Tâm lý của Newbie khi tham gia vào thị trường crypto

Trong bất kỳ thị trường nào, Newbie cũng được chia thành hai trường hợp:

  • TH1: Ngay lập tức mất tiền, từ đó sợ hãi và tránh xa thị trường một thời gian (hoặc mãi mãi).
  • TH2: Ngay lập tức thắng lớn và tự cho rằng “đây là một nơi thật dễ kiếm tiền”, ” mình là thiên tài”, và rồi kết quả thì chắc hẳn ai cũng biết.

Vậy hãy cùng Bitcoincuatoi tìm hiểu xem diễn biến tâm lý thường gặp của một Newbie được “cờ bạc đãi tay mới” sẽ như thế nào nhé!

Giai đoạn 1: Mua đâu thắng đó

Đây là giai đoạn mà Newbie không cần hiểu biết hay có nhiều kinh nghiệm về thị trường, nhưng một khi họ đã xuống tiền bước vô thị trường thì thường đạt được những thành công lớn. Bởi đơn giản, thị trường đang muốn và cho phép họ thắng để thu hút thêm dòng tiền vào thị trường.

Thông thường, những Newbie sẽ tìm đến thị trường vào thời điểm uptrend hoặc những lúc thị trường chứng kiến những đợt sóng hồi mạnh mẽ cùng trend mới thu hút người dùng (như Gamefi, Move2ern,…). Lúc này Newbie chỉ cần theo dõi 1 vài KOL trong thị trường là đã có thể dễ dàng biết được cách mua token và NFT trên các sàn CEX hoặc DEX và ngay lập tức kiếm được lợi nhuận khổng lồ chỉ trong ngắn hạn.

Giai đoạn 2: Tham lam và đầy ảo mộng

Sau khảon lợi nhuận điên rồ ban đầu, Newbie sẽ quên hết đi những cột mốc dự phóng ban đầu trước khi bước vào thị trường và từ đó, mục tiêu lợi nhuận cứ tăng lên dần từng ngày: x5, x10, x20, x100,..

Chính vì những dễ dàng ấy mà đa phần Newbie đều sẽ rơi vào trạng trái ảo tưởng và nghĩ rằng thị trường này thật dễ kiếm tiền, bản thân mình thật may mắn, mình đúng là thiên tài trong thị trường tài chính,… Đặc biệt là khi khắp các kênh thông tin đều viết về những thành công của những nhân vật trên thị trường hoặc những dự báo tương lai đầy sáng lạn để thúc đẩy lòng tham của Newbie.

Tuy vậy, tiệc nào rồi cũng sẽ đến lúc tàn. Với bữa tiệc này cũng vậy, một khi tương lai đầy hứa hẹn và bullish đang ở trước mắt anh em thì đó cũng sẽ là lúc tàn tiệc để bước sang một chương mới.

Giai đoạn 3: HODL và DCA trong sự tham lam

Tiệc đã tàn, dòng tiền mới đã ngừng bơm vào, nhưng những người tham gia lại chưa muốn rời bữa tiệc. Lúc này, những cú sập lên đến hàng chục % cũng không còn là vấn đề. Bởi khi ấy, lòng tin và sự tham lam tột độ đã khiến Newbie xem đó chỉ là những đợt hàng “giảm giá nhanh” trước một đà tăng mạnh mẽ mới.

Khi giá đạp xuống, Newbie sẽ ngay lập tức tìm mọi nguồn tiền để điên cuồng mua vào nhằm DCA. Khắp mạng xã hội lúc này sẽ tràn ngập những dòng Tweet và Status đại loại ” ABC dưới $XYZ là một món quà của thượng đế”.

Lúc này Newbie vẫn còn đầy sự mộng tưởng về việc mình đúng là một “Diamondhand” chính hiệu, thị trường và AMM không thể nào khiến Newbie bán tháo hết tiền mã hóa của mình. Lúc này, suy nghĩ mình là thiên tài cũng đã nhen nhóm quay trở lại và đôi khi trở nên điên rồ hơn bao giờ hết.

