Tầm quan trọng của DeFi trong không gian Crypto

Nếu bạn đang nghĩ về Decentralized Finance (DeFi – tài chính phi tập trung) thì nó sẽ có điểm tương đồng với cloud storage (lưu trữ đám mây) vào năm 2006. Ngày xưa, ý tưởng lớn là tạo ra một dịch vụ đơn giản, có thể mở rộng và có thể dễ dàng kết nối với phần mềm hiện có. Ở một mức độ nào đó, DeFi cũng phản ánh ý tưởng này, tạo ra những làn sóng đổi mới khổng lồ chưa từng thấy trước đây.

DeFi là một trong những động lực chính đằng sau sự hồi sinh của tiền điện tử vào năm 2020. Tuy nhiên thời điểm đó, nó vẫn là một trong những lĩnh vực kém phát triển của phân khúc.

Khi các sản phẩm của DeFi thu hút sự chú ý, doanh nhân kiêm nhà đầu tư tỷ phú Mark Cuban đã xem DeFi là một ngành có cơ hội bùng nổ. Volume (khối lượng giao dịch) hàng tháng của các sàn giao dịch phi tập trung đã tăng vọt từ chỉ $39.5M vào tháng 1/2019 lên đến $173B vào tháng 5/2021.

DeFi là gì?

Việc thực hiện các giải pháp mới trong các dự án tài chính không phải là điều mới. Chúng chỉ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc chuyển giao giá trị. Tuy nhiên, sự can thiệp của bên thứ ba vẫn cần thiết để điều chỉnh luật pháp, hoạt động trong các lĩnh vực chính của nền kinh tế và tuân theo các mô hình khác nhau để có thể thực hiện chuyển giao.

DeFi sử dụng các giải pháp top-notch (hàng đầu) để loại bỏ các mô hình tập trung và cung cấp các dịch vụ tài chính ở bất kỳ đâu và cho bất kỳ ai. Các dịch vụ và app (ứng dụng) DeFi chủ yếu dựa trên các blockchain công khai. Họ tái tạo lại dịch vụ đã có được xây dựng trên các tiêu chuẩn công nghệ chung, đưa ra các giải pháp thay thế sáng tạo hơn cho nó.

Đồng thời, các app DeFi cung cấp cho người dùng nhiều quyền kiểm soát hơn đối với tiền của họ, thông qua ví cá nhân và các trang web giao dịch làm việc với khách hàng thay vì các tổ chức.

Trong khi DeFi chỉ dựa trên blockchain thì các app của nó trong thế giới tài chính lại hoạt động khá rộng rãi. Các dự án DeFi có thể bao gồm nhiều lĩnh vực như:

  • Dự đoán thị trường 
  • Dẫn xuất
  • DAO
  • Bảo hiểm
  • Trao đổi và thanh khoản 
  • Tín dụng và cho vay
  • Stablecoin
  • Sàn giao dịch

Ưu điểm của DeFi

Có rất nhiều lợi ích mà tài chính phi tập trung mang lại:

