Take profit & Stop loss là gì? Vì sao nhà đầu tư cần Take profit & Stop loss?

Khi bắt đầu tham gia đầu tư, hầu như các anh em newbie đều được các anh old-bie khuyên rằng phải nên đặt Take profit (TP – chốt lời) và Stop loss (SL – cắt lỗ), bởi vì đây là các quy tắc cơ bản trong giao dịch. Vậy cụ thể hai phương pháp này là gì? Vì sao các nhà đầu tư phải quan đến Take profit và Stop loss? Tìm ngay câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Take profit là gì?

Take profit (TP – chốt lời) là phương pháp giúp anh em xác định điểm chốt lời của một giao dịch mua hoặc bán.

Lệnh Take profit được đặt tại mức giá có lợi nhuận mà nhà đầu tư mong muốn. Khi giá chạm vào mức TP, lệnh sẽ tự động được thực hiện. Điều này giúp anh em có thể biến lợi nhuận ước tính thành lợi nhuận thật.

Ví dụ: Khi anh em mua BTC ở mức giá $20K, và mong muốn chốt lời ở mức $24K. Lệnh TP sẽ được kích hoạt khi giá BTC di chuyển chạm mức $24K. Nếu BTC giảm dưới $20K, lệnh này sẽ không được thực hiện.

Các mức TP đều được thiết lập bởi nhu cầu của từng nhà đầu tư, và chúng có thể thay đổi được. Tuy nhiên, việc liên tục dời điểm TP lại không được khuyến khích trong giao dịch.

Ưu & Nhược điểm của Take profit

Ưu điểm

Quản lý tự động & tiết kiệm thời gian: Khi đặt TP, các nhà đầu tư không cần phải theo dõi thị trường liên tục.

Giảm thiểu rủi ro tâm lý: Đôi khi anh em đầu tư, yếu tố tâm lý ảnh hưởng rất lớn đến quyết định ra vào lệnh. Tuy nhiên khi đặt TP, giúp anh em hạn chế bị ảnh hưởng tâm lý của cộng đồng.

Quản lý nguồn vốn hiệu quả: Như đã nói ở trên, đặt TP giúp anh em biến lợi nhuận ước tính thành hiện lợi nhuận thật.

Nhược điểm

Tâm lý ảnh hưởng nếu lợi nhuận thấp hơn xu hướng thị trường: Ban đầu anh em dự tính mức lợi nhuận tầm 20%, tuy nhiên thị trường hôm đó rất tích cực. Nếu không đặt TP, lợi nhuận có thể lên đến 40-50%. Nhiều anh em sẽ có cảm giác tiếc nuối, từ đó dễ dính vào bẫy FOMO.

Lệnh có thể không được thực hiện: Điều này xảy ra khi anh em dự tính sai xu hướng, hoặc giá tăng nhưng không chạm vào mức mong muốn.

Stop loss là gì?

Stop loss (SL) là hành động xác định một mức lỗ nhất định trong giao dịch mua hoặc bán. Đây là phương pháp giúp các nhà đầu tư quản lý rủi ro tài sản của mình khi thị trường không theo đúng dự đoán.

Lệnh Stop loss được đặt tại mức giá mà nhà đầu tư chấp nhận thua lỗ được. Khi giá chạm vào mức SL, lệnh sẽ tự động được thực hiện nhằm đảm bảo anh em không bị mất nhiều tiền hơn nếu giá tiếp tục giảm mạnh. Điều này giúp anh em có thể biến lợi nhuận ước tính thành lợi nhuận thật.

Ưu & Nhược điểm của Stop loss

Hầu như các ưu và nhược điểm của Stop loss đều giống với việc đặt Take profit, chẳng hạn như:

Ưu điểm

Quản lý tự động & tiết kiệm thời gian

Giảm thiểu rủi ro tâm lý

Quản lý nguồn vốn hiệu quả

Nhược điểm

Lệnh có thể không được thực hiện

Tạo tâm lý tiếc nuối nếu như giá chạm mức Stop loss và bất ngờ đảo chiều

Các phương pháp chọn điểm Take profit phù hợp

Take profit & Stop loss theo tỷ lệ phần trăm

Phương pháp này đơn giản là anh em sẽ chọn mức % mà bản thân chấp nhận là lợi nhuận hay phần lỗ. Đây là phương pháp không cần quá nhiều về kiến thức phân tích kỹ thuật, anh em chỉ cần chia các mức TP và SL theo % cố định.

Thông thường đối với các trader, mức lợi nhuận hoặc lỗ có thể chấp nhận sẽ ở mức 10%-20%. Dù vậy, vẫn dựa vào cách trade của từng trader mà con số có thể thay đổi.

Đối với các holder, sức gồng của họ sẽ nhiều hơn, bởi vì hầu như các holder đều đã tìm hiểu về dự án trước đó và luôn có lòng tin vào dự án mình đầu tư. Chính vì thế, hodler có thể dễ dàng chấp nhận được việc chia đôi tài khoản, hay gồng lời x10, x20,…

Take profit & Stop loss theo vùng hỗ trợ và vùng kháng cự

Về cơ bản, vùng hỗ trợ luôn ở dưới mức giá hiện tại. Bất kỳ mức dao động thấp nào trên biểu đồ đều có thể được coi là hỗ trợ.

