NEAR là gì? Liệu NEAR sẽ tồn tại trong Bear Market?

Có lẽ anh em ai cùng từng nghe qua, tìm hiểu hoặc đã đầu tư NEAR. Thế nhưng anh em đã biết hết các thông tin về công nghệ, đội ngũ hay các yếu tố để đánh giá liệu NEAR sẽ tồn tại lâu dài cùng thị trường tiền mã hoá khắc nghiệt này chưa. Hãy cùng bitcoincuatoi đi sâu hơn vào bài viết phía dưới!

NEAR Protocol là gì?

NEAR Protocol là một blockchain Layer 1 hoạt động theo cơ chế Public Proof of Stake và Shard (phân đoạn). Đây giống như một nền tảng đám mây do cộng đồng điều hành, có khả năng mở rộng cao và chi phí thấp dành cho các nhà phát triển để tạo ra các ứng dụng phi tập trung dễ dàng.

NEAR được xây dựng bởi đội ngũ kỹ sư và doanh nhân giỏi để tạo nên sản phẩm sử dụng đơn giản, toàn diện và tốt cho môi trường. NEAR được hỗ trợ bởi các VC hàng đầu như A16Z, Pantera Capital, Electric Capital, Dragonfly Capital, Coinbase Ventures, Blockchain.com và Baidu Ventures.

Xem thêm: NEAR Protocol là gì?

Những yếu tố giúp NEAR tồn tại khi thị trường “nhạy cảm”

Nguồn vốn của NEAR

Bất kì một dự án nào muốn tồn tại trong Bear Market thì nguồn vốn để duy trì và phát triển hệ sinh thái là một yếu tố rất quan trọng.

NEAR là một dự án nhận được nhiều sự đầu tư từ các quỹ lớn. Gần đây nhất, NEAR huy động thành công thêm 350 triệu USD. Với số tiền này sẽ giúp cho dự án tiếp tục xây dựng mặc cho thị trường không mấy khả quan.

Tính đến hiện tại, dự án đã phân bổ 843 triệu USD vào hệ sinh thái của mình. Trong đó, 200 triệu USD sẽ tài trợ cho các công ty khởi nghiệp và 250 triệu USD cho các dự án đang xây dựng.

Image
Source: Internet

Đội ngũ được đánh giá cao

Hai nhà phát triển chính của hệ sinh thái này là Alexander Skindanov – Cựu nhà phát triển Microsoft và Illia Polosukhin – cựu kỹ sư Google. Cả hai đều có kinh nghiệm trong lĩnh vực FinTech và Crypto.

Bên cạnh đó, NEAR còn quy tụ đội ngũ hùng hậu với 200 contributors, trong đó nguồn lực nòng cốt là những người có nhiều năm kinh nghiệm và từng là thành viên của các tập đoàn, tổ chức như Facebook, Google, Microsoft, Consensys,…

Dù sở hữu đội ngũ tài năng như vậy, nhưng NEAR vẫn tiếp tục tuyển thêm các nhân tài mới trong suốt thời gian xây dựng. Điều này cho thấy, NEAR vẫn không ngừng phát triển và mở rộng quy mô dự án hơn nữa trong tương lai.

Image

Sở hữu backer khủng

Những ông lớn đứng sau hỗ trợ phải kể đến Quỹ đầu tư nổi tiếng A16Z, và công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tiền mã hoá Coinbase. Ngoài ra NEAR còn được ủng hộ bởi FTX Venture, Tiger Global, Blockchange Venture và Dragonfly Capital…

Image

Tokenomic

NEAR đã ra mắt Mainnet vào ngày 22/4/2020. Trong đó có 1 tỷ token đã được Mint. Theo biểu đồ lưu hành có 638.4 triệu trong 1 tỷ token đã được phát hành.

Image
Image

Theo như tính toán, hiện tại chỉ còn khoảng cho 75 triệu token còn lại của các VC/ nhà đầu tư sớm tức là khoảng 7.5% tổng cung.

