Phân biệt các hình thức gọi vốn trong Crypto

ICO, IDO, IEO, IGO, INO,… là những thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực tiền mã hóa. Chúng đều là những hình thức khác nhau để dự án phát hành token/ coin, gây quỹ hay gọi vốn để phát triển hệ sinh thái của mình. 

Vậy thì những thuật ngữ này khác nhau thế nào? Chúng có ưu/ nhược điểm ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

ICO là gì?

ICO (Initial Coin Offering) là hình thức phát hành coin lần đầu tiên của dự án nhằm huy động vốn. Phương thức này phổ biến đối với các dự án chưa phát triển hoàn thiện sản phẩm hoặc dự án chỉ mới trình bày ý tưởng trên Whitepaper trên nền tảng blockchain, sản phẩm hoặc dịch vụ. Các nhà đầu tư tham gia ICO sẽ nhận được chỉ số ROI (tỷ lệ lợi nhuận thu được) cao hơn nếu dự án thành công.

ICO thường được so sánh với IPO (Initial Public Offering). Tuy nhiên, IPO thường áp dụng cho các dự án đã hoàn thiện và họ bán đi một phần cổ phần của dự án để gọi vốn. 

Cách hoạt động của ICO

ICO hoạt động như thế nào?

Bước 1: Xác định mục tiêu 

ICO thường được tổ chức với mục đích huy động vốn của dự án. Dự án sẽ xác định rõ ràng mục tiêu cho ICO và Whitepaper dành cho các nhà đầu tư tiềm năng. 

Bước 2: Tạo Token 

Token được tạo ra bởi các nền tảng blockchain. Quá trình tạo token tương đối đơn giản vì các dự án không bắt buộc phải viết mã từ đầu như việc tạo ra một loại token mới, mà có thể chạy trên các mã có sẵn như Ethereum.

Bước 3: Marketing cho dự án 

Các chiến dịch marketing thường được quảng bá trên cộng đồng Telegram và Twitter để đạt được phạm vi tiếp cận nhà đầu tư rộng nhất. Tuy nhiên, cũng có một số nền tảng trực tuyến lớn cấm quảng cáo ICO như Facebook và Google. 

Bước 4: Cập nhật lộ trình 

Sau đợt bán đầu tiên, công ty có thể sử dụng số tiền thu được từ ICO để tung ra một sản phẩm hoặc dịch vụ mới. Các nhà đầu tư có thể sử dụng token mua được từ ICO để sử dụng các sản phẩm/ dịch vụ của dự án hoặc chờ token đó tăng giá trị để “chốt lời”.

Ưu điểm và nhược điểm của ICO

Ưu điểm

• Dễ khởi tạo và tổ chức vì ICO chỉ cần có Whitepaper
• Chi phí tổ chức ICO khá thấp (phù hợp cho các nhà đầu tư có vốn ít)
• Chính phủ ít can thiệp 
• Thanh khoản cao trong thời gian ngắn
• Nhà đầu tư được toàn quyền kiểm soát tiền của mình
• Đội ngũ dự án có thể gây quỹ thông qua airdrop, các chương trình hướng đến cộng đồng,…

Nhược điểm

• Bảo mật kém, do đó các hacker có thể dễ dàng lợi dụng và lừa đảo
• ICO không phù hợp cho những nhà đầu tư dài hạn

IDO là gì?

IDO (Initial DEX Offering) là phát hành coin lần đầu tiên trên sàn DEX – sàn giao dịch phi tập trung.

Các dự án hoặc nhà phát hành có thể tổ chức sự kiện IDO để phát hành đồng coin một cách độc lập mà không phụ thuộc vào bất cứ đơn vị, tổ chức hay cá nhân nào. IDO cũng có thể được thực hiện trực tiếp từ đội ngũ phát triển của dự án thông qua các giao dịch từ sản phẩm của mình.

