Hành trình “From HERO to ZERO” của Three Arrows Capital

Một quỹ hàng đầu thị trường Crypto với tổng lượng tài sản quản lý lên đến 18 tỷ USD sụp đổ sẽ ảnh hưởng thế nào? Do đâu mà Three Arrows Capital đã phải “chật vật” về vấn đề thanh khoản ở thời điểm hiện tại? Cùng Bitcoincuatoi tìm hiểu nhé!

Quỹ Three Arrows Capital là gì?

Three Arrows Capital (3AC) là một quỹ đầu tư dạng Hedge Fund (Quỹ phòng hộ tiền mã hóa), được thành lập bởi Su Zhu và Kyle Davies vào năm 2012. 3AC tập trung vào việc tìm kiếm các khoản lợi nhuận cao với ít rủi ro.

CEO 3AC từng chia sẻ rằng: 3AC đầu tư vào thị trường tiền mã hóa với tâm lý “Go billion or go zero” (hiểu nôm na là: Được ăn cả ngã về không), và tất nhiên sẽ không có chuyện 3AC xả token private đã mua, làm ảnh hưởng xấu tới các dự án mà họ đầu tư. Quỹ cũng đầu tư vào nhiều lĩnh vực trong thị trường như: DeFi, Gaming, NFTs, Base Layer,…

Xem thêm: Tổng quan về quỹ phòng hộ Three Arrows Capital

Các dự án được Three Arrows Capital đầu tư

Hành trình from Hero to Zero của 3AC

Vào lúc đỉnh điểm 3AC quản lý số tài sản tiền mã hóa trị giá khoảng 18 tỷ USD và đồng thời sở hữu hơn 5 tỷ USD trong số đó.

Với những thành công lớn đến từ những khoản đầu tư trên cả thị trường giao ngay và phái sinh, 3AC có lẽ đã ngủ quên trên ngôi vương của mình, trong men say của chiến thắng 3AC dường như đã không có một chút kế hoạch phòng thủ nào cho các khoản đầu tư của mình để đề phòng cho những kịnh bản tồi tệ nhất.

Sự suy giảm chung của thị trường tài chính trước sức ép của lãi suất

Và rồi điều gì đến cũng phải đến vào cuối năm 2021 thị trường tài chính toàn cầu bắt đầu chuyển biến xấu đi và tiền mã hóa cũng không ngoại lệ.

Trước sức ép khổng lồ của lạm phát do đứt gãy chuỗi cung ứng bởi chính sách Zero Covid và giá nhiên liệu tăng phi mã bởi những lệnh trừng phạt Nga để chống đối hành động quân sự của họ đối với Ukraine, cục dữ trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) đã ngay lập tức có những hành động mạnh tay với lãi suất và bảng cân đối kế toán nhằm giúp bình ổn lạm phát.

Điều này đã khiến cho thị trường tài chính toàn cầu bước vào một đợt giảm giá mạnh mẽ, tiền mã hóa cũng không ngoại lệ. Bitcoin hiện tại đã mất hơn 70% giá trị kể từ ATH.

Bitcoin mất 70% giá trị kể từ khi FED bắt đầu chính sách diều hâu của mình

Danh mục đầu tư của 3AC cũng không loại lệ, cho dù toàn bộ danh mục của họ là BTC thì tổng tài sản quản lý cũng đã bị bốc hơi hơn 70% giá trị. Thực chất mọi chuyện còn tồi tệ hơn khi 3AC luôn nổi tiếng là một quỹ đầu tư có khẩu vị rủi ro rất cao và ưu thích sử dụng đòn bẩy.

Sự sụp đổ của UST và Terra

3AC không phải là một quỹ tham gia đầu tư sớm vào các dự án, phong cách của họ thời gian gần đây là lướt sóng và đòn bẩy.

Terra-LUNA là một ví dụ điển hình họ không đầu tư quá sớm vào LUNA, nhưng với cơn sóng FOMO lãi suất APY ngất ngưởng vào thời điểm đầu năm 2022 khi thị trường vẫn đang trong một đà giảm giảm giá mạnh.

