Solidly (SOLID) là gì? Giải pháp vượt trội giữa làn sóng bão hoà của DeFi

Với sự phát triển của thị trường Crypto trong những năm gần đây, DeFi nhanh chóng bùng nổ và trở thành “xương sống” cho các hệ sinh thái. Tuy nhiên, các mô hình này dần bão hoà và không thể thu hút thêm dòng tiền. Nhận thấy điều này, Andre Cronje – thuyền trưởng của Fantom đã cùng với Daniele Sestagalli thông báo về việc ra mắt bộ đôi siêu phẩm Solidly và Ve(3,3)

Theo đó, Solidly sẽ là một AMM đầu tiên được áp dụng Ve(3,3) – mô hình token mới mà Andre Cronje dành cho hệ sinh thái Fantom này.

Vậy Solidly là gì? Vì sao tất cả sự chú ý đều đang đổ dồn về nó? Hãy cùng Bitcoincuatoi tìm hiểu nhé!

Bối cảnh phát triển Solidly

DeFi hiện đang bão hoà

Như đã đề cập ở trên, khi các dự án dần trở nên lỗi thời và không còn thật sự hiệu quả, không có gì mới để thu hút thêm dòng tiền. Vì thế cả thị trường cần có một sản phẩm mới mẻ hơn để thu hút dòng tiền và sự chú ý của cộng đồng trở lại.

Với bối cảnh “đang đi vào ngõ cụt” của các DeFi như hiện nay thì những đặc điểm nổi trội của hệ sinh thái Fantom quả thực là một sự cám dỗ đối với người dùng.

Layer 1 Narrative không thu hút được nhiều dòng tiền mới

Trong khi những hệ sinh thái khác đều đang tồn tại những vấn đề nan giải thì Fantom lại dễ dàng chiếm được lòng tin từ người dùng nhờ vào những đặc điểm như:

  • Phí rẻ và tốc độ nhanh.
  • Tỉ lệ MC/TVL thấp, dẫn đến việc bị định giá thấp.
  • Nguồn yield hấp dẫn.
  • Có sự ủng hộ của nhiều nhà phát triển và cộng động,…
  • EVM-compatible giúp phát triển dự án dễ dàng.

Việc phát triển Solidly trên Fantom được xem như một điều hiển nhiên khi độ hype của dự án và hệ sinh thái đã tăng chóng mặt. Sự kiện này cũng được đánh giá là một bước tiến bùng nổ cho các dự án DeFi và bắt đầu một năm 2022 với nhiều sự hứa hẹn.

Các dự án ở trên Fantom đều fair launch và không thông qua gọi vốn

Phần lớn token được đưa cho cộng đồng Fantom đều không có sự chi phối từ các VC. Vì thế dễ dàng thu hút được nhiều nhà đầu cơ/ đầu tư nhỏ lẻ.

Bên cạnh đó, với mô hình token mới mẻ được hứa hẹn “sẽ có thể thay đổi cách thiết kế một token trong tương lai” đến từ 2 founder có ảnh hưởng lớn trong cộng đồng đã khiến dự án này được chú ý và đặt niềm tin ngay từ khi sản phẩm chỉ mới nằm ở giai đoạn “thai nghén”.

Solidly là gì?

Solidly là một AMM được phát triển và cải tiến dựa trên Uniswap V2 và được xây dựng trên Fantom. Đây là dự án được Andre mô tả là triển khai mô hình ve(3,3), với những thay đổi rất đáng để kỳ vọng, được cho là có thể giải quyết những bất cập về thanh khoản/phần thưởng mà lĩnh vực DeFi đang đối mặt.

Theo đó, người dùng Solidly có thể dễ dàng swap, cung cấp thanh khoản trên Solidly để nhận được phần thưởng khai thác thanh khoản ở dạng token SOLID.

Solidly hiện được xem là “Chiến binh TVL” của hệ sinh thái Fantom khi có mức tăng trưởng vượt bật từ $28.66M lên $2.18B (7354%) chỉ trong vòng 7 ngày. 

Nguồn: DefiLlama

Điểm nổi bật của Solidly

Solidly tập trung phát triển tính năng như:

  • Swap token và stable assets với mức phí gần như bằng 0.
  • Hỗ trợ riêng để có thể thêm token và incentives của bên thứ 3.
  • UI tương thích với Uniswap V2, cho phép hỗ trợ tất cả các công cụ và giao diện phân tích hiện có. 

Bên cạnh đó, Solidly còn hỗ trợ các tính năng dành cho những Ve(3,3) locker như: 

  • Quyền quyết định pool nào nhận emission (phân phối, trả thưởng token cho những người cung cấp thanh khoản và farming). 
  • Nhận 100% phí ở những pool đã vote, nhằm khuyến khích vote ở những pool có khối lượng giao dịch cao. 
  • Token emission sẽ được tập trung ở những pool tạo nhiều phí nhất. 

