Sự khác biệt giữa Coin và Token là gì?

Sự ra đời và phát triển nhanh chóng của thế giới tiền mã hóa luôn đi kèm với các thuật ngữ chuyên môn gây khó hiểu khiến chúng bị sử dụng sai mục đích. Trong đó, “Coin” và “Token” có thể nói là hai danh từ dễ gây nhầm lẫn nhất.

Trong bài viết này, Bitcoincuatoi sẽ giúp các bạn giải đáp những thắc mắc liên quan đến Coin và Token. Tại sao mọi người hay nhầm lẫn chúng và kèm theo đó là các ví dụ để chúng ta hiểu rõ hơn nhé.

Coin là gì?

Nói một cách dễ hiểu, coin là một loại tài sản kỹ thuật số, hoạt động trên blockchain độc lập và riêng biệt (Như Bitcoin hoạt động trên chính blockchain của nó, Ether chạy trên mạng lưới Ethereum). Nó còn được gọi là “native token” của blockchain và thường được dùng như một cách để các dự án thanh toán phí giao dịch trong khi xây dựng những ứng dụng của họ trên cùng một blockchain.

Việc có một blockchain riêng biệt khiến cho Coin trở nên khác biệt với cơ sở dữ liệu tập trung được sử dụng trong các tổ chức tài chính truyền thống, nhằm theo dõi các giao dịch. Thay vì cơ quan trung ương có tất cả quyền hạn để cho phép các giao dịch, việc phê duyệt các giao dịch được phân phối giữa nhiều node khác nhau. Ngay cả khi một node bị hỏng, phần còn lại sẽ giữ cho giao dịch được tiếp tục.

Những đặc điểm để xác định một Coin

  • Hoạt động trên blockchain của nó: Đây là một blockchain sẽ theo dõi tất cả các giao dịch liên quan đến “native token” của nó.
  • Được sử dụng tương tự như tiền mặt: Bitcoin được tạo ra với mục đích duy nhất là thay thế tiền truyền thống. Sự hấp dẫn nghịch lý của tính minh bạch và ẩn danh đã truyền cảm hứng cho việc tạo ra các đồng Coin khác, bao gồm ETH, NEO và Litecoin. 
  • Có thể được khai thác: Bạn có thể kiếm được Coin theo một trong hai cách là thông qua khai thác truyền thống trên hệ thống Proof of Work hoặc phương pháp Proof of Stake.

Token là gì?

Khác với Coin, Token không có blockchain riêng của chúng, thay vào đó, nó hoạt động trên các blockchain sẵn có của những Token khác như Ethereum.

Token là tài sản kỹ thuật số do các dự án phát hành, có thể được sử dụng như một phương thức thanh toán bên trong hệ sinh thái của dự án đó, thực hiện các chức năng tương tự như Coin, nhưng khác biệt chính là nó cho phép những người nắm giữ các Token này tham gia vào mạng lưới hệ thống.

Các loại Token

  • Security Token: Đây là tài sản kỹ thuật số đại diện cho “chứng khoán” truyền thống. Ví dụ: một số Token bảo mật đại diện cho cổ phiếu hoặc trái phiếu của công ty mà họ phát hành để huy động vốn từ các nhà đầu tư.
  • Utility Token: Token tiện ích được thiết kế để khuyến khích sự tương tác giữa người dùng và các dịch vụ tiền mã hóa của dự án.
  • Asset-backed Token: Đây là các Token đại diện cho tài sản tồn tại trong thế giới thực, chẳng hạn như một phần bất động sản hoặc các phiên bản mã hóa của vàng được lưu trữ trong kho lưu trữ. 
  • Non-Fungible Token (NFT): NFT là những token chủ yếu hoạt động dưới dạng đồ sưu tầm. Người dùng có thể tạo NFT cho hầu hết mọi thứ, bao gồm nghệ thuật, bất động sản ảo, vé sự kiện,…
  • Tokenized Money (Stablecoin): Đây là các Token đại diện cho phiên bản kỹ thuật số của tiền tệ fiat. 

Những đặc điểm để xác định một Token

  • Thực hiện các chức năng của tài sản kỹ thuật số, đại diện cho cổ phần của công ty, cấp quyền truy cập vào chức năng của dự án.
  • Token đại diện cho một tài sản hoặc tiện ích vì vậy token bảo mật và tiện ích được phân biệt với nhau.
  • Được thiết kế để trở thành cổ phần của công ty.