Bạn có thể tham khảo thêm những bài viết sau để hiểu hơn về IDO:

Card Starter – Công cụ tăng tốc dự án cho hệ sinh thái Cardano

Hướng dẫn tham gia IDO trên Card Starter

Hoặc các dự án đã phát hành IDO trên Card Starter như: Flurry Finance (FLURRY), Credefi (CREDI), DeFinity,…

Cách hoạt động của IDO

Bước 1: Presale (bán trước)

Dự án sẽ phát hành coin với mức chiết khấu tốt dành cho những người ủng hộ sớm, cũng như các nhà đầu tư mạo hiểm ban đầu. Dự án sẽ không chịu trách nhiệm với các rủi ro phát sinh. 

Bước 2: Public Sale (bán công khai)

Public Sale được thực hiện trên DEX (sàn giao dịch phi tập trung) và các nhà đầu tư có thể tự thực hiện giao dịch. 

Bước 3: Listing (niêm yết)

Niêm yết sẽ được thực hiện trên các sàn giao dịch dựa trên AMM (Automated Market Maker – tạo lập thị trường tự động). Niêm yết không yêu cầu phê duyệt hoặc các khoản phí. 

Bước 4: Khuyến khích Staking

Quá trình này đề xuất chạy các chương trình nhằm thu hút những người sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của dự án. 

Ví dụ: người dùng có thể kiếm token bằng cách cung cấp thanh khoản.

Ưu điểm và nhược điểm của IDO

Ưu điểm

• Dự án có thể dễ dàng tổ chức IDO vì không có các bước kiểm duyệt gắt gao như IEO
• Chi phí thấp
• Thanh khoản ngay lập tức 
• Minh bạch

Nhược điểm

• Thiếu các cơ chế kiểm soát
• Rủi ro biến động giá cao
• Không có thông tin xác thực về các nhà đầu tư

IEO là gì?

IEO (Initial Exchange Offering) là hình thức phát hành coin lần đầu tiên trên sàn CEX – sàn giao dịch tập trung (Binance, OkeX, MXC,…). Trái ngược với ICO, IEO sẽ do các sàn giao dịch tập trung đứng ra gây quỹ và quản lý các quy trình thay cho dự án.

Các dự án muốn tổ chức IEO trên sàn giao dịch tập trung cần phải trả phí niêm yết cùng với tỷ lệ phần trăm số lượng token được bán. Sau khi IEO kết thúc, token của dự án sẽ được niêm yết trên sàn giao dịch.

Bạn có thể tham khảo bài viết Hướng dẫn mua IEO trên Binance Launchpad.

Cách hoạt động của IEO

Bước 1: Lên ý tưởng 

Cũng giống như ICO, bước đầu tiên để khởi chạy IEO là dự án phải chuẩn bị ý tưởng kinh doanh.

Bước 2: Phác thảo Whitepaper (thông tin dự án

Sau khi lên ý tưởng và xác định được các chi tiết như ngân sách, công nghệ muốn sử dụng,… dự án sẽ tiến hành phác thảo Whitepaper. 

Bước 3: Dự án được thẩm định và niêm yết bởi sàn CEX (sàn giao dịch tập trung)

Một số sàn CEX phổ biến

Bước 4: Marketing cho dự án

Ưu điểm và nhược điểm của IEO

Ưu điểm

• Bảo mật cao, do các CEX đều phải xác minh KYC/AML
• Các nhà đầu tư trực tiếp tham gia vào sàn giao dịch
• Nhà đầu tư sẽ tránh được các hoạt động gian lận do các quy định cũng như mức độ an toàn của CEX
• Nhà đầu tư không phải chuyển tiền vào smart contract mà sẽ mua trực tiếp vào tài khoản

Nhược điểm

• Chi phí tổ chức IEO khá cao do phải trả tiền phí cho CEX
• Thanh khoản thấp
• Nhà đầu tư không có nhiều quyền kiểm soát các hoạt động của sàn giao dịch 

IGO là gì?

IGO viết tắt của Initial Game Offering, đây là xu hướng mới nhất trong thế giới tiền mã hóa. Khái niệm này tương tự với các thuật ngữ khác như ICO hay IDO. Sự khác biệt duy nhất là trong IGO, nền tảng này tổ chức các dự án gaming NFT-base hoặc token làm đồng tiền và phần thưởng trong trò chơi của họ.

