Ethereum 2.0 và NEAR – Ai là người dẫn đầu trong công nghệ Sharding?

Dự kiến tháng 8 tới đây, sau gần 5 năm chờ đợi, sự kiện The Merge Ethereum sẽ diễn ra. Đây là sự hợp nhất hai mạng lưới blockchain Ethereum và Beacon lại với nhau, đưa Ethereum từ một mạng lưới sử dụng cơ chế đồng thuận PoW trở thành một mạng lưới sử dụng cơ chế đồng thuận PoS. Điểm nhấn của lần thay đổi này là công nghệ Sharding. Chính vì thế, Ethereum đang được chú ý trong thời gian qua.

Bên cạnh đó, cũng nhiều luồng dư luận gọi tên công nghệ Nightshade của NEAR. Vậy cả hai công nghệ này có giống nhau? Chúng ta hãy thử đặt cả hai lên bàn cân và so sánh xem ai sẽ là người dẫn đầu trong mảng Sharding nhé!

Mục lục bài viết:

    Công nghệ Sharding là gì?

    Sharding là một công nghệ cho phép một blockchain an toàn, đồng thời cũng nhanh và có thể mở rộng.

    Có thể hiểu đơn giản, công nghệ Sharding là một hình thức phân chia cơ sở dữ liệu thành các phần nhỏ hơn, gọi là “shard” (các phân đoạn) và lưu trữ chúng trên các máy tính khác nhau. Trong mạng lưới Blockchain, Sharding đề cập đến việc chia nhỏ các nodes trong mạng lưới thành các nhóm chịu trách nhiệm cho một phần dữ liệu chuỗi, những nhóm nhỏ này có thể xử lý nhiều giao dịch cùng một lúc.

    Vì vậy, thay vì chỉ có một Validator xác minh giao dịch, giờ đây đã có một nhóm Validators các giao dịch trong các block. Càng nhiều shard, mạng lưới càng nhanh.

    Công nghệ Sharding của Ethereum 2.0

    Khác với chuỗi PoW block2block, chuỗi PoS sharding của ETH 2.0 sẽ được hiểu như là Epoch2Epoch. Mỗi Epoch gồm 32 slot có thể được hiểu như 32 vị trí dành cho các block.

    Beacon Chain là “trái tim” của Ethereum 2.0. Nó cung cấp nhịp độ và nhịp điệu cho sự hài hòa và đồng thuận của hệ thống. Với mỗi slot là 12 giây và một epoch là 32 slot: 6.4 phút.

    Beacon Chain có thời lượng 12 giây và 32 vị trí trong một kỷ nguyên là 6,4 phút.  Các khối Genesis nằm ở Vị trí 0.

    Các Validators sẽ được tự động phân bổ vào những ủy ban hoặc trở thành người đề xuất block khi mỗi Epoch mới được hình thành. Ủy ban là một nhóm những người xác nhận. Để bảo mật, mỗi vị trí (trong Chuỗi báo hiệu và mỗi phân đoạn) có ít nhất 128 người xác nhận ủy ban. Theo như tính toán và công bố của Ethereum Foundation, kẻ tấn công có ít hơn một trong một nghìn tỷ xác suất kiểm soát ⅔ của một ủy ban.

    Quy trình Pseudorandom RANDAO lựa chọn người đề xuất và ủy ban cho các vị trí
    Tại mỗi Epoch, một quy trình giả ngẫu nhiên RANDAO chọn những người đề xuất cho mỗi vị trí và xáo trộn các Validator cho các ủy ban.

    Sự đồng thuận trong ETH2.0 dựa trên cả LMD-GHOST – bổ sung các block mới và quyết định phần đầu của chuỗi và Casper FFG đưa ra quyết định cuối cùng về các block nào không phải là một phần của chuỗi.

    Dự kiến nhờ triển khai mô hình blockchain PoS sharding sẽ giúp cho mạng lưới Ethereum có thể giảm tới 99% lượng tiêu thụ điện năng so với mô hình PoW hiện tại.

    Anh em có thể tìm hiểu rõ hơn về công nghệ Sharding của Ethereum 2.0 tại đây.

    Công nghệ Sharding của Near

    Mặc dù cả NEAR và Ethereum đều sử dụng công nghệ Sharding, nhưng thiết kế của NEAR khác biệt hoàn toàn với Ethereum. Sharding của NEAR chỉ có một chuỗi Block2block và mỗi block lại chứa các chunks (shard block – chuỗi phân đoạn nhỏ hơn) từ các shard khác nhau, do đó, việc phân tách(sharding) diễn ra ngày trong mỗi block. Các cross shard transaction có thể được xác nhận trong block tiếp theo, trung bình mất khoảng 1 đến 2 giây.

