DAO là gì?

Một trong những tính năng chính của tiền tệ kỹ thuật số là chúng phi tập trung. Điều này có nghĩa là chúng không bị kiểm soát bởi một tổ chức duy nhất như chính phủ hoặc ngân hàng trung ương, mà thay vào đó được phân chia cho nhiều loại máy tính, mạng và các node. 

Trong nhiều trường hợp, các loại tiền mã hóa sử dụng trạng thái phi tập trung để đạt được mức độ riêng tư và bảo mật, thông thường những điều này thường không có sẵn cho các loại tiền tệ tiêu chuẩn và các giao dịch của chúng. Lấy cảm hứng từ sự phi tập trung của tiền mã hóa, một nhóm các nhà phát triển đã đưa ra ý tưởng cho một tổ chức tự trị phi tập trung – hay còn gọi là DAO.

DAO ra mắt vào cuối tháng 4/2016 nhờ vào một đợt bán token thông qua đám đông, kéo dài một tháng. Sự kiện này đã huy động được hơn 150 triệu USD tiền quỹ. Vậy DAO là gì? Tại sao nó lại nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng tiền mã hóa? Hãy xem bài viết này nhé!

DAO là gì?

Decentralized autonomous organization (DAO) là một tổ chức được thiết kế để tự động hóa và phi tập trung. Nó hoạt động như một dạng quỹ đầu tư mạo hiểm, dựa trên mã nguồn mở và không có cơ quan quản lý hoặc hội đồng quản trị điển hình. 

Để được phân quyền hoàn toàn, DAO không liên kết với bất kỳ quốc gia gia cụ thể nào, mặc dù nó sử dụng mạng Ethereum. Các nhà phát triển DAO tin rằng họ có thể loại bỏ lỗi của con người hoặc sự thao túng tiền của nhà đầu tư bằng cách đặt quyền ra quyết định vào tay của một hệ thống tự động, và một quy trình có nguồn lực từ cộng đồng. 

Được cung cấp bởi Ether, DAO được thiết kế để cho phép các nhà đầu tư gửi tiền từ mọi nơi trên thế giới một cách ẩn danh. DAO đảm bảo tài sản được phân phối ngay lập tức cho các bên phù hợp mà không cần thêm bất kỳ quản lý hoặc thủ tục giấy tờ nào. 

Để thu hút nguồn tài chính cần thiết cho việc chạy một DAO, giao thức sẽ phát hành token quản trị cho các nhà đầu tư. Token này không chỉ đại diện cho tư cách thành viên của người dùng, mà nó còn là quyền biểu quyết (tương tự như quyền cổ đông) cần thiết để thực hiện các thay đổi đối với các dự án.

DAO và bảo mật 

Các quy tắc quản lý một DAO có thể rất phức tạp và khó thay đổi sau khi chúng có hiệu lực, vì bất kỳ thay đổi nào sẽ liên quan đến việc viết code mới và cần phải phê duyệt bằng sự đồng thuận của cộng đồng. 

Việc không có khả năng phản ứng nhanh chóng với các lỗi về code này khiến DAO dễ bị tấn công bởi các hacker. Các hacker này sẽ khai thác lỗi bảo mật của dự án và rút tiền của các nhà đầu tư. 

Ví dụ: Vụ hack “The DAO” năm 2016. 

Một dự án huy động vốn từ cộng đồng đã thu hút được số tiền tài trợ khổng lồ, mặc dù dự án có một số lỗi bảo mật được ghi nhận trong code của nó. Khoảng 3.6 triệu ETH đã bị đánh cắp bởi các hacker và sự cố của nó đã dẫn đến một đợt hard fork Ethereum nhằm khắc phục lỗi vụ hack. Đây cũng là lý do mà ngày nay chúng ta có cả Ethereum và Ethereum Classic. 

DAO và DeFi 

Hầu hết sự kỳ vọng của cộng đồng tiền mã hóa về DAO đã kết thúc sau vụ hack The DAO và MarkerDAO – nền tảng tài trợ tài sản thế chấp vào cuối năm 2019. Tuy nhiên, sự bùng nổ của DeFi vào năm 2020 đã dẫn đến sự gia tăng phổ biến của DAO, đặc biệt khi nhiều nền tảng yield farming và DEX (trao đổi phi tập trung) như Compound (COMP), yearn.finance (YFI) và Uniswap ( UNI) phụ thuộc vào DAO để quản lý.