Mô hình Ve(3,3) là gì?

Ve (3,3) là sự kết hợp của 2 cơ chế: 

  • Cơ chế ‘ve’ (Vote Escrow): Ký quỹ bỏ phiếu, tương tự như các giao thức Convex và Curve. 
  • Cơ chế Staking/ Pha loãng (3,3) của Olympus DAO.

Không giống như một số dự án khác, ve(3,3) sẽ khuyến khích việc thu phí giao dịch thay vì cung cấp thanh khoản. Nhờ mô hình ve(3,3) này, các “ve token” trở thành NFT có giá trị, và có thể được buôn bán trên thị trường thứ cấp (thị trường dành cho các token governance bị lock hình thành, được hiểu nôm na là nơi để buôn bán quyền lực biểu quyết). 

Một vài điểm đáng lưu ý của ve(3,3) 

  • Toàn bộ phí thu về được bởi các giao thức sẽ được chuyển cho những người lock ve(3,3). 
  • Các block mới sẽ được chuyển vào các pool tạo ra nhiều phí nhất. 
  • Những người lock ve(3,3) sẽ là người quyết định pool nào nhận được phần thưởng block mới.

Solidly giải quyết những vấn đề gì? 

Hoạt động dựa trên mô hình Ve(3,3), Solidly mang trên mình những giải pháp để có thể tối ưu hoá những vấn đề quan trọng như:

Việc phân phát phí chưa được tối ưu

Phát triển không bền vững

Các AMM ngày nay thường rơi vào tình trạng phát triển không bền vững bởi họ thường dùng incentive làm phần thưởng farming thay vì phí.

Vì thế, Solidly và Ve(3,3) được tạo ra nhằm trao quyền quyết định pool nào có thể nhận emission cho Ve(3,3) lockers. Emission sẽ được tập trung tại những pool có lượng vote nhiều nhất (có khả năng tạo ra nhiều phí nhất). Khi ấy các locker sẽ nhận 100% phí ở những pool mà họ đã vote.

Mô hình này được kỳ vọng sẽ phát triển bền vững và lâu dài hơn bởi incentive chính sẽ được tập trung vào phí thay vì phần thưởng farming.

Cách phân phát phí

Các dự án thường có xu hướng dùng phí để buy back token của dự án và phân phát cho LPs (những người cung cấp thanh khoản). Cách làm này có thể giúp token của dự án tăng trưởng, tuy nhiên, nếu giá token tăng trưởng thì phí càng có giá trị, nhưng nếu giá token dump thì phí sẽ bị giảm giá trị.

Giải pháp của Solidly: Phân phát phí bằng chính token được trả trong giao dịch đó.

Liquidity Mining chưa bền vững

Việc dùng Liquidity Mining làm chiến lược tăng trưởng sẽ tạo ra lực bán và lạm phát lớn theo thời gian. Việc người dùng chốt lời sau khi farming cũng làm ảnh hưởng đến kể tới sự phát triển của dự án.

Vì thế, lượng token emission sẽ được điều chỉnh theo tỉ lệ thuận với circulating supply (số lượng token có trên thị trường), và tỉ lệ nghịch với lượng token lock. Khiến token ngày càng khan hiếm. Giải pháp này cũng được kỳ vọng sẽ kiểm soát mức độ lạm phát của token qua incentive.

Các dự án mới còn gặp khó khăn trong việc phát triển

Một dự án mới được phát triển thường phải bỏ qua khoảng phí giao dịch để tương tác với các dự án khác nhằm thu hút thanh khoản và người dùng. Điều này khiến các dự án mới “chớm nở” không thể thuận lợi phát triển các sản phẩm của mình.

Vì thế, khi tham gia vào Solidly, các pool và LP tokens sẽ được đưa trực tiếp về dự án gốc, từ đó giúp dự án gốc nhận 100% lượng phí giao dịch ở trong pool và có thể phát triển sản phẩm dễ dàng hơn với nguồn doanh thu đó.

Các tính năng chính của Solidly

  • Hỗ trợ việc swap giữa các tài sản một cách ổn định. 
  • Phí giao dịch 0.01%. 
  • Giao diện tương thích với Uniswap v2 (cho phép hỗ trợ tất cả các công cụ và giao diện phân tích hiện có). 
  • Tạo pool một cách dễ dàng. 
  • Hỗ trợ cho Gauges & Bribes. 
  • Sử dụng emissions (phân phối, trả thưởng token cho những người cung cấp thanh khoản và farming) làm incentives (chiến lược tăng trưởng) thay vì thanh khoản. 
  • Hỗ trợ thêm token và incentives của bên thứ ba. 
  • Những người lock Ve(3,3) được nhận tất cả các khoản phí cho các pool mà họ bỏ phiếu và tăng lượng nắm giữ token tỷ lệ thuận với lượng token emission hàng tuần. 
  • Có hỗ trợ uỷ quyền Ve(3,3) native. 
  • Ve(3,3) bị lock sẽ biểu thị dưới dạng NFT, nhằm cho phép người dùng tận dụng số tiền đã đem đi lock. 
  • Không có DAO.