Đám đông trên thị trường không hề hay biết rằng họ như những gã mù quáng đang tiếp bước nhau giành giật một tấm vé cho “chuyến tàu vào lòng đất”

TradingView Chart
Simba Empire – dự án gamefi đình đám một thời trên mạng Polygon.

Giai đoạn 4: Tìm mọi cách gỡ gạc

Sau khi chứng kiến một sự sụt giảm sâu về giá trị của thị trường, đa phần Newbie thường sẽ cay cú tìm mọi cách có tiền ngay lập tức để DCA mỗi lần giá giảm nhằm mục đích chờ “sóng hồi” hoặc vẫn mộng tưởng về sự tăng trưởng mạnh mẽ trở lại của giá trị những đồng tiền mã hóa ấy. Cũng vì thế mà quên mất rằng tất cả sự sụt giảm giá trị đang diễn ra là do “nhà tạo lập” đang tìm mọi cách để ép Newbie phải bán đi tài sản tiền mã hóa của mình.

Tuy nhiên, cũng có một số khác lại lựa chọn một lối đi riêng, mở cách cửa “tà đạo” mới là bước vào thị trường giao dịch hợp đồng tương lai “Futures” để tìm cách lấy lại số tiền đã mất.

Binance Futures là gì? Giải thích và hướng dẫn sử dụng Binance Futures -  ViMoney
“Hành trình Futures của bạn chỉ mới vừa bắt đầu”-Binance

Trong tiếng anh Future có thể là tương lai, nhưng trong thị trường tiền mã hóa, Future đối với nhiều người lại là sự kết thúc.

Giai đoạn 5: Rời đi hay ở lại?

Sau khi mọi chuyện vỡ lẽ và hết hi vọng, đây thường sẽ là giai đoạn kết thúc của Newbie. Lúc này họ sẽ chán nản quyết định cắt lỗ hoặc bỏ mặc khoản đầu tư bản thân đã từng rất kì vọng và rời bỏ thị trường. Phần đông những anh em này sẽ luôn khăng khăng nhắc đến tiền mã hóa như một mô hình Ponzi lừa đảo và không tạo ra giá trị cho cuộc sống, và coi quá trình đầu tư của mình là một sai lầm khủng khiếp trong cuộc đời và sẽ không bao giờ muốn quay trở lại thị trường tiền mã hóa một lần nào nữa.

Tuy nhiên, cũng sẽ tồn tại một số ít Newbie kiên trì đứng dậy và tiếp tục đi lên từ những thất bại đau đớn và có cho mình một bài học đắt giá để tiếp tục bước đi với thị trường tiền mã hóa.

Lời khuyên dành cho người mới

Nếu là Newbie, anh em nên quên hết những hứa hẹn và lời mời chào trước khi vào thị trường. Bởi hiện tại không còn là thời điểm quá sớm để có thể dễ dàng kiếm tiền như trước kia và đầu tư tiền mã hóa cũng không phải là một cuộc chơi dễ dàng. Anh em hãy nhớ rằng 95-99% các đồng tiền mã hóa ngoài kia không hề có giá trị và sẽ chìm vào quên lãng khi thị trường tiền mã hóa bước vào thời kỳ được chấp nhận rộng rãi.

Đừng nên cố gắng lấy những điều đã diễn ra trong quá khứ để khăng khăng suy đoán cho hiện tại, thời gian sẽ không ngừng trôi, hãy luôn nhớ rằng ” Khi mọi người nghĩ rằng mình đã tìm ra chìa khóa cho thị trường, thì cũng là lúc thị trưởng đã đổi ổ khóa”

Lời kết

Thị trường tiền mã hóa không phải là một nơi dễ dàng để kiếm tiền, anh em hãy luôn cập nhật bổ sung kiến thức để có thể tự mình bước đi vững vàng trên thị trường, bởi vì khi anh em không có một kế hoạch nào thì cũng giống như anh em đang lên một kế hoạch cho sự thất bại của mình.

Chúc anh em nhận được nhiều giá trị sau bài viết.

Trump Thành


* Thông tin trong bài viết chỉ mang mục tiêu chia sẻ và cung cấp kiến ​​thức, không phải là lời khuyên tài chính. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Leave a Comment