Các loại DAO 

  • The DAO: The DAO ban đầu được tạo ra như một thử nghiệm vào tháng 4 năm 2016 để phục vụ như một cơ chế gây quỹ cho Ethereum. Tất cả những người đã đóng góp cho The DAO đều nhận được token quản trị, và token này sau đó có thể được sử dụng để quyết định các vấn đề quan trọng cho mạng.
  • Investment DAO: một trong những ví dụ gần đây nhất về điều này là ConstitutionDAO. 
  • Protocol DAOs: Uniswap – một giao thức phổ biến để swap các altcoin đã phát hành token quản trị của riêng mình vào năm 2021. 
  • Service DAOs: một ví dụ phổ biến về loại DAO này là DeveloperDAO. 
  • Project DAO: giúp giải quyết một vấn đề cụ thể cho người dùng trong tiền mã hóa, như BadgerDAO. 
  • Community DAO: một team hợp tác để trao đổi giá trị hoặc thậm chí mua NFT, như PleasrDAO.

Cách thức hoạt động của DAO

Điểm cốt lõi của DAO là hợp đồng thông minh của nó. Hợp đồng xác định các quy tắc của tổ chức và nắm giữ Treasury. Khi hợp đồng có hiệu lực trên Ethereum, không ai có thể thay đổi các quy tắc ngoại trừ kết quả của một cuộc bỏ phiếu cộng đồng được thông qua. Nếu bất kỳ người dùng nào làm sai các quy tắc và logic trong code thì sẽ thất bại. 

Treasury cũng được xác định bởi hợp đồng thông minh, điều này có nghĩa là không ai có thể tiêu tiền mà không có sự chấp thuận của cộng đồng, bởi vì DAO không cần cơ quan trung ương. Thay vào đó, team sẽ đưa ra quyết định chung và các khoản thanh toán được ủy quyền tự động khi các phiếu bầu được thông qua, bởi vì các hợp đồng thông minh có khả năng chống giả mạo khi chúng hoạt động trên Ethereum. 

Người dùng không thể chỉnh sửa code (các quy tắc của DAO) mà không bị những người khác chú ý, vì mọi thứ đều công khai.

DAO sẽ khởi chạy theo ba bước chính:

  • Tạo hợp đồng thông minh: Đầu tiên, một nhà phát triển hoặc một team phát triển phải tạo hợp đồng thông minh đằng sau DAO. Sau khi ra mắt, họ chỉ có thể thay đổi các quy tắc do các hợp đồng này đặt ra thông qua hệ thống quản trị. Điều đó có nghĩa là họ phải kiểm tra rộng rãi các hợp đồng để không xảy ra sai sót.
  • Tài trợ: Sau khi các hợp đồng thông minh đã được tạo, DAO cần xác định cách nhận tài trợ và cách thực hiện quản trị. Các token được bán để gây quỹ, những người sở hữu token sẽ có quyền biểu quyết.
  • Triển khai: Sau khi mọi thứ được thiết lập, DAO cần được triển khai trên blockchain. Các bên liên quan sẽ quyết định tương lai của tổ chức. Những người sáng tạo của tổ chức – những người đã viết các hợp đồng thông minh, sẽ không còn sức ảnh hưởng quá nhiều đến dự án.

So sánh DAO và các tổ chức truyền thống

DAOCác tổ chức truyền thống

Không phân cấp và được dân chủ hóa hoàn toàn
Phân cấp

Biểu quyết theo yêu cầu của các thành viên cho bất kỳ các thay đổi nào được thực hiện.

Tùy thuộc vào cấu trúc, các thay đổi có thể được yêu cầu từ một bên duy nhất hoặc có thể đưa ra biểu quyết.

Các phiếu bầu được kiểm định và kết quả được thực hiện tự động mà không cần một bên trung gian.

Nếu được phép bỏ phiếu, các phiếu bầu sẽ được kiểm tra nội bộ và kết quả của việc bỏ phiếu phải được xử lý theo cách thủ công.

Các dịch vụ cung cấp được xử lý tự động theo cách phi tập trung (ví dụ: phân phối quỹ từ thiện).
Yêu cầu con người xử lý, hoặc tự động hóa được điều khiển tập trung, dễ bị thao túng.
Tất cả các hoạt động đều minh bạch và hoàn toàn công khai. Hoạt động thường là riêng tư và giới hạn đối với công chúng.

