Burrow Cash (BRRR) là gì? – Điểm nhấn Lending trên Near Protocol

Trong thời gian vừa qua, chúng ta đã đi qua rất nhiều dự án làm về mảng Lending & Borrowing. Và Burrow Cash cũng tiếp tục là một mảnh ghép Lending mới lạ trong hệ sinh thái Near Protocol. Mới đây, Burrow Cash đã huy động được $5M từ nhiều VC lớn như Dragonfly Capital, ParaFi Capital,… Điều này khiến dự án nhận được rất nhiều sự quan tâm từ cộng đồng.

Vậy Burrow Cash là gì? Nó có những điểm gì khác biệt và nổi trội so với những người anh em Bastion hay Aurigami của nó? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Burrow Cash là gì?

Nguồn: Burrow Cash

Burrow Cash là một dự án được xây dựng trực tiếp trên Near. Đây là một thị trường tiền tệ phi tập trung, không giám sát, tự trị về bản chất tương tự như Aave và Compound.

Trên Burrow, người dùng có thể gửi các tài sản lớp cơ sở như NEAR, DAI, USDT, USDC, ETH và wBTC để thu lãi, cũng như vay theo lãi suất có thể tùy chỉnh. Trên hết, người dùng có thể mở khóa các khoản vay yield staking và tự hoàn trả từ các tài sản chịu lãi suất như stNEAR, cũng như stETH, stSOL và stFTM trong tương lai gần.

Layer thanh khoản mà Burrow cung cấp sẽ là một thành phần quan trọng trong bối cảnh DeFi của NEAR. Hơn nữa, Burrow sẽ nhận ra khả năng kết hợp DeFi trên NEAR, chẳng hạn, bằng cách sử dụng stNEAR từ Metapool làm tài sản thế chấp và cung cấp lợi nhuận, sau đó xây dựng các vị trí đòn bẩy trên Ref Finance (AMM DEX), ”Kendall Cole, đồng sáng lập của Proximity Labs cho biết. “Burrow là sản phẩm phù hợp vào đúng nơi và đúng lúc”.

Điểm nổi bật của Burrow Cash

  • Được xây dựng trực tiếp trên Near
  • Chấp nhận các tài sản thế chấp ít phổ biến như stNEAR, stETH,… đồng thời thêm hỗ trợ cho khá nhiều tài sản khác trong tương lai
  • Burrow cho phép vay tự trả, tức là nó sẽ sử dụng lãi suất từ các tài sản thế chấp rồi tự trả lãi
  • Độ trễ thấp
  • Là một chuỗi phi tập trung hoàn chỉnh
  • Chuỗi có thể mở rộng không giới hạn
  • Phí gas cực kỳ thấp
  • Giao diện UI dễ sử dụng

Tính năng của Burrow Cash

Nguồn: Burrow Cash
  • Vay và cho vay
  • Mở ra lợi nhuận từ Layer cơ sở (Base Layer)
  • Mở ra lợi nhuận trên các blockchain
  • Cho phép vay tự trả 

Mở ra lợi nhuận từ Layer cơ sở (Base Layer)

Nhờ sử dụng PoS và khả năng staking lấy lãi suất, nên việc staking lấy trên nền tảng tạo ra nguồn lãi suất không có rủi ro. Cùng với khả năng kết hợp, người dùng không cần phải lựa chọn giữa tỷ lệ sinh lời của base layer và tỉ lệ của các DeFi khác.

Các công cụ phái sinh như Lido, Marinade và Metapool đang mở khóa lợi nhuận của lớp cơ sở và cho phép người dùng tối đa hóa lợi nhuận của họ trong khi tiếp tục cung cấp bảo mật cho lớp cơ sở.

Người dùng có thể gửi stNEAR, kiếm lãi suất ~11% mỗi năm và sau đó vay ngược lại. Theo thời gian, Burrow sẽ thêm nhiều base layer staking derivatives (phái sinh) hơn nữa, bao gồm stETH, stSOL, stFTM,…

Mở ra lợi nhuận trên các Blockchain

Với sự bùng nổ của các giao thức đa chuỗi như AAVE, Sushi, Curve và nhiều chương trình ưu đãi (incentives programs), đồng thời ưu đãi của các Layer-1, cơ hội thu lợi nhuận là rất nhiều và có tính cạnh tranh.

Trên Burrow, người dùng không cần phải lựa chọn giữa Aave trên Ethereum và nền tảng XX nào đó trên NEAR. Qua thiết kế của Rainbow Bridge, người dùng sẽ sớm có thể kiếm được lợi nhuận trên Ethereum, BSC, Polygon và hơn thế nữa, đồng thời vẫn kiếm được lợi nhuận trên NEAR qua nền tảng XX đó.