Khoản đầu tư 200 triệu USD của 3AC đã nhanh chóng tăng trưởng lên 600 triệu USD. Nhưng rồi tất cả nhanh chóng trở về với cát bụi sau sự cố UST bị depeg và pha xử lý đi vào lòng đất của đội ngũ Terra.

Không chỉ mỗi khoản đầu tư LUNA, vào thời điểm tồi tệ đó tất cả các khoản đầu tư khác của 3AC cũng sẽ phải chịu một sức ép bán tháo khủng khiếp khi cả Bitcoin cũng mất gần 40% giá trị.

stETH bị depeg và câu chuyện đòn bẩy hóa gậy ông đập lưng ông của 3AC

Gần đây nhất, sự kiện stETH bị depeg và những rủi ro thanh lý tài sản đến từ vòng xoáy tử thần giữa Lido và Aave.

Sự kiện này ban đầu chỉ tập trung vào kẻ tội đồ đáng thương Celsius vì những khoản vay thế chấp khổng lồ bằng stETH, WBTC và ETH trị giá hàng tỷ USD đang đối diện với nguy cơ bị thanh lý.

Đến ngày 14/6/2022, một ông lớn khác bất ngờ bị kéo vào cuộc với rất nhiều vị thế long và các khoản vay margin để bắt đáy đang đối diện với nguy cơ bị thanh lý, ông lớn này không ai khác chính là 3AC. Tin đồn nhanh chóng trở nên tồi tệ khi Zhu Su – đồng sáng lập và Giám đốc Điều hành của 3AC xóa Instagram của mình và im lặng trên Twitter.

Không biết những vị thế này được mở từ khi nào, tuy nhiên với phong cách “Go billion or go zero” của 3AC đây cũng không phải la điều quá bất ngờ. Tuy nhiên vào thời điểm thị trường tiền mã hóa bất ngờ chứng kiện một cơn khủng hoảng có thể ví như “khủng hoảng tài chính 2008” của tiền mã hóa hiện tại.

Đòn bẩy bất ngờ biến thành “bẫy đòn” quật bay tất cả tài sản của 3AC. Khi một quỹ lớn buộc phải bán ra toàn bộ tài sản của mình, kể cả khoản tiền trị giá 200USD để trả nợ thì mọi chuyện đã rõ.

3AC chuyển 138 Sushi trị giá 200 USD lên sàn để trả nợ

Tính đến hiện tại có lẽ tất cả tài sản của 3AC đã bị thanh lý hết khi Voyager – một chủ nợ lớn của 3AC đã tuyên bố 3AC chính thức vỡ nợ với khoản vay trị giá 650 triệu USD của mình.

Những khoản thanh lý đáng chú ý của 3AC:

  • Số Bitcoin trị giá hơn 1 tỷ USD bị Tether thanh lý
  • Hơn 81,000 stETH bị thanh lý trong vòng xoáy từ thần giữa LiDo và Aave và hơn 60.000 stETH bị bán ra để trả nợ.
  • 245 triệu USD ETH bị thanh lý trên Aave
  • 400 triệu USD bởi BlockFi
  • 200 triệu USD bởi nền tảng Genesis Trading 
  • Rất nhiều bên liên quan hiện tại vẫn chưa công bố.

Sự việc của 3AC ảnh hưởng thế nào đến thị trường?

Đối với các đối tác của AC

Rất nhiều đối tác lâu năm của 3AC đã bất ngờ phát hiện 3AC lén “mượn” tài sản nhằm bảo toàn các vị thế Long của mình trên cả sàn giao dịch.

Nổi bật phải kể đến chính là 8Block Capital một đối tác marketmaker lâu năm của 3AC. Theo như chuỗi tweet của mình, 8Block phát hiện 3AC đã lén rút hơn 1 triệu USD trong tài khoản trading chung để trả cho khoản margin call của mình.

Nền tảng staking Finblox cũng đã thông báo ngừng nạp rút và giới hạn mức này xuống 1,500 USD/tháng vì những liên quan đến 3AC. Họ có hành động như trên vì lo ngại liên quan đến 3AC.

Image
Finbox thông báo tạm ngưng nạp rút và giới hạn số tiền nạp rút.