Phân biệt giữa Coin và Token

Nét tương đồng

Điểm tương đồng chính giữa Token và Coin là cả hai đều chạy trên công nghệ blockchain và cả hai đều được giao dịch theo cùng một cách. Hiện nay, hầu hết các loại tiền mã hoá mà bạn đang biết đều dựa trên công nghệ Blockchain.

Blockchain là một sổ cái kỹ thuật số, công khai, phân tán và phi tập trung được thực thi bởi mạng máy tính. Trong mỗi chuỗi khối sẽ có một khoảng thời gian để tập hợp các giao dịch cụ thể. Trong khi Coin có chức năng giống như tiền mặt kỹ thuật số nhằm hỗ trợ thanh toán; Mặt khác, Token có một trường hợp sử dụng hoàn toàn khác.

Điểm khác biệt

COINTOKEN
Nền tảngNền tảng riêngPhụ thuộc nền tảng của coin
Tính năngLưu trữ giá trịTiện ích
Có ví riêngDùng chung ví với coin
Về mặt tính năng– Sử dụng trực tiếp như tiền tệ hoặc lưu trữ giá trị.
– Cung cấp giải pháp thay thế cho ngân hàng truyền thống.
Ví dụ: Bitcoin đã phá vỡ nhu cầu về sổ cái tập trung, trở thành một kho lưu trữ giá trị đáng tin cậy.
Sử dụng để thanh toán hàng hóa và dịch vụ trong hệ sinh thái của dự án.
Về mặt kỹ thuật– Tạo trên nền tảng blockchain. Dự án phải thiết kế các giao thức bảo mật và hệ thống reward, cũng như chỉ định cách tạo ra một Coin, cách quản lý nguồn cung và cách ghi lại cũng như xử lý các giao dịch.
– Tốn nhiều thời gian và công sức để tạo ra một Coin vì cần phải tạo ra nguyên một blockchain riêng.
– Dựa trên các giao thức hiện có của các blockchain. Điều này mang lại cho token lợi thế về tốc độ và tính linh hoạt, có nghĩa là chúng có thể được trao đổi dễ dàng hơn với các tài sản kỹ thuật số khác.
– Được tạo ra theo cách dễ dàng hơn và ít tốn kém Coin. 

Cách để nhận dạng Coin và Token

Nếu bạn đang xem xét và chưa xác định được một đồng tiền ấy là Coin hay Token thì bạn có thể thực hiện các bước như sau:

  • Vào website của CoinMarketCap.com hoặc CoinGecko.com.
  • Sử dụng bộ lọc của website để phân loại đâu là Coin và đâu là Token.
  • Kiểm tra trình khám phá block của dự án: Nếu dự án sử dụng trình khám phá bản địa thì nó là một Coin. Ngược lại, nếu bạn thấy trình như Etherscan hoặc Ethplorer thì đó là một Token hoạt động trên Ethereum.

Các trường hợp sử dụng của Coin và Token

Coin

  • Lưu trữ giá trị: Các đồng tiền mã hóa như Bitcoin nhằm mục đích cung cấp một giải pháp thay thế cho ngân hàng thông thường. Bằng cách cung cấp các giao dịch phi tập trung, Bitcoin đã phá vỡ nhu cầu về sổ cái tập trung, trở thành một kho lưu trữ giá trị đáng tin cậy.
  • Tiền mặt mã hóa: Trọng tâm của Dash, trước đây là Darkcoin, là các giao dịch kỹ thuật số. Không giống như nhiều loại tiền mã hóa khác, Dash tìm cách cải thiện tính ẩn danh thông qua tính năng PrivateSend.
  • Kiều hối quốc tế: Ripple’s XRP là đồng tiền mã hóa lớn thứ 8 về giá trị vốn hóa thị trường. Đồng tiền này được thiết kế để giúp xử lý các giao dịch quốc tế theo thời gian thực dễ dàng hơn vì các khoản thanh toán không yêu cầu thông quan hoặc phê duyệt đối tác tập trung.

Token

  • Hợp đồng thông minh: Hợp đồng thông minh là một giao thức tự động hóa các giao dịch khi các điều kiện của hợp đồng được hai bên thỏa thuận được đáp ứng. Nó có thể mang tính chuyển đổi đối với các ngành như lĩnh vực bất động sản, bằng cách tự động hóa và phân cấp việc bán bất động sản.
  • Nền tảng siêu máy tính: Golem là siêu máy tính phi tập trung đầu tiên trên thế giới, được cung cấp độc quyền bởi các trung tâm dữ liệu, máy tính xách tay và máy tính để bàn của cá nhân trên khắp thế giới. Các token dựa trên Ethereum chính là những nhân tố đóng góp vào điều này.
  • Dapps: Các token dựa trên Ethereum đã trở thành một phần không thể thiếu đối với Dapp, các ứng dụng mã nguồn mở khác nhau, từ trò chơi hoặc nền tảng truyền thông xã hội như Karma đến các nền tảng cho vay như MakerDao được gắn với USD.
  • Danh tính người dùng kỹ thuật số: Các chính phủ khác nhau có các luật khác nhau về các dịch vụ kỹ thuật số. Token Civic, một danh tính kỹ thuật số phi tập trung, được sử dụng để xác minh quyền truy cập vào các dịch vụ kỹ thuật số như các trang web và phần mềm giới hạn độ tuổi.