  • Hữu ích cho các quốc gia có hệ thống tài chính kém phát triển.
  • Không cần kiểm soát bởi vì các quy tắc được thực thi bởi các hợp đồng thông minh. Sau khi khởi chạy, app DeFi có thể tự hoạt động.
  • DeFi mang tính toàn diện. Bất kỳ ai cũng có thể tạo và sử dụng dApp. Trong các hệ thống tài chính truyền thống, bạn phải cần bên trung gian để thực hiện hầu hết mọi hoạt động. Việc withdraw (rút) tiền từ tài khoản cũng phải đợi sự chấp thuận của ngân hàng, trong khi người dùng DeFi có thể tương tác với các dịch vụ tài chính mà không cần permission (cấp phép).
  • Các dự án của DeFi hoạt động 24/7 và cung cấp mức giá tốt nhất cho cả người vay và người cho vay. Trước khi có DeFi, khi cần một khoản vay, bạn sẽ phải đến một tổ chức tài chính (ví dụ, ngân hàng), và mất rất nhiều thời gian. Còn với DeFi, bạn có thể nhận khoản vay chỉ với một vài cú click chuột từ bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào miễn là có kết nối internet.
  • Open Source (Mã nguồn mở) được tích hợp. Cũng như blockchain, nó thuận tiện hơn, đáng tin cậy hơn và có sẵn để sửa đổi và phân phối lại.
  • DeFi loại bỏ lỗi của con người từng ngày.
  • Một hệ thống “lành mạnh”. COVID-19 đã chỉ ra rằng các tổ chức tài chính truyền thống rất dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường cần sự tiếp xúc trực tiếp giữa các cá nhân. Theo Nariman Behravesh, nhà kinh tế trưởng của công ty tư vấn IHS Markit, đại dịch này đã gây ra cú sốc kinh tế tồi tệ hơn gấp ba lần so với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Nhưng nhìn lại, hệ thống tài chính phi tập trung không cần sự tiếp xúc như thế này.

Tại sao DeFi quá phổ biến?

Các nhà phát hành coin và nhà giao dịch đang đổ xô vào các dự án DeFi. Bởi vì chúng là nền tảng ưu tiên cho các chiến lược tiền điện tử, chẳng hạn như yield farming, nơi một số nhà giao dịch đang thu lợi nhuận cao bằng pooling (dùng ít tài nguyên nhưng lại phát huy được hết tối đa hiệu suất sử dụng) và cho vay tiền điện tử để đổi lấy lãi và phí, đồng thời còn được thưởng thêm như các ưu đãi.

Paul Veradittakit – một đối tác tại Menlo Park, Pantera Capital Management LP có trụ sở tại California, cho biết: “Chúng tôi thực sự có thể thấy các sàn giao dịch phi tập trung tạo ra một sự giảm thiểu công việc lớn trên thị trường và có khả năng vượt qua các sàn giao dịch tập trung.”

Không giống như hầu hết các sàn truyền thống, dự án DeFi sẽ không tính phí các nhà phát hành niêm yết token mới và tạo ra doanh thu thông qua phí giao dịch. Tương tự, nó không kiểm tra khách hàng và danh tính của họ. Nhưng điều này trên sàn truyền thống phải có để phát hiện và chống rửa tiền cũng như các hoạt động bất hợp pháp khác.

DeFi hoạt động như một mạng tài chính mở đa chức năng, minh bạch và phi tập trung.

Hiệu suất của DeFi vào năm 2021 và tính open (cởi mở) của nó đã đưa toàn bộ lĩnh vực blockchain lên màn hình radar của các nhà đầu tư truyền thống. Theo DeFi Pulse, tổng giá trị USD được lock trong DeFi đã vượt qua $80B. Điều này tương ứng với mức tăng trưởng hơn 500% từ tháng 1 đến tháng 8/2021.

Vì vậy, những dự án và những cá nhân sẵn sàng kiếm tiền đã thúc đẩy toàn bộ lĩnh vực này.

Giống như trong đợt bùng nổ cung cấp coin ban đầu do Bitcoin dẫn dầu 4 năm trước đã giúp thúc đẩy phân khúc tiền điện tử. Điều này dẫn đến việc tạo ra hàng trăm ứng dụng mới và các token đi kèm trong những tháng gần đây.

DeFi có an toàn không?

Không, nó vẫn có rủi ro. Nhiều người tin rằng DeFi là tương lai của ngành tài chính nên đầu tư vào và mong nhận được lợi nhuận lớn. Nhưng người chơi mới sẽ khó có thể chọn được các app tiềm năng trong hàng loạt các app liên tục xuất hiện trên thị trường.