    Sharding Design: Nightshade – NEAR Protocol
    Mô hình Sharding của Near gồm các Block được chia nhỏ thành nhiều chunk

    Mạng lưới Sharding của NEAR bao gồm nhiều Chunk producer được phân công vào những mảng chuyên biệt, được NEAR Foundation lựa chọn kỹ lưỡng đảm bảo rằng không để lộ thông tin ra bên ngoài gây nguy hiểm cho mạng lưới. Sau giai đoạn 1 của quá trình triển khai mạng lưới dự kiến sẽ có khoảng 200 Chunk producer được đưa vào hoạt động.

    So sánh công nghệ Sharding của Ethereum 2.0 và Near.

    Cả NEAR và Ethereum đều sẽ tiếp tục cải tiến công nghệ Sharding của mình bằng các giải pháp công nghệ thông tin kết hợp với toán học trong tương lai, để tăng cường khả năng mở rộng cho mạng lưới Blockchain của mình bằng những thuật toán có thể được ví dụ đơn giản qua các đa thức nhiều bậc, có thể ánh xạ và mở rộng, nhằm giảm thiểu khối lượng dữ liệu trên.

    Về khả năng mở rộng

    Không cần tập trung quá sâu vào công nghệ thuật toán, nhìn qua hai mô hình của Sharding của Ethereum và NEAR anh em có thể thấy được, giải pháp của Ethereum phức tạp và nhiều bước hơn NEAR rất nhiều, đồng thời mạng lưới Sharding của Ethereum 2.0 cũng sẽ bị giới hạn khả năng mở rộng bởi chính cấu hình của các nodes.

    Chính điều này khiến cho về mặt khả năng mở rộng nói chung và tốc độ xử lý giao dịch nói riêng, mô hình Sharding của Ethereum sẽ thua kém so với NEAR rất nhiều. Tốc độ xử lý giao dịch dự kiến của Ethereum 2.0 sẽ trên 10 giây còn của NEAR là 1-2 giây.

    Về khả năng bảo mật

    Về tính bảo mật, Ethereum 2.0 với một mô hình phức tạp, đặc biệt giữa những giai đoạn chọn ra người đề xuất block và lấy mẫu ngẫu nhiên các hội đồng validators trong các Epoch, công nghệ Sharding của Ethereum sẽ có ưu thế hơn trong việc đảm bảo được tính bảo mật cho mạng lưới so với công nghệ Sharding của NEAR.

    Về tính phi tập trung

    Về tính phi tập trung, Ethereum lại vượt trội hơn hẳn nhờ những ưu thế về cộng đồng và độ phổ biến của mình.

    Mạng lưới Ethereum hiện tại là mạng lưới Blockchains mã nguồn mở với hàng chục ngàn Nodes, và một phần đông trong số đó ủng hộ việc chuyển đổi mạng lưới Ethereum từ cơ chế xác thực PoW qua cơ chế PoS kết hợp với công nghệ Sharding, điều này đảm bảo cho Ethereum 2.0 sẽ có được một mạng lưới Nodes đủ lớn và phân tán để có thể vẫn đảm bảo được tính phi tập trung.

    Đánh giá tổng quan

    Về tổng quan công nghệ của Ethereum tốt hơn so với của NEAR vì một mạng lưới Blockchain vẫn cần phải đảm bảo được tính phi tập trung và bảo mật. Mặc dù mô hình Sharding của NEAR hiện tại chiếm ưu thế về khả năng mở rộng mạng lưới nhưng chưa thể giải quyết được câu hỏi “Liệu rằng mạng lưới Blockchain đó có thể đảm bảo được sự tấn công của chính những người bên trong dự án”. Nguyên nhân là vì việc đảm bảo an toàn và bảo mật mạng lưới vẫn chỉ là cam kết của phía dự án, chứ chưa có giải pháp rõ ràng và cụ thể như của Ethereum 2.0.

    Tuy nhiên hiện tại đây chỉ là bước khởi đầu của công nghệ Sharding, NEAR vẫn còn rất nhiều thời gian để cải tiến và tiếp tục phát triển, đồng thời với khởi đầu và vị thế của NEAR, việc có thể đảm bảo được một mạng lưới Nodes đủ lớn như Ethereum là một điều không tưởng.

    * Đây không phải lời khuyên đầu tư.

    Lời kết

    Khả năng mở rộng là mục tiêu cần phải ưu tiên hàng đầu của một mạng lưới Blockchain hợp đồng thông minh mã nguồn mở. Công nghệ Sharding là chìa khóa giúp cho những mạng lưới này đạt được khả năng mở rộng tối đa. Cả NEAR và Ethereum 2.0 hiện tại vẫn đang phát triển công nghệ này. Chúng ta hãy cùng chờ xem những bùng nổ của 2 dự án đem lại trong thời gian sắp tới nhé!

    Trump Thành


    * Thông tin trong bài viết chỉ mang mục tiêu chia sẻ và cung cấp kiến ​​thức, không phải là lời khuyên tài chính. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

    Leave a Comment