Ngoài ra được biết có rất nhiều nhà đầu tư đã hợp tác với 3AC trong thương vụ kinh doanh chênh lệch giá giữa GBTC và BTC. Được biết hiện tại 3AC đang nắm giữ khoảng 38,888 GBTC của các nhà đầu tư và hiện tại vẫn chưa rõ số tài sản này sẽ được xử lý như thế nào nhưng hiện các nhà đầu tư tham gia thương vụ của 3AC đang phải chịu một khoản lỗ rất lớn và một nguy cơ mất trắng tài sản của mình.

Đối với những dự án được 3AC rót tiền đầu tư

Hiện tại có hơn 56 dự án được 3AC rót tiền đầu tư nổi bật như NEAR, Avalanche, DYDX và hai giao thức DeFi Aave và Balancer. Nếu 3AC vẫn còn nắm nhiều tiền mã hóa thuộc những dự án này sẽ gây ra một rủi ro bán tháo phá giá cho họ.

Hiện tại Avalanche và DYDX đã lên tiếng phủ nhận những cáo buộc liên quan đến 3AC.

Avalanche khẳng định việc 3AC chưa bao giờ liên quan đến các quỹ dự trữ của họ
Cũng tuyên bố không hề có bất kì một liên quan nào đến 3AC trong vụ việc lần này.

3AC là quỹ đầu tư dẫn đầu trong vòng gọi vốn 150 triệu USD của NEAR vào năm 2022, họ sở hữu một lượng lớn token NEAR.

Tuy nhiên tính đến thời điểm hiện tại số token NEAR của 3AC chưa được mở khóa, quá trình mở khóa sẽ được bắt đầu vào tháng 10/2022 với 1%/tháng. Điều này phần nào đã giúp NEAR tránh được rủi ro bán tháo điên cuồng của thị trường.

Đối với những chủ nợ của 3AC 

Những chủ nợ lớn được quản lý tốt như các giao thức DeFI là Aave và Coupound hay những ông lớn như Tether và Genesis đã thực hiện thanh lý thành công tài sản của 3AC và không còn chịu rủi ro trực tiếp từ họ. Trong khi đó Debebit cũng đã xác nhận rằng những khoản vay từ 3AC vẫn chưa được thanh toán, tuy nhiên điều này không gây bất kỳ tổn hại gì cho fund của người dùng và hoạt động của dự án. 

Mặc dù vậy còn đó những ông lớn với mô hình không tốt, điển hình như mô hình “ngân hàng phi tập trung” của BlockFi và Voyager, hiện tại hai ông lớn này đang đứng trước rủi ro thanh khoản và bể nợ lớn đặc biệt là Voyager khi không thể thu hồi khoản nợ trị giá hơn 650 triệu USD của 3AC và đang phải trông ngóng khoản vay cứu trợ đến từ FTX để tránh nguy cơ vỡ nợ.

Đúng với câu nói ” khi bạn nợ ai đó 100 USD bạn sợ họ nhưng khi bạn nợ ai đó 100 triệu USD họ sẽ phải sợ bạn”

Đối với thị trường chung

Với tình hình chung của thị trường tiền mã hóa, suốt thời gian qua vẫn còn đó những ông lớn và những nhà đầu tư vẫn đang còn kẹt hàng và những vị thế của mình. Trước sức ép thanh lý và bán tháo tài sản của 3AC, thị trường đã chìm vào hoảng loạn dẫn đến tình trạng thanh lý và bán tháo hàng loạt khiến hàng trăm tỷ USD vốn hóa bị bốc hơn và những khoản lỗ ròng trị giá hàng chục tỷ USD được ghi nhận.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là glassnode-studio_bitcoin-realized-loss-usd-1024x576.png
Hàng tỷ USD đã bị bán tháo dưới ảnh hưởng của cuộc thanh lý 3AC.

Tâm lý chung của các nhà đầu tư vào thị trường và các giao thức DeFi đã xuống thấp trầm trọng bởi những rắc rối xung quanh các giao thức DeFi hàng đầu như Celsius, Blockfi, SoLend,… Nay lại phải chịu sức ép khủng khiếp đến từ sự sụp đổ của một quỹ đầu tư hàng đầu từng một thời dẫn dắt thị trường.