Kể từ khi DeFi trở thành cơn sốt vào năm ngoái, đã có một số thất bại đáng chú ý xảy ra. Ví dụ: đồng meme YAM đã sụt giảm đáng kể và bị burn, đưa vốn hóa thị trường của nó từ $60M xuống 0 trong vòng chưa đầy một giờ. Các ứng dụng DeFi khác, bao gồm cả Hotdog và Pizza, cũng gặp phải vấn đề tương tự và kết quả là nhiều người đã mất khoản tiền đáng kể.

Về mặt công nghệ, hợp đồng thông minh rất mạnh mẽ, nhưng chúng không thể thay đổi một khi các quy tắc được tích hợp vào giao thức, điều này cũng có thể dẫn đến rủi ro.

Khi nào thì DeFi sẽ trở thành xu hướng chính thống?

Khi ngày càng có nhiều người tham gia vào các app DeFi nhưng vẫn rất khó để có thể nói khi nào nó trở thành một phần trong cuộc sống thường nhật. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào việc ai thấy nó hữu ích và vì sao hữu ích. Nhiều người tin rằng các dự án DeFi khác nhau có tiềm năng trở thành Robinhood tiếp theo, bằng cách làm cho các app tài chính trở nên toàn diện và open hơn, thì nó sẽ thu hút những người không có thói quen truy cập vào các nền tảng như vậy.

Nhưng công nghệ đằng sau các ứng dụng DeFi là mới, đang được thử nghiệm. Và tất nhiên là sẽ có vấn đề, đặc biệt là về bảo mật hoặc khả năng mở rộng.

Các nhà phát triển hy vọng sẽ khắc phục được những vấn đề này. Ethereum 2.0 có thể giải quyết các lo ngại về khả năng mở rộng thông qua một khái niệm được gọi là Sharding, một cách chia cơ sở dữ liệu cơ bản thành các phần nhỏ hơn.

Tương lai của ngành

Bất chấp tất cả những ưu điểm của DeFi, một killer app (app đột phá) vẫn chưa xuất hiện. Một phần, nó có thể là do sự phản kháng từ hệ thống tài chính truyền thống, vì các cơ quan tài chính và các công ty chưa sẵn sàng cho việc tích hợp công nghệ mới. Họ coi DeFi là mối đe dọa chứ không phải cơ hội.

Nhưng điều này có thể sớm thay đổi vì tương lai của tài chính phi tập trung có vẻ đầy triển vọng.

Bên cạnh đó, sự bùng nổ DeFi cũng đã thu hút một loạt những scammer (kẻ lừa đảo) và swindler (kẻ gian lận). CipherTrace – một công ty tình báo crypto cung cấp các giải pháp tuân thủ AML tiền điện tử, cho biết vào tháng 7/2021, tổng thiệt hại từ các hoạt động bất hợp pháp trong ngành DeFi lên tới hơn $361M, chiếm 3/4 tổng khối lượng hack trong năm nay và tăng 2,7 lần so với năm 2020. Gian lận liên quan đến DeFi cũng tiếp tục gia tăng. Trong báo cáo tháng 8/2021 của CipherTrace, các vụ hack liên quan đến DeFi chiếm 54% volume gian lận tiền điện tử. Trong khi năm ngoái gian lận liên quan đến DeFi chỉ chiếm 3% tổng số của năm.

Nhưng công bằng mà nói, ngành công nghiệp DeFi đang phải đối mặt với những vấn đề tương tự như toàn bộ không gian tiền điện tử. Nó vẫn đang trong giai đoạn đầu, với tiềm năng rất lớn để phát triển thêm. Và DeFi có lẽ là tiểu ngành duy nhất trong tiền điện tử có thể tự chứng minh và dự luật giá trị rõ ràng.

Biên tập và tổng hợp – Bitcoincuatoi


Theo dõi Facebook và Telegram Bitcoincuatoi để cập nhật những thông tin về tiền mã hóa!

Nhóm thảo luận: Facebook Group | Telegram Group

*Thông tin trong bài viết chỉ mang mục đích chia sẻ và cung cấp kiến thức, không phải là lời khuyên đầu tư. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Leave a Comment