Hầu hết trong số đó đều đã bị khóa và phát hành chậm dần cho đến cuối năm 2022 và nó sẽ không được mở khoá hoàn toàn cho đến năm 2022. Các nhà đầu tư vòng Seed Round hiện đã tăng khoảng 160 lần nên vẫn có khả năng họ sẽ chốt lời.

Image
Source: Internet

Công nghệ của NEAR

NEAR hoạt động theo cơ chế Public Proof of Stake và Shard (phân đoạn). Đây là một trong những công nghệ cốt lõi của Ethereum 2.0. Đặc biệt Shard còn cho phép mở rộng quy mô lớn. Nếu SOL xử lí 65 nghìn giao dịch mỗi giây thì với NEAR, Sharding cho phép giao dịch đến hơn 100 nghìn. Điều này phá vỡ sự cạnh tranh đối với AVAX, FTM, MATIC hay ADA.

Bên cạnh đó, NEAR sử dụng một loại thuật toán đồng thuận PoS được gọi là Thresholded Proof-of-Stake (Bằng chứng cổ phần theo ngưỡng). Với thuật toán này, Validator và các người dùng Staking có thể nhận phần thưởng cụ thể theo một shard, từ đó giúp mở rộng hệ sinh thái hơn cũng như tốc độ giao dịch.

Hệ sinh thái

Hệ sinh thái có nhiều nổi bật, bao gồm:

  • Rainbow Bridge: cầu nối giữa NEAR và Ethereum đã được ra mắt.
  • Aurora: Một EVM đảm bảo khả năng tương thích với các công cụ dành cho các Developer trên ETH.
  • Octopus: Mang DOT parachain có chức năng tương đồng với NEAR đến hệ sinh thái tạo sự kết nối bền vững.

Ngoài ra hệ sinh thái còn đa dạng gồm nhiều: Dex, Gaming, NFT,…

Usecase của NEAR

NEAR được sử dụng với những mục đích sau:

  • Thanh toán phí cho hệ thống xử lý giao dịch. 
  • Lưu trữ dữ liệu.
  • Tham gia quản trị các vấn đề trên hệ sinh thái.
  • Chạy node xác thực và staking để kiếm thưởng.

Tương lai của NEAR

Sau “sự cố” Stable coin UST của Terra, sự lo ngại về vấn đề này là đúng đắn. Tuy nhiên Stablecoin của NEAR là USN không hoàn toàn giống hệt UST. USN là một stable gốc của NEAR được giữ giá bởi USD, được hỗ trợ bởi Reserve Fund gồm USDT và NEAR. USN có cơ chế được đánh giá là ổn định do dựa trên nguyên tắc Currency Board cộng với khả năng giữ giá của FRAX. Tuy vẫn còn nhiều vấn đề chung quanh việc sợ hãi và lo ngại với Stablecoin nhưng mình nghĩ anh em cần phải quan sát thêm để đánh giá khả năng của Stablecoin này.

Ngoài ra, tính đến thời điểm hiện tại có 75 triệu token mà các VC đang nắm giữ, chiếm 7.5% tổng cung và sẽ phát hành trong vòng 18 tháng. Việc họ bán cũng có khả năng, nhất là trong tình hình thị trường biến động và cần nhiều nguồn tiền hơn. Vì vậy, anh em cũng cần nghiên cứu kỹ lịch trình vesting của token nhé!

Xem thêm:

Lời kết

NEAR được đánh giá là một trong các đối thủ nặng ký của Ethereum 2.0 (phiên bản nâng cấp của Ethereum). Khi sử dụng, anh em có thể thấy Ethereum đang có vấn đề về tốc độ xử lý giao dịch và phí gas. Đây là lý do các blockchain có tính chất tối ưu và thân thiện với người dùng đang được phát triển. Tuy nhiên trong thị trường này luôn có nhiều rủi ro không ngờ tới. Hy vọng bài viết sẽ giúp anh em có cái nhìn khách quan về NEAR và đánh giá được khả năng NEAR sẽ tồn tại trong giai đoạn Bear Market!

Biên tập và tổng hợp – Bitcoincuatoi


Thông tin trong bài viết chỉ mang mục tiêu chia sẻ và cung cấp kiến ​​thức, không phải là lời khuyên tài chính. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Leave a Comment