Ngược lại, vùng kháng cự nằm trên giá hiện tại. Bất kỳ mức dao động cao nào trên biểu đồ đều có thể được coi là hỗ trợ.

Thông thường, các trader lựa chọn:

  • Take profit khi giá dưới vùng kháng cựtrên vùng hỗ trợ.
  • Stop loss khi giá trên vùng kháng cựdưới vùng hỗ trợ.

Phương pháp này rất dễ dàng áp dụng, tuy nhiên vẫn có rủi ro nếu như anh em dự đoán sai vùng hỗ trợ và vùng kháng cự.

Take profit & Stop loss theo mức giá cao/ thấp nhất trong ngày

Đối với phương pháp này, anh em quan sát biến động về giá trong một khoảng thời gian nhất định nào đó. Sau đó, dựa vào

  • Một mức giá thấp nhất ở một ngày nhất định để làm căn cứ đặt giới hạn Stop loss.
  • Một mức giá cao nhất ở một ngày nhất định để làm căn cứ đặt giới hạn Take profit.

Nhược điểm của phương pháp này là phụ thuộc vào biến động của thị trường, và đặc biệt là dựa vào dữ liệu cũ để phân tích.

Các tips khi đặt Take profit và Stop loss

Tránh đặt lệnh quá gần hoặc quá xa

Đối với lệnh Take profit

Với trường hợp thị trường đang “hype”, việc đặt Take profit quá gần khiến nhà đầu tư mất một khoảng lợi nhuận đáng có. Ngược lại, nếu như đặt lệnh Take profit quá xa mà giá không thể di chuyển đến được mức mong muốn, anh em cũng có chuyển lợi nhuận ước tính thành lợi nhuận thật.

Đối với lệnh Stop loss

Nếu đặt Stop loss quá gần, anh em sẽ dễ bị các sàn quét và thanh lý lệnh của mọi người.

Nếu đặt Stop loss quá xa sẽ giúp anh em yên tâm hơn khi hạn chế được việc sàn quét, tuy nhiên nếu thị trường bất ngờ đảo chiều hoặc phân tích của anh em sai, số tiền lỗ sẽ rất nhiều.

Hạn chế dời lệnh liên tục

Đôi khi nhiều anh em, thường di chuyển điểm Take profit và Stop loss trong khi lệnh đang chạy.

Đối với lệnh Take profit

Khi giá gần chạm với mức lời mà anh em mong muốn, lúc này tâm lý tham lam sẽ xuất hiện. Dẫn đến nhiều anh em dời lệnh Take profit và hy vọng rằng thị trường sẽ chạm đến mức lời đó. Tuy nhiên nếu thị trường không chạm đến mức Take profit mới, anh em lại mức đi phần lãi đáng lẽ phải nhận ban đầu.

Ví dụ: Khi anh em mua BTC ở mức giá $20K. Mức lợi nhuận anh em mong muốn là 10%, đồng nghĩa BTC đạt $22K. Tuy nhiên khi BTC đạt mức giá $22K, anh em để sự tham lam khống chế với suy nghĩ “BTC đã tăng lên được nhiêu đây, chắc chắn sẽ tăng tiếp”. Do đó, không có một hành động chốt lời nào ở mức giá $22K và sau đó, BTC đã giảm về $19K.

Với sự tham lam không chốt lời, anh em không chỉ mất đi 10% tiền lời, mà hiện tại đã phải gánh thêm khoản lỗ 5%.

Đối với lệnh Stop loss

Khi nhìn thấy xu hướng thị trường đi ngược lại với kỳ vọng và gần đến điểm cắt lỗ, nhiều anh em có xu hướng dời điểm Stop loss ra một chút với hy vọng rằng thị trường sẽ quay đầu. Dù vậy, việc di chuyển điểm Stop loss càng xa chỉ dẫn đến tổn thất lớn hơn. 

Bên cạnh đó, khi thị trường đang di chuyển đúng với kỳ vọng, nhiều anh em có xu hướng di chuyển điểm Stop loss gần hơn nhằm giảm thiểu lỗ.

Dù vậy, nếu như mọi thứ di chuyển đúng với dự đoán anh em sẽ hạn chế được thua lỗ; nhưng trường hợp sai với dự đoán, điều này sẽ làm anh em giảm lợi nhuận.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản nhất nhằm giúp anh em dễ dàng hiểu được Take profit và Stop loss là gì. Hi vọng qua bài viết sẽ giúp anh em đặt lệnh Take profit và Stop loss hiệu quả hơn trong khi giao dịch.

Biên tập và tổng hợp – Bitcoincuatoi


* Thông tin trong bài viết chỉ mang mục tiêu chia sẻ và cung cấp kiến ​​thức, không phải là lời khuyên tài chính. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Leave a Comment