Các nền tảng IGO hiện nay: Seedify, Enjinstarter, Gamestarter, GameFi, …

Bạn có thể tham khảo thêm về Cryptoblades Kingdoms (KING) – Dự án IGO trên Seedify.Fund.

Cách hoạt động của IGO

Cơ chế hoạt động của IGO cũng tương tự như IDO. Sau khi IGO kết thúc, token sẽ được niêm yết trên các sàn DEX.

Ưu điểm và nhược điểm của IGO

Ưu điểm

• Dự án có thể tự tổ chức mà không cần bên thứ ba can thiệp như IEO
• Thanh khoản ngay lập tức
• Giao dịch nhanh chóng
• Chi phí thấp
• Dễ dàng gọi vốn cộng đồng và công bằng với mọi người

Nhược điểm

• Thiếu các cơ chế kiểm soát
• Rủi ro biến động giá cao
• Không có các thông tin xác thực về các nhà đầu tư

INO là gì?

INO (Initial NFT Offering) hay được hiểu là phát hành NFT lần đầu ra công chúng. Đây là một hình thức huy động vốn từ cộng đồng thông qua việc bán NFT.

INO là một khái niệm mới xuất hiện gần đây khi NFT trong các lĩnh vực nghệ thuật đang dần trở nên phổ biến với tất cả mọi người kể cả những người không tham gia thị trường Crypto, bên cạnh sự bùng nổ của xu hướng chơi game NFT. cũng đã giúp mọi người biết đến và ứng dụng NFT trong giải trí hàng ngày.

Nền tảng hỗ trợ INO: DareNFT, NFTb, Only1,…

Một số dự án đã tổ chức INO trên NFTb bạn có thể tham khảo như: Dinoland, DeFi Warrior, Tap Fantasty, DinoX,…

Cách hoạt động của INO

Cơ chế hoạt động của INO cũng giống như cơ chế của IDO. Tuy nhiên, các NFT sau khi bán không được niêm yết trên các sàn DEX mà được niêm yết trên các nền tảng giao dịch NFT như: Binance NFT, OpenSea,…

Ưu điểm và nhược điểm của INO

Ưu điểm

• Giao dịch các NFT nhanh chóng
• Thu hút nhiều nhà đầu tư
• Thúc đẩy việc sáng tạo nội dung kỹ thuật số và phổ biến chúng rộng rãi hơn

Nhược điểm

• Là hình thức mới nên ít các hoạt động
• Các NFT cũng còn khuyết điểm, do đó cũng cản trở sự phát triển của INO

Phân biệt các hình thức gọi vốn

ICOIDOIEOIGOINO
Định nghĩahình thức phát hành coin lần đầu tiên đến thị trườnghình thức phát hành coin lần đầu tiên trên sàn DEXhình thức phát hành coin lần đầu tiên trên sàn CEXhình thức phát hành coin thuộc lĩnh vực gaming blockchain đến thị trườnghình thức phát hành NFT lần đầu tiên đến thị trường
Phân phốiĐa dạng các kênh phân phối
Niêm yết trên sàn DEX Niêm yết trên sàn CEXNiêm yết trên sàn DEXNiêm yết trên các sàn giao dịch NFT
Điều kiện list tokenKhông cóGiao dịch hàng ngày tối thiểu $50,000 và 10,000 thành viên theo dõi trên mạng xã hộiSàn CEX sẽ kiểm tra và thẩm định dự ánKhông cóKhông có
Trách nhiệm pháp lýKhông có. Do các dự án được phát triển tự doSàn DEX và dự án chịu trách nhiệmSàn CEX chịu trách nhiệmSàn DEX và dự án chịu trách nhiệmNền tảng giao dịch NFT và dự án chịu trách nhiệm

Lời kết

Bài viết trên đã tổng hợp lại cho bạn sự khác biệt giữa các hình thức phát hành coin lần đầu tiên của dự án, cũng như ưu/ nhược điểm của chúng. Hãy nghiên cứu để đưa ra hướng đầu tư phù hợp cho bản thân nhé! 

Biên tập và tổng hợp – Bitcoincuatoi


* Thông tin trong bài viết chỉ mang mục tiêu chia sẻ và cung cấp kiến ​​thức, không phải là lời khuyên tài chính. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Leave a Comment