Tổng hợp sự kiện Crypto tháng 6/2022

Tháng 6 có lẽ là tháng tồi tệ nhất khi Bitcoin dump mạnh về $17.5K, vốn hóa thị trường trượt khỏi mốc 1,000 tỷ USD, tạo tâm lý hoảng sợ cho các nhà đầu tư. Sự kiện này cũng đã kéo cả thị trường đi xuống, và ảnh hưởng nhất là các dự án/ quỹ đầu tư khi phải đứng trước nguy cơ vỡ nợ. Cùng Bitcoincuatoi điểm qua những sự kiện nổi bật của thị trường trong tháng 6 qua bài viết bên dưới nhé!

FED tăng lãi suất lần thứ 3 trong năm

Mặc cho những nỗ lực kiềm hãm sự tăng trưởng lạm phát của FED, chỉ số CPI tại Hoa Kỳ vẫn tăng mạnh lên 8.6%, vượt ngoài mức 8.3% trước đó đã được kỳ vọng.

Trong lần tăng lãi suất thứ 3 trong năm (vào ngày 16/06), FED đã công bố nâng mức lãi suất thêm 0.75%, mức tăng cao nhất kể từ năm 1994. Đây là mức tăng khá cao và cơ quan cũng không mong muốn tiếp tục tăng 0.75% trong những lần họp tiếp theo.

Biểu đồ lãi suất tham chiếu tại Mỹ. Màu đỏ là các đợt tăng lãi từ 0,75% trở lên. Nguồn: CNN, Refinitiv
Nguồn: CNN, Refinitiv
Biểu đồ lãi suất tại Hoa Kỳ, phần màu đỏ là các đợt tăng cao hơn 0.75%.

Tăng lãi suất, siết chặt nguồn tiền sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế, gia tăng tỷ lệ thất nghiệp và FED đã thừa nhận rằng chỉ số lạm phát họ kỳ vọng là 2%. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này thì FED buộc phải chấp nhận tiếp tục tăng lãi suất.

Và dĩ nhiên, khi nguồn tiền bị siết chặt thì các các lĩnh vực tài chính sẽ ảnh hưởng nặng nề, Crypto cũng không nằm ngoại lệ khi sắc đỏ liên tục bao trùm lấy thị trường trong nhiều ngày. Có lẽ thị trường cần phải có sự chuẩn bị tốt hơn để đối mặt với khó khăn trong những lần tăng lãi suất tiếp theo đến từ FED.

Update: 28/06/2022

The Merge diễn ra thành công trên Ropsten Testnet 

The Merge là sự kiện nâng cấp lớn của mạng Ethereum khi chuyển từ cơ chế đồng thuận Proof-of-Work (POW) sang Proof-of-Stake (POS). Khi bản nâng cấp được hoàn thành, chuỗi Ethereum 2.0 sẽ được ra đời với sự hợp nhất giữa chuỗi Ethereum hiện tại và chuỗi Beacon.

Các phase của Ethereum 2.0

Vào ngày 08/06, bản nâng cấp The Merge đã triển khai testnet thành công trên Ropsten tesnet. Chain PoW của Ropsten đã đạt đến tổng độ khó giới hạn trên 50 triệu tỷ và ngừng nhập các block trên phân đoạn chain đó. “Tổng độ khó giới hạn” đề cập đến giá trị độ khó được xác định trước mà tại đó quá trình hợp nhất cần diễn ra.

Sau sự thành công trên testnet Ropsten, The Merge sẽ tiếp tục triển khai trên testnet Sepholia trong thời gian tới, trước khi chính thức triển khai trên mainnet. Đây không chỉ là bước đột phá trong hành trình phát triển của hệ sinh thái Ethereum, mà trong dài hạn sẽ thúc đẩy các quỹ đầu tư lớn và các tập đoàn công nghệ tham gia vào thị trường Crypto. Điều này giúp cho thị trường có thể tăng trưởng bền vững với những nguồn tiền và tệp khách hàng đến từ những gã khổng lồ của thị trường công nghệ.

Bên cạnh đó, Ethereum cũng thông báo về việc trì hoãn “difficulty bomb” đến tháng 8/2022 (sau 5 lần trước đó), để team dev có nhiều thời gian hơn để làm việc trong quá trình chuyển sang PoS. Tuy nhiên, Ethereum cũng khẳng định quyết định trì hoãn “difficulty bomb” sẽ không ảnh hưởng đến lịch trình ra mắt The Merge trên mainnet vào tháng 8/2022. 

Xem thêm: The Merge sẽ tác động thế nào đến thị trường Crypto?

