Curve Finance (CRV) là gì? Tổng quan về sàn DEX AMM hàng đầu trên Ethereum

Curve là gì?

Curve Finance là một giao thức AMM (Automated market maker – trình tạo lập tự động) được thiết kế để swap (hoán đổi) giữa các stablecoin với mức phí và tỷ lệ trượt giá thấp. Đây là một công cụ tổng hợp thanh khoản phi tập trung, nơi bất kỳ ai cũng có thể thêm tài sản của mình vào một số pool thanh khoản khác nhau và nhận thêm phí. Nhờ cơ chế AMM của mình, các giao dịch trên Curve hoạt động dựa trên thuật toán định giá thay vì order book (sổ lệnh).

Do đó, Curve là một trong những lựa chọn tốt nhất để swap giữa các phiên bản mã hóa khác nhau của Bitcoin, chẳng hạn như WBTC, renBTC và sBTC. Ngoài ra, Curve hiện hỗ trợ giao dịch cho các loại stablecoin sau: DAI, USDT, USDC, GUSD, TUSD, BUSD, UST, EURS, PAX, sUSD, USDN, USDP, RSV, LINKUSD.

Cách thức hoạt động của Curve

Để nắm được cách thức Curve hoạt động, hãy xem xét nhanh cách các giao thức AMM hoạt động như thế nào.

Mô hình Curve AMM có bốn thành phần chính:

  • Các nhà cung cấp thanh khoản là những người gửi token vào các pool thanh khoản Curve.
  • Pool thanh khoản là nơi lưu giữ các token của nhà cung cấp thanh khoản để tạo tính thanh khoản cho sàn giao dịch.
  • Các trader swap token với pool thanh khoản, tạo ra áp lực mua và bán giúp xác định giá token.
  • Các thuật toán AMM định giá một cách hiệu quả các token trong pool thanh khoản theo các yếu tố khác nhau, chẳng hạn như áp lực mua và bán do các trader thúc đẩy.

Như đã nói, AMM hoạt động bằng cách sử dụng các thuật toán hỗ trợ hợp đồng thông minh để định giá tài sản tiền mã hóa một cách hiệu quả trong các pool thanh khoản trên sàn giao dịch, do đó loại bỏ nhu cầu đối tác.

Ngược lại, các giao dịch trao đổi tập trung được thực hiện dựa trên order book sổ lệnh. Bởi vì order book đòi hỏi rằng sàn giao dịch tập trung sở hữu các tài sản trên book, đó là đối tác của mọi giao dịch.

Vì giao dịch stablecoin trên Curve không liên quan đến order book hoặc các đối tác, do đó, thanh khoản của sàn giao dịch sẽ đến từ những người dùng gửi các stablecoin được hỗ trợ vào các pool thanh khoản để trở thành nhà cung cấp thanh khoản.

Đặc điểm nổi bật của Curve

Từ khi ra mắt, Curve liên tục được xếp hạng ngay dưới Uniswap về TVL (Tổng giá trị đã khóa). Nhưng đến hiện tại trên DeFi Pulse, TVL của Curve đạt tới $14.20B

Lý do TVL Curve tiếp tục tăng vì trọng tâm duy nhất của Curve là swap các stablecoin, một thị trường ngách không có hoặc ít có sự cạnh tranh. Được xây dựng có mục đích như một thị trường tiền điện tử cũng có nghĩa là Curve cung cấp cho cả nhà giao dịch và nhà cung cấp thanh khoản những lợi thế chính:

  • Phí giao dịch thấp: Curve cung cấp cho các trader phí giao dịch cho các giao dịch stablecoin thấp chỉ với 0.04%.
  • Giảm thiểu trượt giá: Các trader cá voi và các cặp giao dịch khối lượng lớn có thể bị trượt giá, nhưng các pool tài sản tương tự của Curve giảm thiểu điều này.
  • Không có khoản lỗ tạm thời: Các nhà cung cấp thanh khoản trên Curve cung cấp các cặp stablecoin gần như loại bỏ khoản lỗ tạm thời.