Mua Coin và Token ở đâu?

Mua Token ở đâu?

Token là đồng tiền phát hành từ các đợt ICO nên bạn có thể mua trực tiếp từ các đợt Crowdsale hoặc PublicSale của các dự án ICO.

Nếu Token đã qua các đợt phát hành công chúng thì bạn phải đợi token được niêm yết lên các sàn giao dịch như Binance, Kucoin, Bittrex,… để mua.

Ngoài ra, một số token sẽ được các sàn giao dịch phi tập trung như Kyber Network, Bancor, EtherDelta. Bạn có thể mua token trực tiếp tại các sàn này và lưu trữ trên ví sàn.

Mua Coin ở đâu?

Khác Token, khi đã trở thành một đồng Coin thì bạn chỉ có thể mua Coin trên các sàn giao dịch tiền mã hóa, tùy thuộc vào loại Coin bạn muốn mua là Coin gì thì có thể tìm xem sàn nào hỗ trợ giao dịch thì qua sàn đó mua. Một vài ví dụ về các sàn giao dịch mà bạn có thể sử dụng như:

  • Sàn Remitano: Đây là sàn giao dịch tại Việt Nam hỗ trợ mua bán bằng VNĐ, Remi có 4 đồng coin mà bạn có thể giao dịch là: Bitcoin (BTC), Ethereum (ETH), Bitcoin Cash (BCH) và USDT (Tether).
  • Sàn Binance: Đây là sàn quốc tế và cũng là sàn lớn nhất thế giới, Binance hỗ trợ rất nhiều đồng Coin lẫn Token, nhưng bạn không thể mua bằng VNĐ mà phải sử dụng BTC, ETH hoặc USDT để mua.
  • Sàn Huobi: Tương tự như Binance, cũng thuộc Top 3 sàn giao dịch lớn nhất thế giới, hỗ trợ nhiều Coin và Token. Huobi có một sàn là Huobi OTC tại Việt Nam bạn có thể mua coin bằng VNĐ.
  • Sàn CoinEx: Đây cũng là một sàn quốc tế với mô hình hoạt động tương tự như Binance và Huobi.

Lưu trữ Coin và Token ở đâu?

Với Token thì phát triển trên nền tảng blockchain của Coin nào thì sẽ sử dụng ví của Coin đó. Một vài nền tảng phổ biến có thể kể đến như:

  • Token của Ethereum: Lưu trữ tại ví Ethereum như MyEtherWalletMetaMaskEidooImToken,…
  • Token của NEO: Lưu trữ tại NeoTracker Wallet.
  • Tương tự cho các nền tảng khác như Waves, QTUM, NEM,…

Ví dụ về các Coin và Token nổi tiếng

Coin

1. BITCOIN

Bitcoin là đồng tiền mã hóa đầu tiên được tạo ra bởi Satoshi Nakamoto vào năm 2009. Bitcoin được thiết kế để độc lập với tất cả các cơ quan chính phủ hoặc ngân hàng trung ương. Thay vào đó, nó dựa vào công nghệ blockchain với một sổ cái công khai phi tập trung, chưa bản ghi mã hóa của mọi giao dịch trên hệ thống Bitcoin. Bitcoin cũng là nhân tố đi đầu trong việc tạo ra hệ thống cơ bản của mật mã và xác minh P2P, vốn là nền tảng cho hầu hết các cấu trúc của tiền mã hóa ngày nay.

2. ETHEREUM

Giống như Bitcoin, Ethereum là một mạng blockchain, nhưng Ethereum được thiết kế như một blockchain có thể lập trình được, có nghĩa là nó không được tạo ra để hỗ trợ một loại tiền tệ bất kỳ nào, mà nó cho phép người dùng của mạng tạo, xuất bản, kiếm tiền và sử dụng các ứng dụng phi tập trung (dApp).

Ethereum có thể thực hiện các giao dịch, hợp đồng mạng ngang hàng thông qua đơn vị tiền mã hóa là Ether (ETH).

