày qua. Nguồn: Bitcoincuatoi

NEAR đang trong quá trình xây dựng một Layer-1 tương thích có thể bắc cầu qua ngôi nhà của Ethereum. Dự án được thiết kế để trở thành nền tảng thế hệ tiếp theo cho Dapps. Vì bản thân NEAR có thể xử lý giao dịch vô cùng nhanh chóng với khoảng 100,000 giao dịch mỗi giây.

Xem thêm: NEAR Protocol (NEAR) là gì? Tổng quan về nền tảng tập trung vào hệ thống DApps

Ngoài ra thì NEAR cũng được thiết kế để có thể tiếp cận với rất nhiều tầng lớp người sử dụng tiền mã hóa, từ newbie cho đến những tay lão luyện trong nghề. Người dùng có thể truy cập Dapps với giao diện UX mà họ đã quen thuộc.

Nguồn: Bitcoincuatoi

Tiếp đến, NEAR rất thân thiện với các nhà phát triển vì họ không cần phải tốn thời gian học một ngôn ngữ lập trình mới. NEAR tương thích với Máy ảo Ethereum (EVM), điều này có nghĩa là các nhà phát triển có thể sử dụng những giao thức ETH vững chắc và phát triển trên đó để tạo ra ít sự thay đổi nhất.

Những người sáng lập nên Blockchain NEAR đã tiến thêm một bước nữa bằng cách làm cho giao thức của họ được sharded (phân mảnh). Đây có thể được xem là lợi thế lớn nhất của NEAR. Tính năng này cho phép toàn bộ những đoạn code chạy trong Blockchain sẽ được chia nhỏ thành các đoạn, với mỗi đoạn được chạy trên một node duy nhất song song với nhau. Do đó, toàn bộ các mã code sẽ có thể chạy nhanh hơn đáng kể và nền tảng NEAR cũng sẽ không gặp giới hạn về quy mô nữa.

Bản chất độc đáo của NEAR khiến nó trở nên rất hấp dẫn đối với tất cả những người tham gia Blockchain này, chẳng hạn như end-user (người dùng cuối), doanh nghiệp và các validator. Trong đó:

  • Các doanh nghiệp có thể tùy chỉnh nhiều quyền nâng cao cho người dùng vào ứng dụng của họ và nhận được một bộ công cụ khổng lồ để tạo nên các ứng dụng đơn giản. 
  • Khi thị trường phát triển, các nhà phát triển sẽ nhận được quyền truy cập vào cơ sở khách hàng đang tăng đều đặn thông qua nền tảng NEAR. 
  • Validator thì có thể tham gia mà không cần phần mềm nâng cao do tính chất phân mảnh của hệ thống. Họ có thể kiếm được token của giao thức bằng cách xác thực các giao dịch trong hệ sinh thái phổ biến, đang phát triển nhanh chóng.
NEAR là một trong những hệ sinh thái Layer-1 phát triển nhanh nhất trong 2 năm sau Polkadot và Ethereum.
Nguồn: Electric Capital

NEAR có token gốc của riêng nó là $NEAR, được dùng để quản trị, staking và dùng làm phần thưởng cho giao thức. NEAR sở hữu một cấu trúc quản trị đặc biệt, thay vì một DAO, việc quản lý của mạng lưới được chia thành các guild.

Tổng cộng có 7 guild. Mỗi guild sẽ đại diện cho 1 bộ phận khác nhau, bao gồm bộ phận marketing và các guild chịu trách nhiệm kỹ thuật. Mỗi guild cũng sẽ hoạt động như một DAO của riêng nó.

Token $NEAR có nguồn cung tối đa là 1 tỷ token, với hơn 650 triệu $NEAR đang được lưu hành. Tổng vốn hóa thị trường là khoảng 6.6 tỷ USD. So với thời điểm này của năm ngoái, NEAR đã có mức tăng trưởng vượt bậc, khoảng 10 lần, đây thật sự là một con số rất ấn tượng!

Nguồn: Bitcoincuatoi

Lời kết

ICO của NEAR đã kết thúc vào năm 2018 và hiện công ty đang tích cực tham gia vào việc xây dựng và áp dụng cộng đồng. Đội ngũ nhân viên xuất sắc của NEAR, bao gồm các kỹ sư phần mềm với hơn mười năm chuyên môn, đã học được từ những thất bại của các sáng kiến ​Blockchain trong quá khứ và hiểu rằng việc áp dụng là chìa khóa thành công. Do đó, họ mở rộng phạm vi tiếp cận của NEAR để biến nó trở thành một phần không thể thiếu của Open-Web trong tương lai.

Một trong những thành tựu gần đây của NEAR là sự ra mắt của mạng MainNet, cột mốc mà Ethereum 2.0 vẫn chưa đạt được. Mạng đã sẵn sàng sản xuất, cho phép phát triển các ứng dụng và dịch vụ chất lượng cao trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó, việc nhiều nhà phát triển đang cân nhắc tham gia vào NEAR sẽ càng thúc đẩy sự phát triển của hệ thống ở một tốc độ nhanh hơn nữa.

Nhìn chung, NEAR chắc chắn là một giải pháp thú vị cho các vấn đề của Ethereum khi nó giải quyết phần lớn những khó khăn mà Ethereum đang gặp phải như khả năng mở rộng quy mô và quản lý một khối lượng giao dịch lớn. 

Camille


Thông tin trong bài viết chỉ mang mục tiêu chia sẻ và cung cấp kiến ​​thức, không phải là lời khuyên tài chính. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Leave a Comment