So với Uniswap luôn giao dịch với ETH, vì vậy để thực hiện giao dịch trực tiếp (và rẻ) nhất có thể, người dùng cần phải giao dịch bằng ETH. Nếu người dùng giao dịch từ USDT sang USDC, Uniswap sẽ chuyển USDT sang ETH, sau đó giao dịch ETH lấy USDC. Swap này sẽ yêu cầu hai giao dịch, khiến việc thực hiện trở nên tốn kém hơn.

Giao dịch stablecoin trên Curve rẻ hơn vì Curve không yêu cầu ETH làm cặp cơ sở cho các giao dịch. Các pool thanh khoản stablecoin với rất nhiều nguồn cung, cho phép người dùng giao dịch stablecoin trực tiếp trong một giao dịch swap không tốn kém.

Nếu để ý dữ liệu trên DeFi Pulse, khi thị trường tiền mã hóa giảm, hầu như Curve đều có thể giữ lại TVL trong khi các sàn giao dịch khác mất TVL của họ. Điều này liên quan đến cách độc nhất mà Curve bảo vệ các nhà cung cấp thanh khoản khỏi khoản lỗ tạm thời.

Curve sử dụng các pool ổn định để giải quyết vấn đề về khoản lỗ tạm thời. Tất cả các pool của Curve đều là pool stablecoin 1:1 (tức là USDT/ DAI) hoặc token tổng hợp/ pool token 1:1 (tức là sETH/ ETH). Trong việc giữ cho các cặp pool thanh khoản bị hạn chế đối với các tài sản phản ánh giá trị của nhau, khoản lỗ tạm thời khó diễn ra, khiến Curve trở thành nơi trú ẩn an toàn cho các nhà cung cấp thanh khoản.

Vì vậy đến hiện tại, Curve đang là một nơi an toàn hơn để gửi các stablecoin, ETH và wrapped Bitcoin để có thu nhập lợi nhuận ổn định.

Token CRV là gì?

  • Tên token: Curve Finance. 
  • Ticker: CRV.
  • Blockchain: Ethereum. 
  • Tiêu chuẩn token: ERC-20. 
  • Loại token: Utility Token (Tiện ích), Governance Token (Quản trị)
  • Nguồn cung tối đa: 3,303,030,299 CRV. 
  • Tổng cung: 1,613,108,604 CRV.
  • Nguồn cung lưu hành: 391,958,604 CRV.
  • Hợp đồng: 0xD533a949740bb3306d119CC777fa900bA034cd52 

Phân bổ token CRV

Tổng cung của CRV token sẽ được phân phối như sau: 

  • 62% dành cho Nhà cung cấp thanh khoản (Liquidity Provider).
  • 30% dành cho Shareholders (Team và investors) với 2-4 năm vesting (mở khóa dần
  • 5% dành cho các hoạt động duy trì cộng đồng (Community Reserve).
  • 3% dành cho các thành viên của Curve với 2 năm vesting. 

Trong đó, lượng cung ban đầu (Initial Supply) của CRV sẽ là 1.3 tỷ CRV (~43%) và sẽ được chia theo tỷ lệ như sau: 

  • 5% dành cho Nhà cung cấp thanh khoản với 1 năm vesting.
  • 30% dành cho Team & Investor với 2-4 năm vesting.
  • 3% dành cho Employee với 2 năm vesting.
  • 5% dành cho Community Reserve và chưa có kế hoạch cụ thể. 

Nguồn cung lưu hành sẽ là 0 khi ra mắt và tỷ lệ phát hành ban đầu sẽ vào khoảng 2 triệu CRV mỗi ngày.

Lịch trình phân bổ token

Theo biểu đồ trên, tổng cung của CRV token sẽ được unlock 100% đối với tất cả các Allocation trong tháng 8/2026 nếu như không có sự can thiệp nào về thời gian phát hành token. 

Trong đó, cường độ phát hành token sẽ giảm đi vào khoảng đầu năm 2025, việc này sẽ giúp CRV token không còn chịu quá nhiều áp lực bán như trước.

Token CRV được dùng để làm gì?

Trong thời gian vừa qua, Curve Finance đã có sự thay đổi đối với tokenomics của dự án. Ngoài tính năng Liquidity Providing, người dùng không cần sử dụng token veCRV. Nhưng để sử dụng được những tính năng khác như Staking, Boosting và Voting, người dùng cần phải có token veCRV.

