Nhà đầu tư học được gì từ liên hoàn FUD của Q2/2022?

Thị trường năm 2022 đối diện với các biến động mạnh mẽ khi tin tức tiêu cực liên tục xuất hiện làm ảnh hưởng tâm lý của cộng đồng. Tuy nhiên, nhìn lại những gì đã và đang trải qua, dường như thị trường đang muốn “dạy” cho các nhà đầu tư những bài học hữu ích. 

Tổng quan các FUD nổi bật thời gian qua

Sự sụp đổ của Terra (LUNA) – UST

Có thể xem là một trong những “cội nguồn” tạo nên các FUD lớn nhất góp phần khiến thị trường “đỏ lửa”. Terra (LUNA) – từ một dự án nằm trong top 10 thị trường trở về con số 0 tròn trĩnh chỉ sau vài ngày khi token LUNA chia 100 triệu lần từ ATH và UST mất peg rồi hoàn toàn sụp đổ. 

Xem thêm:

Lạm phát tăng kỷ lục

Trái với con số dự báo của các chuyên gia trước đó là 8.3%, lạm phát Mỹ trong tháng 05/2022 tiếp tục tăng lên mốc 8.6% – mức cao nhất trong 4 thập niên qua, bất chấp mọi nỗ lực điều tiết từ FED. 

Liên hoàn FUD stETH – Celsius – Three Arrows Capital

Khoảng đầu tháng 06/2022, token ánh xạ của của ETH là stETH bị mất peg. Kéo theo đó là Celsius Network phải ra thông báo tạm ngừng mọi hoạt động nạp, rút và giao dịch trên nền tảng làm nổ ra tin đồn Celsius đứng trước nguy cơ vỡ nợ. 

Một thời gian ngắn sau, quỹ đầu tư Three Arrows Capital (3AC) bị thanh lý một loạt các vị thế trên các nền tảng lending. Hiện tại không những đối mặt với khoản nợ khổng lồ mà 3AC còn có nguy cơ bị kiện bởi những công ty cho vay khác như BlockFi hay Voyager Digital. 

Xem thêm:

Solend chiếm quyền kiểm soát ví người dùng

Nghe có vẻ như một vở hài kịch khi mà Solend liên tục đưa ra các đề xuất bao gồm: 

  • Kiểm soát ví cá voi
  • Rồi lại mở cuộc bỏ phiếu hủy để xuất ban đầu
  • Sau đó tiếp tục đề xuất thanh lý $50M của cá voi này

Các nhà đầu tư cũng cảm thấy chóng mặt bởi độ “trở mặt nhanh như bánh tráng” của Solend.

Xem thêm:

Nhà đầu tư học được gì từ chuỗi FUD trên?

Chuyện gì cũng có thể xảy ra

Không thể phủ nhận, trong một thị trường trẻ và đầy biến động như Crypto, chuyện gì cũng có thể xảy ra.

Stablecoin chưa chắc stable

Nhìn vào một loạt các stablecoin được coi như bằng chứng sống cho việc stablecoin chưa chắc đã ổn định như chúng ta đã nghĩ. UST depeg hơn 5 lần rồi hoàn toàn sụp đổ. Sau đó đến lượt USDD cũng mất peg $1. Ngay cả stablecoin lớn nhất thị trường là USDT cũng có lúc depeg và cần thời gian để lấy lại sự cân bằng.

Có thể thấy, mặc dù stablecoin nổi tiếng về sự ổn định và là nơi lưu trú tài sản cho các nhà đầu tư mỗi khi thị trường biến động nhưng với các sự kiện gần đây, có lẽ chúng ta vẫn nên cân nhắc thật kỹ bởi stablecoin chưa chắc stable! 

DeFi không hẳn phi tập trung

Sự kiện Solend của Solana là một ví dụ điển hình. Tài chính phi tập trung là nơi các nhà giao dịch không chịu sự kiểm soát của bất kỳ bên thứ 3 nào như tài chính truyền thống. Thế nhưng, Solend đã có một pha xử lý “đi vào lòng đất” khi đối diện với nguy cơ bị cá voi thanh lý ồ ạt và phải đối mặt với vấn đề thanh khoản. 

Hành động của Solend bị cộng đồng lên án dữ dội vì việc ngang nhiên chiếm quyền người dùng là một hành động đi ngược lại với bản chất phi tập trung của DeFi. Một số người khác lại cho rằng hành động này tuy có chút trái với lý thuyết nhưng cũng vì động cơ tốt. 

Tuy nhiên, dù đúng hay sai thì chúng ta đã có thể nhận ra DeFi vốn chưa chắc phi tập trung như chúng ta vẫn nghĩ và vẫn có thể bị kiểm soát bởi một thế lực nào đó.