Stablecoin USDD mất peg

Sự việc bắt đầu vào lúc 11:00 AM ngày 13/06, USDD chính thức bị depeg về mốc $0.9. Token TRX – đồng coin bảo chứng cho stablecoin USDD đã giảm hơn 17% (từ $0.074 xuống $0.0644) do lo sợ về sự kiện LUNA thứ 2 sẽ xảy ra.

Trước tình hình USDD bị FUD, mọi người đua nhau đánh short khiến funding rate của TRX trên Binance giảm 50%. 4 tiếng sau đó, Justin Sun tuyên bố Tron DAO Reserve (TDR) – quỹ bảo chứng của USDD sẽ bơm thêm $2B để chống lại “đội quân short” và cứu TRX.

TDR đã thực hiện đúng lời hứa của mình khi nâng số tiền trong quỹ lên 2.3 tỷ USD, cao gấp đôi lượng cung 723 triệu USDD đang phát hành, và tỷ lệ bảo chứng cũng tăng lên 320%. Bên cạnh đó, TDR cũng liên tục bơm USDC lên Binance để gứu giá TRX.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là image-146-1024x618.png
Updated: 28/06/2022

Sự kiện này đã ảnh hưởng nặng đến thị trường do tâm lý sợ hãi từ sự sụp đổ của stablecoin UST vẫn còn đó, giá Bitcoin đã dump mạnh từ 26,000 USD về 21,000 USD, khiến hơn 250K trader bị thanh lý, với số tiền lên đến 1.15 tỷ USD trong vòng 1 ngày.

BTC dump mạnh từ $26K về $21K trong ngày 13/06
Tổng số tiền bị thanh lý trong ngày 13/06

Cho đến thời điểm hiện tại thì đồng stablecoin USDD vẫn chưa về peg $1.

Update: 28/06/2022
Biểu đồ giá stablecoin USDD trong tháng 06/2022

Tuy nhiên, anh em cần phải lưu ý rằng với lượng tài sản dồi dào trị giá 42 tỷ USD của mình, Tron DAO sẽ không dễ dàng để cho một hệ thống stablecoin thuật toán vốn hóa 700 triệu USD bị đánh sập và trục lợi. Đây có thể là một cái bẫy gấu khi hầu hết các nhà đầu tư đều hô hào short TRX to die.

Xem thêm: USDD & Tron (TRX) sụp đổ có thể là một cái bẫy!

Hiệu ứng domino stETH – Celsius – Three Arrows Capital

Hiệu ứng domino này bắt đầu khi stETH mất peg, ngay lập tức nhiều tên tuổi lớn trên thị trường đã bị kéo theo vào “vòng xoáy” này.

Đầu tiên là Celsius, vào ngày 10/06, nền tảng đã bất ngờ tạm dừng tất cả hoạt động rút tiền, hoán đổi, và chuyển đổi giữa các tài khoản với lý do không mấy chính đáng từ sự cố của stETH. Chính điều đó đã dấy lên tin đồn cho rằng Celsius hiện đang đứng trước nguy cơ phá sản. Giá token CEL đã giảm mạnh khi thông báo này được đưa ra. Dự án đã thuê cố vấn nhằm tái cấu tạo lại công ty của mình, điều này làm nhiều nhà đầu tư tin rằng tin đồn phá sản của Celsius là sự thật.

Biểu đồ giá token CEL

Ngay sau đó, vào ngày 14/06, một địa chỉ ví được cho là của quỹ Three Arrows Capital (3AC) đã “xả” gần 56K stETH khiến tỷ giá stETH và ETH trên Curve tiếp tục giảm về mức $0.93 và cộng đồng bắt đầu lan truyền tin đồn về việc 3AC gặp khủng hoảng về thanh khoản do thị trường lao dốc.

Một cuộc điều tra từ cộng đồng đã diễn ra và kết quả là 3AC đã vay mượn rất nhiều tiền để tiến hành những lệnh long trên các sàn Option và Futures và các khoản vay và lệnh long của 3AC đều đã bị gọi ký quỹ và thanh lý hàng loạt.

Voyager Digital chính thức tuyên bố Three Arrows Capital vỡ nợ vào ngày 27/06, khi quỹ này không thanh toán 15,250 BTC và 350 triệu USDC vào đúng hẹn.