Cuộc chơi của thị trường tiền mã hóa có vẻ cũng bắt đầu chứng kiến một sự thay đổi đáng kể, khi các ông lớn bắt đầu có xu hướng đối đầu lẫn nhau. Sự sụp đổ cả 3AC có sự góp sức không nhỏ đến từ các thế lực lớn đứng sau, nổi bật nhất có lẻ là Alameda Research và FTX khi họ là người nổ phát súng đầu tiên trong sự kiện FUD và bán tháo stETH.

Rõ ràng với việc sụp đổ của một trong những quỹ đầu tư hàng đầu thị trường ai sẽ là người được hưởng lợi nhất, không ai khác chính là những ông lớn vốn nguồn tiền khổng lồ, như một mũi tên trúng hai đích họ sẽ vừa triệt hạ được một đối thủ “cứng cựa”, vừa có thể tiến hành “gom hàng” hàng loạt với một mức giá rẻ mạt. Đặc biệt trong bối cảnh ngày càng có nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ tin vào Bitcoin.

Số lượng địa chỉ ví sở hữu từ 1BTC trở lên đang tăng phi mã bất chấp tình hình tồi tệ của thị trường

Nhà đầu tư nên làm gì sau sự kiện 3AC?

Đảm bảo tài sản cá nhân

Bởi vì chúng ta không biết trước được chuyện gì đã diễn ra, do đó việc rút tất cả tài sản ra khỏi các dịch vụ cho vay sinh lời tập trung như BlockFi, Voyager và Nexo là giải pháp an toàn nhất lúc này.

Các khoản vay cứu trợ từ các công ty lớn như FTX sẽ giúp giảm bớt gánh nặng về vấn đề thanh khoản và tạo ra dòng tiền, nhưng họ không thể lấy lại được tiền đã cho 3AC vay. Ngoài ra, các dịch vụ này sẽ phải thực hiện cắt giảm lãi suất mạnh mẽ do điều kiện thị trường và khả năng thanh khoản của các đối tác cho vay thấp hơn. 

Với tình hình hiện tại, các sự kiện tồi tệ tiếp theo vẫn có thể diễn ra, chúng ta vẫn chưa biết ai sẽ bị ảnh hưởng và mức độ như thế nào. Bên cạnh đó, khả năng tồn tại của các nền tảng này đang khá mơ hồ, không chắc chắn, do đó không có lý do gì mà anh em phải mạo hiểm tài sản của mình.

Mặc dù hành động dừng lại có thể khiến anh em mất đi một khoảng lợi nhuận nhưng ngược lại nó sẽ giúp bảo vệ tài sản trong tương lai. Vì vậy, hãy tự giữ tài sản của mình cho đến khi lợi suất rõ ràng và tình hình ổn định hơn. 

Theo dõi tình hình và chờ đợi cơ hội đầu tư khác

Một quỹ đầu tư lớn bị vỡ nợ có thể dẫn đến hiệu ứng Domino kéo theo hàng loạt những cái tên liên quan bị ảnh hưởng. Khi những ông lớn trong ngành bị ảnh hưởng, chắc chắn các cá con như chúng ta cũng không khả quan hơn mấy. Do đó, anh em nên cân nhắc việc lựa chọn thời điểm đầu tư.

Cơ hội trong thị trường vẫn luôn tồn tại, vì vậy anh em không nên quá vội vàng nhé!

Lời kết

Mặc dù là một quỹ lớn quản lý lượng tài sản lên đến 18 tỷ USD và có đội ngũ hùng hậu phía sau, tuy nhiên 3AC đã phải chịu thiệt hại nặng nề từ cái “bẫy đòn” leverage và sự biến động của thị trường. Đây là một minh chứng cụ thể nhất cho các nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường biến động mạnh.

Hãy cẩn trọng và luôn có những phương án dự trù để tránh những tổn thất không đáng có trong quá trình đầu tư nhé!

Biên tập và tổng hợp – Bitcoincuatoi

* Thông tin trong bài viết chỉ mang mục tiêu chia sẻ và cung cấp kiến ​​thức, không phải là lời khuyên tài chính. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Leave a Comment