STEPN có phải là một dự án Ponzi hay không?

STEPN đã phát triển và mang làn sóng Move to Earn gia nhập vào thế giới GameFi, tạo nên cơn sốt “Đi bộ để kiếm tiền”. Token GMT của STEPN cũng đã tạo tiếng vang lớn trong thị trường khi tăng trưởng hơn 200 lần từ giá IDO trong vòng chưa đầy 1 tháng.

Tuy nhiên chúng ta cũng nên nhìn lại xem động lực nào đã khiến tựa game này trở nên HOT đến vậy và liệu rằng đây có phải là mô hình Ponzi khét tiếng hay không? Tìm hiểu cùng Bitcoincuatoi qua bài viết bên dưới nhé!

Tổng quan về STEPN

STEPN là một Web3 Lifestyle app được xây dựng trên hệ sinh thái Solana. Lấy cảm hứng từ hoạt động di chuyển hàng ngày của mọi người, STEPN đã khởi xướng nên mô hình Move to Earn (M2E). Dự án tập trung hướng đến việc nâng cao sức khoẻ và đời sống, khuyến khích mọi người tham gia lối sống lành mạnh hơn bằng cách đi bộ tập thể dục, người dùng sẽ kiếm được token của dự án để mint thành NFT Sneaker hoặc swap sang stablecoin. 

Điểm nổi bật của STEPN 

  • Hệ sinh thái của STEPN khá đầy đủ, bao gồm: Ví phi tập trung, swap, NFT Marketplace,… 
  • Người dùng được thuê Sneaker NFT miễn phí để họ có thể trải nghiệm game thử trước khi bắt đầu “hành trình” của mình.
  • Dự án nâng cao sức khoẻ và đời sống của người chơi bằng cách khuyến khích mọi người tham gia lối sống lành mạnh hơn.
  • STEPN có cơ chế burn để giảm lượng lưu thông của token GMT và GST.

Cơ chế Move to Earn

Khác với cơ chế Play to Earn của Axie Infinity, Move-to-earn khuyến khích người dùng di chuyển hoặc hành động để có thể kiếm tiền và nhận phần thưởng.

Trong Move to Earn, người dùng phải mua NFT là các phụ kiện trong game để bắt đầu chơi. Với STEPN, các đôi sneaker sẽ là công cụ giúp bạn move (di chuyển) và kiếm tiền. Mỗi ngày bạn sẽ có một số năng lượng nhất định, tương ứng với khoảng cách mà mà bạn cần phải di chuyển, từ đó nhận được các phần thưởng của STEPN là token GST.

Xem thêm:

Ponzi là gì?

Ponzi là một hình thức lừa đảo khét tiếng, hoạt động theo cách lấy tiền của người đến sau trả cho người đến trước. Những nhà đầu tư tham gia vào hình thức này đều bị hấp dẫn bởi mức lợi nhuận “khủng” mà dự án hứa hẹn. Và tất nhiên, họ cũng không biết rằng nguồn tiền mình nhận được là đến từ các nhà đầu tư khác thay vì sản phẩm của dự án hoặc công ty.

Các dấu hiệu nhận biết một dự án Ponzi

Cam kết lợi nhuận khủng 

Khi một dự án đem mức lợi nhuận khủng để “chào mời” bạn tham gia dự án, hãy tỉnh táo để phân tích dòng tiền của dự án từ đâu để trả lãi suất cho bạn và đưa ra quyết định đầu tư.

Không có sản phẩm hay dịch vụ 

Phần lớn các dự án Ponzi đều không có sản phẩm lưu thông; hoặc nếu có cũng chỉ là sản phẩm tượng trưng với chất lượng rất thấp nhưng lại được phóng đại công dụng của sản phẩm. 

Khi tham gia bắt buộc phải mua hàng

Đây là một trong những dấu hiệu rõ ràng và dễ nhận biết nhất. Nếu bạn bắt buộc phải bỏ một khoản tiền ra để tham gia đầu tư vào một dự án thì hãy cẩn thận. Khả năng đây chính là số tiền được sử dụng để trả cho người đến sau.

Cố gắng làm rắc rối mô hình kinh doanh 

Các tầng lớp lãnh đạo thường cố gắng giấu đi những thông tin về doanh nghiệp, về tính pháp lý của dự án, chẳng hạn như vụ scam của Bitconnect. Theo hồ sơ này, Fitzsimmons nắm giữ 75% cổ phần trong công ty. Tuy nhiên tên của Fitzsimmons không xuất hiện trên trang web của Bitconnect và không ai biết thực sự người này đóng vai trò gì.

Nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc rút tiền

Để rút được tiền đầu tư, dự án sẽ yêu cầu nhà đầu tư phải quy đổi sang một đồng tiền mã hoá vô danh mà chính chủ sàn là người tạo ra đồng tiền đó. Nhưng để có thể thanh khoản được đồng tiền đó bạn cần phải có người khác tham gia mua lại của bạn. 

Vấn đề đặt ra nếu không có ai mua đằng sau thì giá trị của những đồng coin đó cũng trở nên vô giá trị mặc dù nó đang nằm trong tài khoản của bạn.

Mức hoa hồng hấp dẫn cho người giới thiệu

Mô hình này luôn cần một lượng tiền đổ vào liên tục để có thể duy trì dự án. Vì vậy người khởi xướng sẽ tạo ra những mức hoa hồng hấp dẫn cho người giới thiệu, thường thì mức hoa hồng sẽ lên đến vài chục phần trăm. 

