Portfolio Rebalancing là gì? Những chiến lược cần có đối với Portfolio

Giá của Crypto luôn biến động, thậm chí là biến động mạnh chỉ trong một thời gian ngắn, do đó Crypto được mệnh danh là thị trường “không bao giờ ngủ”. Để có thể kiểm soát được các rủi ro về tài sản của mình, tối ưu portfolio (danh mục đầu tư) luôn là bài học đầu tiên dành cho các nhà đầu tư.

Trong đó, việc cân bằng portfolio là rất quan trọng khi tham gia vào lĩnh vực này. Vậy nhà đầu tư hay các trader nên cân bằng portfolio thế nào? Ở thời điểm thị trường chưa rõ xu hướng như hiện tại thì bạn nên đầu tư ra sao? Tham khảo bài viết này nhé!

Lưu ý: Đây không phải lời khuyên đầu tư.

Portfolio Rebalancing là gì?

Portfolio Rebalancing (cân bằng danh mục đầu tư) là quá trình sắp xếp lại tỷ trọng tài sản trong portfolio để cân bằng rủi ro. Nhà đầu tư sẽ phải xem xét hiệu suất của các tài sản có trong portfolio, loại bỏ những tài sản có rủi ro cao và phân bổ lại các danh mục đầu tư khác cho phù hợp với thị trường.

Các trader có thể thực hiện tái cân bằng portfolio cùng với các chiến lược giao dịch hiện có như một kỹ thuật giảm thiểu rủi ro. Việc có nhiều tài sản và phân bổ chúng một cách linh hoạt sẽ giúp bạn đạt được lợi nhuận tốt hơn so với việc HODL chúng.

Portfolio Rebalancing: Understanding the Basics - Modern Money
Nguồn: Internet

Portfolio Rebalancing có ý nghĩa như thế nào?

  • Kiểm soát rủi ro: Khi các nhà đầu tư kiểm tra giá trị đầu tư, họ có thể nhận thấy rủi ro phát sinh từ một loại tài sản cụ thể nào đó. Do đó, khi cân bằng lại, nhà đầu tư sẽ chọn tài sản dễ kiểm soát và có tiềm năng cao hơn.
  • Tránh phụ thuộc quá nhiều vào 1 loại tài sản: Khi bạn đầu tư quá nhiều vào một loại tài sản nào đó, không may tài sản đó dump mạnh thì bạn sẽ không kịp trở để giảm thiểu được khoản lỗ của mình. Ngược lại, nếu bạn cân bằng portfolio, bạn sẽ có thời gian xem xét thêm nhiều tài sản hơn và đa dạng hoá portfolio. Lúc này, nếu như tài sản yêu thích của bạn biến động mạnh, thì có thể bạn đã giảm bớt lượng dự trữ tài sản yêu thích của mình trước đó hoặc vẫn còn những tài sản khác back-up cho khoản lỗ của mình.

Những chiến lược Portfolio Rebalancing

Chiến lược Portfolio Rebalancing sẽ phụ thuộc vào danh mục đầu tư của bạn và khả năng chịu rủi ro.

Ví dụ: Nếu bạn có 10,000 USD, mỗi 2,500 USD sẽ được đầu tư vào bốn token khác nhau. Do đó mỗi token sẽ có phân bổ là 25% trong danh mục đầu tư.

Tỷ lệ phân bổ = Số tiền đầu tư vào một token nào đó / Tổng số tiền của tất cả các token trong portfolio

Bạn có thể cân bằng portfolio theo các cách sau:

Portfolio Rebalancing định kỳ

Việc tái cân bằng danh mục đầu tư định kỳ là một cách đơn giản, dựa trên thời gian để thay đổi tỷ lệ phân bổ. Sau một khoảng thời gian cố định (có thể là theo giờ, ngày hoặc tuần), các tài sản trong portfolio sẽ được mua hoặc bán để phân bổ tài sản theo tỷ lệ ban đầu mà bạn mong muốn.

Ví dụ: Bạn có thể chọn chia đều danh mục đầu tư của mình giữa 4 tài sản kỹ thuật số khác nhau (BTC, ETH, NEAR, LUNA). Mỗi token sẽ chiếm 25% danh mục đầu tư ban đầu. Vào khoảng thời gian bạn đã chọn (giả sử là một tuần), bạn sẽ kiểm tra xem tỷ lệ phân bổ thực tế. Nếu có sự thay đổi thì bạn sẽ mua hoặc bán tài sản cho phù hợp để đưa mỗi tỷ lệ phần trăm phân bổ trở lại mức 25% mong muốn của bạn.

Portfolio Rebalancing theo tỷ lệ phần trăm

Cách này sẽ giúp nhà đầu tư xác định các phân bổ dựa trên tỷ lệ phần trăm tuyệt đối để đầu tư và một mức độ chênh lệch cho phép. Nếu bất kỳ token nào tăng hoặc vượt qua % mục tiêu thì sẽ phải cân bằng lại toàn bộ portfolio trở lại theo các phân bổ mong muốn.

Ví dụ: Tỷ lệ phần trăm phân bổ mong muốn của bạn là 25% mỗi token và bạn cho phép chúng chênh lệch tối đa +/- 5%. Điều này có nghĩa là tỷ lệ của token đó có thể di chuyển xuống 20% ​​hoặc lên đến 30%. Vậy nếu như chúng giảm hơn 20% hoặc vượt quá 30%, bạn sẽ phải cân bằng lại portfolio.