3. CARDANO

Cardano là một dự án blockchain và cũng là một đồng tiền mã hóa phân quyền dựa trên nền tảng mã nguồn mở hoàn toàn được xây dựng bởi một nhóm các nhà nghiên cứu và kỹ sư nhằm mục đích giúp đỡ để tạo ra nền kinh tế thông minh. 

ADA là token chính thức của nền tảng blockchain Cardano, lần đầu có mặt trên thị trường vào khoảng cuối năm 2017. Từ những ngày đầu tiên, ADA đã được xây dựng trên mạng lưới ở dạng lovelace, đơn vị nhỏ nhất thời điểm đó (1 ADA = 105 lovelace).

4. BINANCE

Binance là một trong những sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất thế giới và Binance Coin (BNB) chính là một đồng coin mã hóa được tạo ra để sử dụng làm phương tiện trao đổi trên Binance. Ban đầu, nó được xây dựng trên blockchain Ethereum, nhưng hiện đang hoạt động trên nền tảng blockchain riêng của Binance.

5. SOLANA

Solana là một blockchain đơn chuỗi (không thể mở rộng lớp thứ hai). Solana ra đời nhằm mục đích cải thiện khả năng mở rộng của blockchain nhưng không phải đánh đổi bằng việc suy giảm bảo mật hay mất tính phi tập trung. Solana không chọn giải pháp phân đoạn dữ liệu (sharding) mà sử dụng Proof of History kết hợp với Proof of Stake. SOL chính là native token của nền tảng, được sử dụng để làm phí gas, phần thưởng hoặc tham gia bỏ phiếu về các hoạt động quản trị trong mạng lưới.

Token

1. DAI

Dai (DAI) là đồng tiền mã hóa ổn định phi tập trung đầu tiên được hỗ trợ bằng tài sản thế chấp. Bằng cách khóa các tài sản mã hóa khác nhau trong Smart Contract (hợp đồng thông minh), DAI được xem là một token ERC-20 duy trì mức giá ổn định tỷ lệ 1:1 với đồng USD.

2. MAKER

Maker (MKR) là một dự án tiền mã hóa được triển khai trên nền tảng Ethereum. Native token của dự án này là MKR, token ERC-20 với cơ chế không thể khai thác. Thực tế đây là cơ sở của một hệ thống ngân hàng đơn giản được xây dựng trên nền tảng công nghệ blockchain cho phép thanh toán quốc tế đơn giản hơn và chuyển khoản ngang hàng.

3. 0x

0x (ZRX) là một giao thức giao dịch mới dựa trên Ethereum cho phép người dùng trao đổi token mà không phải qua bất kỳ trung gian nào. Sự xuất hiện của 0x sẽ loại bỏ tất cả sự hiệu quả của việc tập trung hoá bằng cách sử dụng các hợp đồng thông minh để tăng tính minh bạch.

4. AAVE

Aave protocol (AAVE) là một nền tảng cho vay tiền điện tử phi tập trung. Trên thực tế, nó là giao thức cho vay DeFi đầu tiên khi nó ra mắt mainnet đầu tiên của mình với tên gọi ETHlend vào năm 2017. AAVE là native token được dùng để quản lý giao thức. AAVE được chuyển đổi trong quá trình di chuyển từ tên gọi LEND sang AAVE với tỷ lệ 100:1.

5. MANA

MANA là một token tiện ích, được sử dụng trong thế giới Decentraland. MANA được sử dụng để thanh toán các hình thức mua đất đai trong thế giới ảo, avatar, vật phẩm, bộ sưu tập và các dịch vụ giải trí trong trò chơi.

Lời kết

Khi ngành công nghiệp blockchain tiếp tục phát triển, số lượng tài sản kỹ thuật số sẽ ngày càng phát triển theo nhu cầu nhiều mặt của tất cả những người tham gia hệ sinh thái, từ đối tác doanh nghiệp đến người dùng cá nhân.

Và bởi vì việc tạo ra các tài sản mới trong thế giới kỹ thuật số ít hạn chế hơn trong lĩnh vực vật lý, các tài sản kỹ thuật số này được kỳ vọng rộng rãi sẽ cải thiện cách vô số ngành hoạt động, tương tác và tạo ra giá trị, do đó tạo ra một loạt các khả năng về kinh tế và xã hội mới.

Biên tập và tổng hợp – Bitcoincuatoi


Thông tin trong bài viết chỉ mang mục tiêu chia sẻ và cung cấp kiến ​​thức, không phải là lời khuyên tài chính. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Leave a Comment