Token SOLID là gì?

Token của Solidly tồn tại ở hai dạng: 

  • SOLID: Có thể giao dịch được nhưng không cấp cho bạn quyền biểu quyết hoặc doanh thu. 
  • veSOLID: Trạng thái bị lock của SOLID. 

Nếu bạn sở hữu token SOLID và muốn tham gia vào quản trị Solidly để nhận được một phần doanh thu từ giao thức, bạn có thể lock token SOLID để nhận veSOLID. 

Lock SOLID có thể kéo dài từ một tháng đến bốn năm và có thể được gia hạn bất cứ lúc nào. Số lượng veSOLID mà bạn nhận được sẽ phụ thuộc vào số token SOLID mà bạn lock, ví dụ:

  • 1 SOLID bị lock trong bốn năm = 1 veSOLID 
  • 1 SOLID bị lock trong hai năm = 0.5 veSOLID 
  • 1 SOLID bị lock trong sáu tháng = 0.125 veSOLID 

Sau khi khóa token, bạn sẽ nhận được phí giao dịch (doanh thu từ giao thức). Khi hết thời gian lock, bạn có thể rút SOLID dễ dàng.

Thông tin về token SOLID

  • Tên token: Solidly Token
  • Ticker: SOLID
  • Blockchain: Fantom
  • Loại token: Utility Token (Tiện ích)
  • Tiêu chuẩn token: Đang cập nhật …
  • Tổng nguồn cung: Đang cập nhật …
  • Nguồn cung lưu hành: Đang cập nhật …

Phân bổ token SOLID

Dự án hiện tại vẫn chưa có phân bổ token cụ thể. Tuy nhiên 25% số token (phần thưởng airdrop) sẽ được chia đều cho top 20 dự án có lượng TVL cao nhất trên Fantom. Chính thông báo này đã tạo nên một TVL War vô cùng khốc liệt giữa các dự án. Bởi khi nhận được 1 Ve(3,3) NFT, các dự án sẽ có bước khởi đầu vững chắc trong Andre Game ở phía sau và users của dự án sẽ là những người có quyền quyết định cách sử dụng nó.

TVL War hiện đã kết thúc sau thời gian snapshot vào 00:00 ngày 24/1/2022 (giờ Việt Nam). Top 20 dự án sẽ được nhận số lượng token tỉ lệ với số TVL tại thời điểm snapshot như sau:

Lộ trình phân bổ token

Token sẽ được phát hành 2 tuần sau khi bắt đầu cho triển khai hệ sinh thái Solidly.

Cách kiếm và sở hữu token SOLID

Người dùng có thể sở hữu token SOLID qua các sàn giao dịch: Jubi, SpooolySwap và BeethovenX.

Lộ trình

Đang cập nhật…

Đội ngũ dự án, quỹ đầu tư và đối tác

Đội ngũ dự án

Dự án được phát triển bởi Andre Cronje và Daniele Sestagalli.

Andre Cronje là nhà phát triển phần mềm với những đóng góp to lớn cho không gian DeFi, Cronje được biết đến với vài trò là nhà sáng lập 2 giao thức DeFi nổi tiếng là Yearn.finance và Keep3rV1.

Daniele Sestagalli đã tham gia vào ngành công nghiệp Blockchain trong một thời gian dài. Sestagalli cũng là nhà lãnh đạo của các dự án tiền mã hóa cực kỳ nổi tiếng như Wonderland, Popsicle Finance và Abracadabra.

Quỹ đầu tư và đối tác

Đang cập nhật…

Lời kết

Trong bối cảnh DeFi đang đi vào “ngõ cụt” thì Andre Cronje đã khuấy động và làm cho DeFi mới mẻ hơn bao giờ hết trên hệ sinh thái Fantom. Theo bạn, liệu giải pháp này sẽ thật sự có thể mang đến “làn gió mới” cho DeFi? Hãy comment bên dưới cho Bitcoincuatoi biết với nhé!

Biên tập và tổng hợp – Bitcoincuatoi


Thông tin trong bài viết chỉ mang mục tiêu chia sẻ và cung cấp kiến ​​thức, không phải là lời khuyên tài chính. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Leave a Comment