Hiện tại 3AC vẫn chưa đưa ra thông báo nào. Tuy nhiên, nếu quỹ này thật sự vỡ nợ thì các “chủ nợ” của 3AC cũng đã bắt đầu lung lay khi:
• FTX, Deribit, Genesis Trading và Bitmex đồng loạt thanh lý hết vị thế của 3AC
• Celsius, Babel lần lượt thông báo chặn mọi hoạt động nạp, rút trên sàn
• Voyager Digital vay Alameda $485M để đảm bảo thanh khoản.
• BlockFi “ngầm xác nhận” đã thanh lý tài sản thế chấp từ 3AC và mua bảo hiểm rủi ro tài sản thế chấp.
• Finblox ngừng nạp rút và giới hạn mức này xuống $1.5K/tháng
• 8Block bị “giật” $1M từ quỹ chung
• Hơn 56 dự án được 3AC đầu tư đứng trước nguy cơ bị “xả hàng”
• …

Xem thêm: Three Arrows Capital (3AC) và rủi ro cho cả thị trường Crypto

Solend chiếm quyền quản lý ví người dùng

Sự kiện bắt đầu khi một cá voi Solana đã gửi một khoản SOL trị giá hơn 170 triệu USD nhằm thế chấp để vay 108 triệu USDC, khoản vay này sẽ bắt đầu bị thanh lý nếu giá trị của SOL giảm về mức 22.7 USD.

Giữa thời điểm thị trường đang bị FUD bủa vây, giá SOL đã giảm về $23 – rất sát với mức giá thanh lý của cá voi, điều này đã khiến cho team dev của Solend vào cuộc, đưa ra đề xuất “quản lý tạm thời” ví của cá voi này do lo sợ một cuộc bán tháo SOL sẽ diễn ra. Đề xuất đã được thông qua nhưng do nhận được quá nhiều sự chỉ trích, Solend đã cho bỏ phiếu thêm nhiều đề xuất khác nhằm “sửa chữa lỗi lầm” của mình
Đề xuất SNLD 2
Đề xuất SNLD 3

Những đề xuất này đã để lộ “bản chất tập trung” và “thao túng” của Solend. Và sự kiện này cũng giúp nhà đầu tư nhận ra những lỗ hổng to lớn của DeFi và DAO. Chúng ta không thể phủ nhận rằng nó đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến niềm tin của nhà đầu tư về một thị trường “phi tập trung”. Tuy nhiên, đây cũng sẽ là cơ hội tốt để tất cả cùng nhìn lại để học hỏi và tiếp tục phát triển hơn.

Xem thêm: Liệu Solend có phải là lỗ hổng của DeFi và DAO?

Thêm 3 quỹ Bitcoin Spot ETF ra mắt trên thị trường

Bất chấp sự sụt giảm của thị trường trong tháng 6, thị trường có thêm hai quỹ Spot ETF được ra mắt trên sàn giao dịch Cboe Australia vào ngày 06/06, nâng tổng số quỹ ETF tại Australia lên con số 06. Bên cạnh đó, 21Shares đã ra mắt Bitcoin Spot ETF tại Thụy Sĩ vào ngày 29/06, và tuyên bố sẽ chịu được bear market đang diễn ra.

“Với tình hình thị trường hiện tại, nhiều nhà đầu tư đang tìm cách “buy the dip” và tạo ra lợi nhuận dài hạn một cách tối đa. Chúng tôi sẽ cung cấp sản phẩm giúp nhà đầu tư tham gia vào thị trường với mức phí thấp nhất.”

CEO 21Shares

*Spot ETF cung cấp khả năng đầu tư hợp lý giống như Futures ETF, tuy nhiên, Spot ETF sẽ cho phép anh em đầu tư vào tài sản (Bitcoin/ Ether) theo giá Spot, thay vì giá trị của tài sản đã được định sẵn trong tương lai.

Update: 18/06/2022
Tổng lượng Bitcoin Spot ETF trên toàn thế giới

Ngoài ra, hai quỹ ETF Bitcoin và Ethereum tại Australia đều được quản lý bởi 3iQ Digital Asset Management và sẽ được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Toronto với tên 3iQ CoinShares Bitcoin ETF và 3iQ CoinShares Ether ETF. Được biết, các tổ chức đứng sau 3iQ tham gia các quỹ ETF trên là 21Shares và Cosmos Asset Management .

Điểm khác biệt mà 3iQ hướng tới chính là tỷ lệ chi phí thấp nhất trong số 6 quỹ tại Australia, thấp hơn 1.2% – 0.05% so với 21Shares và Cosmos ETF, mỗi quỹ có tỷ lệ chi phí là 1.25%.

Solana ra mắt smartphone Web 3

Sau khi nhận chỉ trích về bản chất “phi tập trung” bởi sự cố của Solend, Solana vẫn thông báo ra mắt các sản phẩm:

Saga Phone (hay còn gọi là Solana Phone) tích hợp các sản phẩm và dịch vụ tài sản kỹ thuật số, giúp người dùng dễ dàng giao dịch với tiền mã hóa.
Solana Mobile Stack (SMS) – bộ công cụ phát triển các ứng dụng Web3 trên điện thoại.
• Thành lập quỹ 10 triệu USD khuyến khích các nhà phát triển xây dựng ứng dụng tích hợp công nghệ từ SMS.