Không ngọn núi nào là mãi vững chãi

Three Arrows Capital là một trong những quỹ đầu tư lớn nhất thị trường nhưng hôm nay khi nhắc đến, cộng đồng sẽ chỉ nhớ đến những cụm từ đi kèm như “vỡ nợ”, “bị thanh lý”, “đối mặt với vòng xoay pháp luật”,… 

Hay Terra (LUNA), một trong những dự án từng nằm trong top 10 thị trường khi xét về market cap giờ đây lại chính là kẻ tội đồ nổ phát súng đầu tiên đưa thị trường rơi vào “chảo lửa”. 

Không thể bỏ qua Celsius Network, một trong các nền tảng Lending lớn nhất cũng phải đối mặt với vấn đề thanh khoản và phong tỏa các hoạt động nạp, rút và giao dịch trên mạng lưới của mình sau sự kiện depeg của stETH so với ETH. 

Nhìn chung, trong thị trường còn nhỏ và biến động mạnh như Crypto, có thể nói rằng không có một điều gì là chắc chắn, nó sẽ nghiêng về một sân chơi xác suất với đủ các trường hợp có thể xảy ra. 

Dự án nào cũng có “Gót chân Achilles”

Không nên quá lạm dụng DeFi 

Sự sụp đổ của 3AC là một ví dụ điển hình trong việc lạm dụng vòng xoáy vay – thế chấp bằng đòn bẩy của DeFi. Khi một sự biến động diễn ra, stETH mất cân bằng với ETH đã khiến cho vị thế của 3AC lần lượt bị thanh lý. Số nợ quỹ đầu tư này phải chịu lớn đến mức họ không thể chi trả từ đó dẫn đến vỡ nợ và phá sản. 

Người ta có câu “vỏ quýt dày có móng tay nhọn”, những quỹ đầu tư lớn mạnh hơn, những tay chơi sành sỏi hơn đã lợi dụng tình hình này như một điểm yếu của 3AC và tiến hành “thanh trừng” quỹ đầu tư này khỏi thị trường. 

Hãy cẩn thận những dự án có APY lớn

Nhìn chung các dự án trong thị trường Crypto sẽ cho ta một tỷ lệ APY cao hơn so với ngành tài chính truyền thống. Thế nhưng, hãy cẩn thận với những dự án hô hào cho các nhà đầu tư một mức APY trên trời. Tôi không đánh đồng tất cả nhưng một số dự án sẽ lợi dụng tham vọng sinh lời nhiều của các nhà đầu tư và sử dụng mức APY cao chót vót để chiêu dụ họ. Để rồi một khi chúng đã thu được một khoảng “kha khá”, chúng sẽ biến mất biệt tăm. Khi đó, bạn nhận ra mình bị lừa cũng quá muộn màng. 

Hãy nhớ, APY cao không đồng nghĩa với dự án hoặc sản phẩm của dự án sẽ chất lượng. Bạn cần chọn lọc thật kỹ và kết hợp với việc nghiên cứu để có thể hạn chế rủi ro.

Mỗi một chu kỳ của thị trường Crypto, cộng đồng sẽ FOMO những trend khác nhau. Và là một nhà đầu tư đủ tỉnh táo, đừng quá tin tưởng vào những xu hướng bị FOMO quá nhiều. Thực tế, vẫn có những trend có thể trở thành xu hướng của tương lai, chẳng hạn như Metaverse hay Web3.0. Thế nhưng, cũng có những trend chỉ mang tính chất nhất thời, “nhanh nở chóng tàn” như GameFi hay ICO. 

Năm 2017, làn sóng ICO nổi lên với hàng ngàn dự án đua nhau “bắt trend”, cộng đồng đua nhau FOMO. Tuy nhiên, đến hiện nay, bạn có thể đặt câu hỏi cho mình rằng liệu còn bao nhiêu dự án thật sự tồn tại đến bây giờ?

GameFi là một phiên bản khác của DeFi, kết hợp giữa xu hướng game play-to-earn và DeFi. Thời điểm năm 2021, GameFi là một trong các xu hướng thịnh hành nhất thị trường, các dự án GameFi mọc lên như nấm. Tuy nhiên, hiện tại lại chẳng còn bao nhiêu dự án đủ sức hấp dẫn để thu hút nhà đầu tư ở lại cũng như đủ bền để đi đường dài. 

Chốt lại, “đu trend” có lẽ sẽ giúp bạn kiếm lời nhưng rủi ro đi kèm vẫn là quá cao. Nếu thật sự muốn theo các dự án trending, hãy tái cấu trúc lại portfolio của mình hoặc dành thời gian nghiên cứu các dự án thật sự đáng tin tưởng, tạo ra giá trị cho cộng đồng. 

Lời kết

Thị trường sẽ “dạy” bạn những điều mới thông qua mỗi lần biến động. Bất kỳ ai khi tham gia thị trường, dù ít hay nhiều đều cũng sẽ trả một cái giá để đổi lại những bài học nhất định. Phía trên là những bài học có thể rút ra trong lần sụp đổ này của thị trường. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình nghiên cứu đầu tư. 

Chloe


Thông tin trong bài viết chỉ mang mục tiêu chia sẻ và cung cấp kiến ​​thức, không phải là lời khuyên tài chính. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Leave a Comment