Ve(3,3) – Giải mã cơn sốt thị trường DeFi

Gặp gỡ 2 gã “khổng lồ” đứng sau 

Họ là những coder Nam Phi sung mãn, không còn xa lạ với thế giới DeFi. Andre Cronje được biết đến là người đứng sau những sản phẩm chất lượng và đem lại lợi nhuận khủng cho nhà đầu tư, như: Yearn Finance, Keep3r Network. 

Không giống như những KOLs trong lĩnh vực Crypto, hay được nhiều người theo dõi trên Twitter/ Youtube. Nhưng Cronje vẫn trở thành một cái tên được săn đón nhất vì ông là một thiên tài trong phát triển phần mềm, người hiếm hoi tự tay tạo ra dự án mà không cần gọi vốn từ các VC.

Trong Top 100 người nổi bật nhất trong lĩnh vực Blockchain 2021 (Theo Cointelegraph), Andre Cronje được xếp ở ví trí thứ 2. Lưu ý rằng Cointelegraph xếp “Tất cả chúng ta” ở vị trí đầu tiên, do đó ông thật sự là một cá nhân vô cùng xuất sắc.

Khi nhắc đến “mùa hè DeFi” huyền thoại năm 2020, người ta sẽ nhớ ngay đến Yearn Finance và thật không ngoa khi gọi Andre Cronje là “Bố già DeFi”.

Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau!

Daniele Sestagalli – cái tên không hề kém cạnh khi ông là gương mặt đại diện cho cộng đồng #frognation và thường xuyên xuất hiện trên các mạng xã hội.

Sự ra mắt của Wonderland – bản fork của OlympusDAO là cú dậy sóng khiến cho ai cũng biết đến cái tên Daniele. Ông cũng là người đứng sau những dự án tiêu biểu của DeFi 2.0 như Abracadabra (SPELL), Olympus DAO

Và rồi…sự kết hợp giữa 2 bộ óc đắt giá nhất trong lĩnh vực blockchain đã cùng nhau tạo ra ve(3,3).

Ve(3,3) là gì?

Trước khi đi sâu vào bên trong, chúng ta hãy bắt đầu với Ve…

  • “Ve” – viết tắt của Vote Escrow: là kí hiệu cho một token được khóa vào pool. Thời gian khóa càng lâu thì người dùng càng nhận được nhiều phần thưởng và có quyền biểu quyết. Ví dụ như giao thức Convex và Curve.
  • (3,3) – Staking/ Pha loãng: tượng trưng cho mô hình của OlympusDAO. Qua đó, người dùng stake càng nhiều token OHM càng tốt. Hiểu đơn giản (3,3) mang ý nghĩa rằng mọi người đều chiến thắng khi tham gia.

Với cơ chế ve(3,3), khi nhà đầu tư khóa token của họ trong giao thức với một khoảng thời gian nhất định, họ sẽ nhận được phần thưởng và có quyền đưa ra các quyết định liên quan đến giao thức. Mỗi token bị khóa lại sẽ là một NFT và người dùng có thể lưu thông nó. Mình sẽ nói chi tiết hơn ở phần những điểm nổi bật.

Những điểm nổi bật của dự án

Emission linh hoạt

Một dự án muốn tạo ra doanh thu thì cần có người trả phí. Nhưng với một dự án mới chưa có nhiều người dùng thì làm sao?

Chính là emission – tạo ra token để làm phần thưởng. Ở cơ chế ve(3,3) này thì Emisstion rate sẽ được điều chỉnh hàng tuần dựa trên tỉ lệ cung lưu thông.

Ví dụ, thời gian đầu chưa có token nào được khóa thì emission rate sẽ là 2 triệu. Sau đó, nếu có 50% được khóa, emission sẽ là 1 triệu. Tương tự như vậy cho đến khi có 100% thì mức phân phối sẽ là 0.

ve(3,3) nhằm mục đích tạo ra một hệ sinh thái hiệu quả hơn, trả 100% phí cho những người khóa tài sản của họ. Đây hoàn toàn là một dự án cho người dùng và do người dùng, chứ không được kiểm soát bởi các nhà cung cấp thanh khoản nào khác.

Lợi ích cho người nắm giữ veToken

Như mình chia sẻ ở trên, emission rate là hàng tuần và toàn bộ lượng token được phân phối ra thị trường đều trao lại cho những ai khóa token. Điều này sẽ tạo thêm động lực để người dùng khóa token trong thời gian lâu hơn, vì sau 1 tuần họ không thoát ra thì lượng token nhận được sẽ nhiều hơn.

veToken trở thành NFT

Câu hỏi đặt ra là “Ủa, vậy token tụi tui khóa được dùng để làm gì?”

Nó sẽ hình thành dưới dạng NFT, và bạn được phép buôn bán trên thị trường thứ cấp. Nếu cơ chế này hoạt động thành công thì sẽ thay đổi toàn bộ được thị trường DeFi, tạo ra được thị trường mới giúp người dùng bán các NFT (token bị khoá) hay còn gọi là quyền biểu quyết. Đồng thời, dự án không cần phải tạo pool thanh khoản để giải quyết các vấn đề cho tài sản.

Tóm tại một vài điểm đáng chú ý của ve(3,3):

  • Toàn bộ phí thu về được bởi các giao thức sẽ được chuyển cho những người lock ve(3,3). 
  • Các block mới sẽ được chuyển vào các pool tạo ra nhiều phí nhất. 
  • Những người lock ve(3,3) sẽ là người quyết định pool nào nhận được phần thưởng block mới.

Bạn có thể tìm đọc thêm về dự án Solidly – một AMM đầu tiên được áp dụng Ve(3,3) và được xem là Giải pháp vượt trội giữa làn sóng bão hoà của DeFi tại đây.

Tổng kết

Andre Cronje và Daniele Sestagalli đã làm cho cả cộng đồng Crypto phải dậy sóng với ve(3,3) trong thời gian qua. Với những gì 2 người này đã làm trước đó, thì cộng đồng có quyền đặt hy vọng vào dự án này. Tuy nhiên, vì được xây dựng dựa trên những thay đổi trước nên vẫn có thể vấp phải những hình ảnh cũ trong những mô hình đó. Do đó với bất kỳ dự án nào, chúng ta cũng cần có sự nghiên cứu thật kĩ trước khi đầu tư.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của Bitcoincuatoi về ve(3,3). Nếu bạn có bất cứ thắc mắc hay phần nào chưa rõ thì đừng ngại ngùng để lại comment bên dưới hoặc tham gia vào group Telegram của chúng tôi để được giải đáp nhé 😉


Thông tin trong bài viết chỉ mang mục tiêu chia sẻ và cung cấp kiến ​​thức, không phải là lời khuyên tài chính. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Leave a Comment