Portfolio Rebalancing theo Threshold

Chủ sở hữu portfolio đặt phân bổ mục tiêu ban đầu và tỷ lệ sai lệch so với các phân bổ đó, được gọi là “Threshold” (ngưỡng). Phương pháp này sử dụng tính toán tỷ lệ phần trăm của threshold thay vì chênh lệch tỷ lệ phần trăm tuyệt đối như cách ở trên.

Ví dụ: Tỷ lệ phân bổ mong muốn là 25% mỗi token và Threshold là 10%

=> Độ lệch cho phép sẽ là 10% x 25% = 2.5%. Vì vậy, tỷ lệ phân bổ thực tế của bạn chỉ có thể giảm xuống còn 22.5% hoặc lên tới 27.5%. Bất kỳ kích thước nào ngoài ngưỡng này sẽ được cân bằng lại.

Có hai mức Threshold phù hợp với khả năng chịu rủi ro của bạn:

Low threshold:

  • Tái cân bằng danh mục đầu tư thường xuyên
  • Xảy ra trong một thị trường ổn định
  • Lợi nhuận tiềm năng thấp
  • Danh mục đầu tư gần với target

High threshold:

  • Tỷ lệ tái cân bằng thấp hơn
  • Thị trường biến động cao
  • Lợi nhuận tiềm năng cao
  • High risk – High return (rủi ro cao – lợi nhuận cao)

Portfolio Rebalancing dựa vào thị trường

Sẽ có 4 trường hợp xảy ra:

  • Đối với thị trường điều chỉnh hoặc vào chu kỳ bear ngắn hạn: Chú trọng đầu tư vào các tài sản có rủi ro thấp như: BTC, ETH, các tài sản high-cap (vốn hóa cao) nhưng bị định giá thấp.
  • Đối với bull market: Chú trọng đầu tư các tài sản có rủi ro cao như các dự án mid cap (vốn hóa trung bình) hoặc low cap (vốn hóa thấp) và các dApps,…
  • Đối với market bull hỗn loạn: chuyển tài sản qua stablecoin.
  • Đối với bear market hỗn loạn: mua thêm BTC hoặc ETH.

Tuy nhiên, nếu bạn cân bằng portfolio theo cách này, bạn nên theo dõi các chỉ số sau để đưa ra quyết định chính xác:

Với thị trường chưa rõ xu hướng, Portfolio Rebalancing như thế nào?

Được kỳ vọng sẽ pump mạnh khi BTC vẫn duy trì vùng giá trên $45K (31.03 – 06.04), BTC bất ngờ đổ một cây nến đỏ về vùng $42K (06.04). Sau đó BTC tiếp tục giảm mạnh về $38K (11.04) đã khiến tâm lý các nhà đầu tư sợ hãi hơn bao giờ hết. Chỉ số Fear & Greed vào thời điểm này ghi nhận con số 30 – Fear.

Nguồn: Binance

Với việc BTC bất ngờ “quay xe” cùng hàng loạt sắc đỏ xuất hiện trên các Altcoin, hầu hết các nhà đầu tư đều hoang mang về các dự đoán của mình trong giai đoạn này.

Vậy với một thị trường chưa thể chắc chắn là bull hay bear market trong thời gian tới, bạn nên làm gì để bảo vệ Portfolio của mình?

Chuyển tài sản sang Stablecoin

Sẽ có 2 trường hợp xảy ra:

  • Giá token tiếp tục giảm: Chuyển token sang stablecoin, sau đó mua lại token đó với giá thấp hơn => Gia tăng số lượng token bạn nắm giữ (bán cao, mua thấp).
  • Flash pump xuất hiện: Khi bạn vừa chuyển token sang stablecoin, token xuất hiện flash dump, bạn sẽ bị mất một lượng token (bán thấp, mua cao) => Lỗ mất 1 lượng token nhất định.

HODL token

Nếu như muốn tránh rủi ro về flash pump xuất hiện, các nhà đầu tư có thể lựa chọn HODL token. Tuy nhiên cách này dễ tác động vào tâm lý các nhà đầu tư, vì đa số các Altcoin đều dễ đi theo xu hướng của Bitcoin. Có nghĩ là BTC giảm, Altcoin giảm theo; BTC tăng, Altcoin tăng theo.

  • Nếu BTC giảm mạnh: Các tài sản mid-cap hoặc low-cap sẽ có khả năng giảm mạnh. Từ đó dễ dẫn đến hiện tượng panic sell (bán tháo) để tránh lỗ thêm nữa. Còn đối với các tài sản high-cap, ít khi có hiện tượng panic sell, nhưng giá trị vẫn bị giảm đáng kể.
  • Nếu BTC tăng: Các token đồng loạt pump theo, nhà đầu tư sẽ có lợi nhuận cho mình.

Lời kết

Trong đầu tư luôn có quy tắc kinh điển “Không nên bỏ trứng vào cùng một giỏ”, và Portfolio là thứ giúp anh em phân bổ được những “quả trứng” đó. Còn Portfolio Rebalancing sẽ giúp các “quả trứng” của anh em được giảm thiểu rủi ro nhất có thể. Chính ví thế, hiểu được Portfolio Rebalancing có thể giúp gia tăng lợi nhuận nhiều lần trong thị trường biến động mạnh này.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp anh em hiểu rõ hơn về Portfolio Rebalancing. Nếu có thắc mắc hay đóng góp, hãy để lại comment cho Bitcoincuatoi biết nhé!

Strawberry


Thông tin trong bài viết chỉ mang mục tiêu chia sẻ và cung cấp kiến ​​thức, không phải là lời khuyên tài chính. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Leave a Comment