Rainbow Bridge hoạt động bằng cách khóa các token ở phía Etherem/ BSC/ Polygon, sau đó mint một lượng token tương đương ở phía NEAR, cũng tương tự như cách các bridge khác hoạt động.

Các token bị khóa này có thể được sử dụng trong các giao thức thu lãi, trong khi token tương đương của chúng được sử dụng trong XX. Các token có thể được thu hồi khi người dùng trả lại tài sản qua bridge (có tính lãi), qua đó mang lại rủi ro tối thiểu.

Cho phép vay tự trả (Self-paying Loans)

Như đã được chứng minh bởi Alchemix, các khoản vay được hỗ trợ bằng tài sản thế chấp bị chịu lãi suất có thể tự trả dần lãi cho chúng theo thời gian, nếu tài sản tăng giá. 

Hãy tưởng tượng bạn vay 100 USDC bằng cách sử dụng tài sản thế chấp stNEAR trị giá 1,000 USD. Giả sử biến động giá khiến stNEAR tăng, khoản vay sẽ tự trả hết trong vòng chưa đầy một năm. Về cơ bản, điều này tương đương với việc bạn đi vay so với lợi tức trong tương lai.

Token BRRR là gì?

Thông tin cơ bản về token BRRR

  • Tên token: Burrow Cash
  • Ticker: BRRR
  • Blockchain: Near Protocol
  • Tiêu chuẩn token: NEP-141
  • Tổng nguồn cung: 1,000,000,000 $BRRR
  • Nguồn cung lưu hành: Đang cập nhật…
  • Địa chỉ hợp đồng: Đang cập nhật…

Phân bổ token BRRR

Tổng cung 1,000,000,000 $BRRR sẽ được phân bổ như sau:

Nguồn: Burrow Cash
  • 50% cho cộng đồng
  • 20% vào kho bạc DAO
  • 20% cho core team
  • 10% cho nhà đầu tư chiến lược

Token của team và nhà đầu tư sẽ bị khóa trong ít nhất hai năm. Đối với các nhà đầu tư chiến lược, 50% số token sẽ mở khóa sau tháng 12/2022, với 50% tiếp tục mở khóa tuyến tính cho đến tháng 12/2023.

Token BRRR được dùng để làm gì?

  • Trả phí giao dịch: Người dùng sẽ phải trả phí giao dịch bằng token BRRR. Lợi nhuận thu được từ hoạt động thu phí giao dịch sẽ được chia sẻ lại một phần cho các holders.
  • Quản trị: Holders BRRR có thể tham gia vào việc biểu quyết trước các đề xuất phát triển của dự án như biểu quyết về phí giao dịch, burn token, các khoản chi phí cho sự phát triển dự án,…

Ví lưu trữ token BRRR

Có thể lưu trữ token trên ví Near Wallet, Sender Wallet.

Sở hữu token BRRR như thế nào?

Người dùng có thể Lending, Borrow để nhận reward là token BRRR.

Sàn giao dịch token BRRR

Đang cập nhật…

Lộ trình dự án

  • 19/10/2021: Ra mắt BRRR
  • 03/12/2021: Ra mắt testnet
  • 21/1/2022: Ra bản BETA
  • 23/2/2022: Công bố betaBRRR
  • 29/3/2022: Ra mắt mainnet

Đội ngũ phát triển, quỹ đầu tư và đối tác

Đội ngũ phát triển

Đang cập nhật…

Quỹ đầu tư & Đối tác

Nhà đầu tư của BurrowCash
Nguồn: Burrow Cash

BurrowCash đã huy động thành công 5 triệu USD từ các nhà đầu tư bao gồm Dragonfly Capital, ParaFi Capital, DeFi Capital và GFS Ventures…

Mạng lưới nhà đầu tư của Burrow sẽ không chỉ hỗ trợ tính thanh khoản ban đầu mà còn chia sẻ kiến thức chuyên môn của họ để xây dựng hệ sinh thái DeFi mạnh mẽ hơn trên NEAR. Ngoài ra dự án còn được sự hỗ trợ trực tiếp từ Proximity Labs – công ty đầu tư 350 triệu USD phát triển DeFi trên NEAR.

Lời kết

Burrow là một mảnh ghép quan trọng và đặc biệt trên hệ sinh thái NEAR. Với những tính năng mà mình có, Burrow thật sự là một đối thủ với 2 người anh của nó là Aurigami và Bastion khi TVL của dự án đang tăng trưởng khá tốt. Từ ngày 28/3 đến 8/4 nó đã tăng từ $87K lên hơn $88M.

Trong tương lai, dự án này sẽ còn ra thêm nhiều tính năng thú vị khác nên anh em hãy cùng Bitcoincuatoi đón chờ tiếp nhé!

Camille


Thông tin trong bài viết chỉ mang mục tiêu chia sẻ và cung cấp kiến ​​thức, không phải là lời khuyên tài chính. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Leave a Comment