“Trading in the Zone”- Bí kíp trong tâm lý giao dịch

Khi thua lỗ, chúng ta thường có tâm lý đổ lỗi cho thị trường, cho nền kinh tế hoặc một bên nào đó mà không phải bản thân của mình. Nhưng có một sự thật rằng thị trường không sai và không có lỗi, thị trường là trung lập, chính chúng ta sẽ là người phải chịu trách nhiệm cho sai lầm đó.

Một quy tắc giao dịch – “Trading Zone” là một điều vô cùng quan trọng đối với hành trình đầu tư và tâm lý của một trader, anh em hãy cùng Bitcoincuatoi tìm hiểu về tầm quan trọng của “Trading Zone” qua bài viết sau nhé.

Trading Psychology (Tâm lý giao dịch) là gì?

Trạng thái tinh thần và cảm xúc đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình giao dịch của chúng ta.

Thông thường trong thị trường chỉ có 10% người tham gia là chiến thắng thật sự, 40% sẽ thua lỗ liên tục và cuối cùng 50% còn lại sẽ có được lợi nhuận tạm thời mỗi đợt bullrun và sau đó tiếp tục thua lỗ.

Một nhà đầu tư thường rất dễ rơi vào một chu kỳ tiêu cực sau: Thua lỗ – đổ lỗi cho thị trường – tìm hiểu thêm về thị trường – trở nên quá tự tin – rơi vào trạng thái hưng phấn và tự hủy hoại mọi thứ.

Chúng ta rất dễ rơi vào cái bẫy tinh vi mà thị trường đã giăng ra sẵn, ở ngoài đó có rất nhiều những người nổi tiếng, những KOLs dụ dỗ bạn vào những cộng đồng fan điên rồ của những dự án tiền mã hóa, nơi chung ta rơi vào một vòng xoáy u mê điên rồ và luôn tìm những kẻ khác để ủng hộ cho luận điểm của mình theo cái cách mà thị trường mong muốn.

Việc anh em thành công hay thất bại trong giao dịch phần lớn nằm ở cách anh em xử lý sự sợ hãi, tham lam, hy vọng và sự hối tiếc. Giữ vững tinh thần và có một kế hoạch giao dịch nhất quán sẽ giúp cho việc lựa chọn đúng hay sai một khoản đầu tư không còn là vấn đề.

“Trading in the Zone” – Giao dịch có quy tắc”

Với “Trading in the Zone” có hai quy tắc nghe có vẻ đơn giản nhưng lại là điều mà các trader thường hay bỏ qua nhất. Đó chính là chốt lời và cắt lỗ.

“Trading in the zone” kinh thánh trong tâm lý giao dịch
Source: Internet

Chốt lời tuân theo quy tắc giao dịch

“Khi bắt đầu cảm thấy mình là một thiên tài, đó là lúc chúng ta phải chốt lời”

Ví dụ: Khi anh em mua BTC ở mức giá $20K. Mức lợi nhuận anh em mong muốn là 10%, đồng nghĩa BTC đạt $22K. Tuy nhiên khi BTC đạt mức giá $22K, anh em để sự tham lam khống chế với suy nghĩ “BTC đã tăng lên được nhiêu đây, chắc chắn sẽ tăng tiếp”. Do đó, không có một hành động chốt lời nào ở mức giá $22K và hiện tại, BTC đã giảm về $19K.

Với sự tham lam không chốt lời, anh em không chỉ mất đi 10% tiền lời, mà hiện tại đã phải gánh thêm khoản lỗ 5%.

Giai đoạn chiến thắng sẽ dẫn chúng ta đến đỉnh cao của sự tự tin và hưng phấn, nơi chúng ta cảm thấy bản thân là một thiên tài trong giao dịch với thị trường, đó chính là lúc thảm họa sắp bắt đầu, nơi chúng ta đang ngày càng tiến đến gần hơn đến với vực thẳm của thất bại mà không hề hay biết.