Mục tiêu của chúng tôi là tiếp cận đến hơn một tỷ người dùng tiền mã hóa trên toàn thế giới. Và cách tốt nhất để làm được điều đó là tích hợp nó lên một thiết bị bạn sử dụng hàng ngày. Saga sẽ hoạt động như một ví tiền mã hóa vật lý

Anatoly Yakovenko
Solana lấn sân vào ngành công nghiệp smartphone, liệu có thành công?
Anatoly Yakovenko trong sự kiện ra mắt Saga Phone tại New York

Được biết, ý tưởng về việc triển khai Saga và Solana Mobile Stack được nảy sinh từ những vấn đề thiết thực của người dùng, đặc biệt là các vấn đề còn hạn chế của Web 3 liên quan đến thiết bị di động.

Có thể thấy Solana đã đặt cược niềm tin rất lớn vào phát triển Web 3, và việc ra mắt smartphone sẽ giúp thị trường tiền mã hóa bước sang một chương mới, giúp người dùng dễ dàng tiếp cận với lĩnh vực tiền mã hóa và mở ra nhiều cơ hội phát triển hơn nữa.

SEC từ chối đơn đăng ký Bitcoin Spot ETF của Grayscale

Grayscale đã trình đơn đăng ký mở quỹ Bitcoin Spot ETF tại Hoa Kỳ kể từ tháng 10/2021 và quỹ cũng tiết lộ đạt được nhiều tiến độ tích cực trong các cuộc họp với SEC suốt quá trình chờ phê duyệt. Tuy nhiên, đến sáng ngày 30/06, SEC bất ngờ đưa ra thông báo từ chối đề xuất chuyển đổi Bitcoin Trust (GBTC) của Grayscale thành một quỹ Bitcoin ETF sau nhiều lần gia hạn.

Lý do được SEC đưa ra để từ chối đơn đăng ký của Grayscle là do những rủi ro của Bitcoin như: hoạt động rửa tiền, thao túng giá thị trường, các vấn đề bảo mật và thực trạng gian lận trên các sàn giao dịch lớn vẫn chưa được giải quyết.

“Lệnh từ chối không chấp thuận thay đổi quy tắc được đề xuất, như được sửa đổi bởi Tu chính án số 1. Ủy ban kết luận rằng NYSE Arca đã không đáp ứng được gánh nặng của mình theo Đạo luật Trao đổi và Quy tắc Thực hành của Ủy ban để chứng minh rằng đề xuất của họ phù hợp với các yêu cầu ở mục 6 (b) (5), trong đó có đề cập rằng một sàn giao dịch chứng khoán quốc gia phải được thiết kế để ngăn chặn các hành vi gian lận và thao túng cũng như phải bảo vệ các nhà đầu tư và lợi ích chung.”

SEC
Ủy ban chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ (Securities and Exchange Commission  - SEC) là gì?
Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC)

Sau khi bị từ chối, Grayscale tuyên bố công ty cảm thấy rất thất vọng và không đồng ý với phán quyết của SEC. Đồng thời, Grayscale đã đâm đơn kiện Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ và gửi đơn yêu cầu xem xét lại đến Tòa phúc thẩm Washington DC.

Grayscale tin rằng các nhà đầu tư Hoa Kỳ mong muốn được thấy GBTC chuyển đổi thành Bitcoin Spot ETF, và công ty sẽ nỗ lực theo đuổi đến cùng việc mở quỹ Spot ETF đầu tiên tại Hoa Kỳ.

Chúng tôi sẽ tiếp tục tận dụng toàn bộ nguồn lực của công ty để vận động các nhà đầu tư và để SEC đối xử công bằng hơn đối với các phương tiện đầu tư Bitcoin.

Michael Sonnenshein – CEO Grayscale

Lời kết

Thị trường đã trải qua tháng 6 không mấy suôn sẻ khi phải chịu sức ép bởi thị trường tài chính bởi sự kiện tăng lãi suất từ FED, và đồng thời liên tiếp các tin tức không tốt từ stETH, quỹ 3AC,…

Tuy nhiên, sắp tới chúng ta có thể sẽ đón nhận những tin tức tích cực hơn từ việc phê duyệt quỹ Bitcoin ETF vào tháng 7, cùng chờ xem những diễn biến sắp tới của thị trường nhé!

Strawberry

* Thông tin trong bài viết chỉ mang mục tiêu chia sẻ và cung cấp kiến ​​thức, không phải là lời khuyên tài chính. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Leave a Comment