  • Liquidity Providing: Cung cấp thanh khoản cho các sàn DEX như Uniswap, Sushiswap,…
  • Staking: Người dùng có thể Staking CRV để nhận phí giao dịch. 
  • Boosting: Nếu vừa hold veCRV vừa cung cấp thanh khoản trên Curve Finance, thì người dùng sẽ được nhận thưởng 2.5 lần so với những người cung cấp thanh khoản thông thường. 
  • Voting: Chức năng quản trị hệ thống thông qua việc đề xuất và biểu quyết cho CRV holder.

Cách sở hữu token CRV

Hiện tại người dùng có thể sở hữu CRV bằng cách mua trực tiếp tại các sàn giao dịch hoặc cung cấp thanh khoản cho Curve Finance để nhận thưởng CRV.

Ví lưu trữ token CRV

CRV đã được listing tại nhiều sàn giao dịch khác như: 

  • Sàn giao dịch tập trung (CEX): Binance, Huobi, FTX, Coinbase,… 
  • Sàn giao dịch phi tập trung (DEX): Uniswap, Sushiswap, 0x Protocol,…

Đội ngũ dự án, quỹ đầu tư và đối tác

Đội ngũ dự án 

Đội ngũ dự án của Curve Finance khá kín tiếng so với các dự án khác trên thị trường.

Đối tác 

Hiện tại đối tác cùng Curve Finance phát triển bao gồm Fantom Ecosystem, Polygon Ecosystem, dự án Equilibrium. Ngoài ra Curve Finance là còn trung tâm thanh khoản và nền tảng nền cho những dự án khác như InstaDapp, Zapper, Zerion, 1Inch Exchange, Paraswap,…

Tương lai của Curve Finance 

Tương lai của Curve phụ thuộc vào việc Curve có sinh ra nhiều doanh thu từ giao thức hay không. 

Hiện tại với mức phí 0.04% cho phí giao dịch, doanh thu từ phí giao dịch sẽ thuộc về các nhà cung cấp thanh khoản (Liquidity Providers – LPs). Trong tương lai, Curve sẽ thu phí giao dịch, số % sẽ được quyết định bởi cộng đồng CRV holder thông qua voting. Như vậy, Curve cần tập trung tạo khối lượng giao dịch lớn để doanh thu tăng trưởng. 

Để làm được điều đó, Curve có thể tác động đến các yếu tố bên dưới đây: 

  • Liquidity Providers: Để Volume tăng, Curve cần tăng số lượng LP. Khi LP tăng, đồng nghĩa thanh khoản cao hơn tạo ra trượt giá thấp. Điều này dẫn đến nhiều trader trade trên Curve hơn bởi trượt giá nhỏ. Nó sẽ tạo ra nhiều khối lượng giao dịch. Và khi khối lượng giao dịch tăng, LP sẽ có nhiều doanh thu hơn. 
  • Projects hay Holders: Khi khối lượng giao dịch tăng lên, các dự án bắt đầu muốn được list lên Curve để tạo thanh khoản cho token của dự án. Khi nhiều pool được tạo sẽ kéo thêm nhiều traders trade. Từ đó, khối lượng giao dịch lại tăng lên. 
  • DEV: Khối lượng giao dịch tiếp tục tăng, tạo ra nguồn thanh khoản dành cho các dự án layer, application có thể lấy thanh khoản từ Curve.

Tất cả các điều này còn chưa kể đến các chương trình Liquidity Mining của các dự án khác kết hợp với Curve Finance như cách yEarn Finance đã làm.

Lời kết

​​Curve là một trong những AMM phổ biến nhất chạy trên Ethereum. Nó tạo điều kiện cho các giao dịch stablecoin khối lượng lớn với độ trượt thấp và chênh lệch giá chặt chẽ theo cách không giám sát.

Một điều khác đặt Curve Finance là cốt lõi của không gian DeFi là cách các giao thức blockchain khác phụ thuộc rất nhiều vào nó. Khả năng tương thích giữa các ứng dụng phi tập trung khác nhau có những rủi ro, nhưng đó cũng là một trong những lợi thế mạnh nhất của DeFi.

Biên tập và tổng hợp – Bitcoincuatoi


* Thông tin trong bài viết chỉ mang mục tiêu chia sẻ và cung cấp kiến thức, không phải là lời khuyên tài chính. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư

Leave a Comment