Khi quá hưng phấn, chúng ta sẽ giao dịch theo cảm tính và không có một quy tắc cụ thể nào, mở quá nhiều vị thế giao dịch và bỏ qua hoàn toàn việc phòng ngừa rủi ro.

Hãy nhìn lại câu chuyện của 3AC và ngừng cho rằng bản thân anh em là một thiên tài: Hành trình “From HERO to ZERO” của Three Arrows Capital.

Trong thị trường tài chính với vô vàn biến số, mọi suy tính và phán đoán đều chỉ là xác suất, hãy luôn tỉnh táo trước mọi sự cám dỗ của thị trường. Việc đặt ra một mức lợi nhuận xác định trước để tiến hành chốt lời theo kế hoạch là một điều vô cùng cần thiết trong một quá trình đầu tư.

Cắt lỗ tuân theo quy tắc giao dịch

Trường hợp của UST và LUNA là một ví dụ cần thiết nói lên tầm quan trọng của việc cắt lỗ. Ngay cả những nhà đầu tư từng có vị thế rất đẹp với LUNA, tại điểm mà LUNA đạt ATH họ đã có được một khoản lợi nhuận kếch xù gấp hàng trăm lần số vốn họ bỏ ra. Tuy nhiên, tất cả rồi cũng về con số 0 khi sự cố mất peg của UST diễn ra.

This Pattern Predicted LUNA Crash, According to Peter Brandt

Trước khi giao dịch, anh em nên xem thử mình sẵn sàng mất bao nhiêu trước khi rót tiền đầu tư vào một đồng tiền mã hóa nhằm xác định khoảng cắt lỗ. Khi một khoản đầu tư bắt đầu sinh lời thì anh em cũng nên nâng dần mức cắt lỗ nhằm tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra, đặc biệt với một thị trường mới và đầy biến động như tiền mã hóa.

Trong các hành động giao dịch, cắt lỗ luôn là hành động khó khăn và đau đớn nhất. Dù vậy, hành động này sẽ giúp anh em kiểm soát được số vốn của mình, bởi vì tham gia đầu tư chắc chắn phải có những rủi ro đi kèm, và cắt lỗ được xem như một chiến lược trong quản lý rủi ro đầu tư.

Sự khác biệt giữa Best Trader và Bad Trader

Best Trader

  • Luôn xác định rủi ro trước khi giao dịch
  • Cắt lỗ không do dự
  • Có một chế độ quản lý tiền có tổ chức
  • Có một hệ thống chốt lời

Bad Trader

  • Do dự
  • Hấp tấp
  • Không xác định trước rủi ro
  • Xác định rủi ro nhưng từ chối cắt lỗ
  • Giao dịch một vị thế quá lớn trên tổng số vốn
  • Chăm chăm nhìn và tin dữ liệu của quá khứ

Đầu tư là một công việc nghiêm túc và đòi hỏi nhiều thời gian cũng như kiến thức, tạo ra và vận hành một hệ thống quy tắc giao dịch, giữ một cái đầu lạnh và tuân theo quy tắc của mình là một điều vô cùng quan trọng. Điều này giúp anh em luôn có một cái đầu lạnh và giữ vững những yêu cầu quan trọng của một trader chuyên nghiệp như:

  • Kỷ luật, nhất quán.
  • Luôn bình tĩnh, đặt mọi thứ trong tầm kiểm soát
  • Các định khách quan lợi thế của bản thân
  • Hành động vì lợi ích và kế hoạch mà không do dự

Lời kết

“Trading in the Zone” được ví như là kinh thánh của tâm lý giao dịch, tự tạo cho mình một kế hoạch, bám sát nó một cách nhất quán là một điều vô cùng quan trọng trong đầu tư mà mỗi trader luôn cần phải có.

Bài học đầu tiên trong đầu tư: “Hãy tập cách bảo vệ tiền của mình trước khi kiếm được tiền”

Trump Thành


* Thông tin trong bài viết chỉ mang mục tiêu chia sẻ và cung cấp kiến ​​thức, không phải là lời khuyên tài chính. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Leave a Comment