Liệu STEPN có phải là một dự án Ponzi?

Trước khi trả lời cho câu hỏi trên thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu do đâu mà STEPN gây sốt trong thời gian gần đây nhé!

Lý do thành công của STEPN

Với lối chơi game độc đáo: Người chơi sở hữu những đôi Sneaker của STEPN bắt buộc phải hành động ở ngoài đời thực để có thể kiếm tiền, do đó STEPN đang thu hút được nhiều người chơi nhờ vào mô hình Move to Earn và có thể nói rằng STEPN đã đưa Crypto đến gần hơn với cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

GMT – Token của STEPN, đã gây tiếng vang lớn trong cộng đồng khi giá của nó đã tăng hơn 200 lần kể từ giá IDO trong vòng chưa đầy 1 tháng. STEPN cũng đã thiết lập ATH cho mình tại mức $3.13108 trong ngày 01/04 vừa qua. Đây là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy sức hút của STEPN, cũng như mô hình Move to Earn.

Updated: 05/04/2022
Nguồn: Binance

Nhờ vào STEPN, các dự án Move to Earn khác cũng được cộng đồng chú ý đến, điều này được thể hiện qua việc dòng tiền hiện đang đổ các dự án đó, giúp chúng đạt mức tăng trưởng khủng.

Updated: 05/04/2022
Nguồn: CoinGecko

STEPN đã ứng dụng mô hình hai đồng token (GMT và GST) tương tự như Axie Infinity. Nếu nói đến tính ổn định phát triển lâu dài của game thì token GST (token trong game) sẽ quan trọng hơn GMT (token quản trị), do token GST sẽ kiếm được thông qua hoạt động “đi bộ” và nó được sử dụng để sửa giày, mint giày, nâng cấp,… => Cân bằng bằng nguồn cung và cầu của token GST là yếu tố quan trọng để quyết định được STEPN có phát triển lâu dài trong tương lai hay không.

Cách để STEPN cân bằng cung – cầu là chính là cân bằng lượng token GST người chơi dùng để sửa giày, mint giày, nâng cấp,… và lượng token GST mà STEPN phải trả cho người chơi khi họ đi bộ vận động. Việc điều tiết token GST cực kỳ quan trọng, vì giá token GST tăng mạnh sẽ dẫn đến việc số token người chơi phải bỏ ra để duy trì game khá cao. Nếu không có nhiều người chơi nữa thì giá token của dự án giảm và cộng đồng Move to Earn sẽ từ bỏ game, từ đó giảm doanh thu của STEPN.

Bên cạnh đó, với mức lợi nhuận có thể lên đến $120 mỗi ngày, người chơi sẽ hoàn được vốn trong vòng chưa đầy 1 tháng. Điều này khiến cho nhiều người dè chừng vì số tiền họ kiếm được trong game sẽ nhiều hơn số tiền bỏ ra để tham gia vào STEPN và họ sẽ đặt ra nghi vấn liệu đây có phải là mô hình Ponzi hay không khi tiền mà họ kiếm được chính là số tiền mà người chơi khác bỏ ra. Và một GameFi thực thụ phải đủ lôi cuốn để người chơi sẵn sàng tham gia mà không đặt nặng vấn đề thu hồi vốn, đây cũng là yếu tố để một dự án Game thu hút nhiều người chơi và phát triển bền vững hơn nữa trong tương lai.

STEPN là Ponzi?

Có thể nói STEPN là một dự án khá minh bạch và có cho mình những định hướng phát triển rõ ràng trong tương lai – đây là điều mà hầu hết các dự án Ponzi không có.

  • STEPN là dự án hoạt động trên Solana – một Blockchain thế hệ thứ ba hỗ trợ một các giải pháp DeFi và hiện đang đứng thứ 6 tính theo vốn hóa thị trường
Updated: 05/04/2022
Nguồn: CoinGecko
  • STEPN là dự án Launchpad thứ 28 của Binance – Sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất thế giới.
  • Đội ngũ dự án là Find Satoshi Lab – một studio fintech có trụ sở tại Úc. Team đã chiến thắng trong sự kiện Solana Ignition Hackathon Gaming Track 2021 và là một phần của DeFi Alliance Gaming.
Nguồn: STEPN
  • STEPN sở hữu dàn backer khủng trong thị trường Crypto như: Sqquoia, Solana Ventures, Spark Digital Capital,… Trong vòng Seed Round, dự án đã thành công gọi vốn 5 triệu USD.
Nguồn: STEPN
  • Dự án có lộ trình rõ ràng để phát triển hơn trong tương lai.
Nguồn: STEPN

Lời kết

Nguyên tắc high risk – high return (rủi ro cao – lợi nhuận cao) hầu như đúng trong tất cả các thị trường đầu tư. Do đó bạn cần phải hiểu rõ những dự án mà bạn “chọn mặt gửi vàng”.

Mặc dù STEPN mới nổi lên trong cộng đồng thời gian gần đây, nhưng dự án có cho mình những định hướng rõ ràng trong tương lai, cũng như được hậu thuẫn bởi những “ông lớn” trong lĩnh vực Crypto như: sàn Binance, quỹ đầu tư mạo hiểm Squoia Capital, Solana Ventures,… Do đó, bạn cũng có thể an tâm phần nào về dự án này.

Strawberry


Thông tin trong bài viết chỉ mang mục tiêu chia sẻ và cung cấp kiến ​​thức, không phải là lời khuyên tài chính. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Leave a Comment