Ưu điểm và nhược điểm của DAO

Ưu điểm 

  • Tính minh bạch: bất kỳ ai cũng có quyền bỏ phiếu, quyết định tài trợ và được tham gia vào các hành động khác. 
  • Dễ dàng tham gia: các thành viên trên toàn thế giới có thể đóng góp cho các dự án. Điều này giúp các DAO giảm được rào cản gia nhập so với các công ty khác. 
  • Rẻ hơn: khái niệm này đã bắt nguồn từ DeFi và có rất nhiều công cụ – có thể được sử dụng như Legos, vì vậy rất ít lần các dự án cần phải xây dựng lại từ đầu. 
  • Cộng tác: mang đến cho mọi người nguồn kiến ​​thức chung về một đề xuất và cho phép các chuyên gia đầu tư vào hệ sinh thái mà họ đang xây dựng.

Nhược điểm 

  • Cấu trúc phẳng: do không có cơ quan quyền lực rõ ràng hoặc chain chỉ huy, các tổ chức phi tập trung sẽ hoạt động chậm hơn do mất nhiều thời gian hơn để đưa ra quyết định. 
  • Bất đồng: khi cộng đồng tranh cãi gay gắt về một vấn đề nào đó của cộng đồng thì có khả năng dự án sẽ bị chia ra làm “2 phe”. 
  • Không thay đổi: trong một số DAO, những tổ chức có nhiều token nhất gọi “shots”. Vì vậy, việc quản trị trông rất giống với các tổ chức truyền thống. 
  • Tính hợp pháp: rất nhiều mỏ khai thác liên quan đến các dự án token có thể được coi là chứng khoán.

Những thách thức chính với DAO 

Một vấn đề quan trọng về quản trị đối với các DAO là khi một người có ngưỡng quản trị cụ thể, thì người đó có thể ảnh hưởng đến các quyết định của DAO bằng danh tiếng của họ nhằm phục vụ cho lợi ích riêng. 

Có thể kể đến CurveDAO, người dùng CurveDAO lock token càng lâu thì quyền biểu quyết của họ càng lớn. Do đó, bất kỳ giao thức nào muốn tăng cường sự hiện diện của họ trong giao thức Curve, thì họ chỉ cần “hối lộ” những người chủ chốt để bỏ phiếu ủng hộ họ. Một trường hợp tương tự cũng xảy ra với Mochi Finance. 

Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, danh tiếng đóng vai trò là giải pháp quan trọng cho vấn đề tập trung quyền lực biểu quyết. Hơn nữa, điểm danh tiếng (hoặc token) là một tài sản không thể chuyển nhượng. Có thể sẽ có những trường hợp tiêu cực xảy ra khi một người có quyền lực quản trị cao và danh tiếng chi phối các quyết định của DAO.

Tại sao cần có DAO?

DAO có một số lợi thế so với các tổ chức truyền thống. Một trong số đó là niềm tin giữa cộng đồng vào dự án. Một tổ chức truyền thống đòi hỏi người dùng cần rất nhiều niềm tin vào những người đứng sau dự án – đặc biệt là thay mặt cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, với DAO, sự tin cậy đó dựa vào code chứ không phải bất kỳ một người nào. Do code luôn được công khai minh bạch và nó đã được thử nghiệm rộng rãi trước khi khởi chạy chính thức để hạn chế được tối đa những sai sót không đáng có.

Mỗi hành động mà DAO thực hiện phải được cộng đồng chấp thuận và hoàn toàn một cách minh bạch và có thể kiểm chứng. DAO không có cấu trúc phân cấp. Những tranh chấp nội bộ thường được giải quyết dễ dàng thông qua hệ thống bỏ phiếu.

Bằng cách cho phép các nhà đầu tư tham gia vào các quỹ, DAO cũng tạo cơ hội cho người dùng đầu tư vào các công ty khởi nghiệp giai đoạn đầu và các dự án phi tập trung.

Lời kết

Về khả năng, các DAO có thể làm mọi thứ. Nếu một DAO có các quy tắc được mã hóa tốt và dự đoán được các tình huống khác nhau có thể phát sinh, thì có khả năng nó có thể thay thế các cấu trúc truyền thống được thấy trên thế giới ngày nay. 

Tuy nhiên, DAO là cơ cấu tổ chức tương đối mới chưa có chứng nhận về sự thành công trong hầu hết các trường hợp. Vì vậy, hiện tại người dùng của cộng đồng DAO cần phải làm làm tốt hơn nữa để DAO thực sự có thể bắt đầu thay thế các cấu trúc truyền thống.

Biên tập và tổng hợp – Bitcoincuatoi


* Thông tin trong bài viết chỉ mang mục tiêu chia sẻ và cung cấp kiến ​​thức, không phải là lời khuyên tài chính. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Leave a Comment