Trở thành cơn sốt toàn thị trường Crypto vào mùa hè năm 2021, NFT vẫn chứng minh được sức hút của mình khi duy trì doanh thu lên đến hàng tỷ USD mỗi tháng, bất chấp sự ảm đạm của thị trường chung trong thời gian gần đây.
Vậy do đâu mà các NFT vẫn giữ được sức hút của mình đối với các nhà đầu tư? Cùng tìm hiểu nhé.
NFT là gì?
Non-Fungible Token, viết tắt là NFT (token không thể thay thế) là một tài sản ảo đại diện cho các vật phẩm trong thế giới thực như nghệ thuật, âm nhạc, vật phẩm game, video,…
Các NFT thường đại diện cho một tài sản số nào đó, được xác thực bằng công nghệ Blockchain và theo tiêu chuẩn ERC-721. Do đó mỗi NFT sẽ là duy nhất, do đó, bản thân mỗi NFT mang giá trị sưu tầm rất cao đối với các nhà đầu tư.
Sự phát triển của NFT
NFT đã có mặt trên thị trường từ năm 2012, tuy nhiên đến năm 2017, NFT mới bắt đầu nhận được sự chú ý của cộng đồng nhờ vào sự xuất hiện của CryptoPunks – game sưu tầm với 10,000 avatar NFT, và Crypto Kitties – game nuôi mèo ảo của Dapper Labs.
NFT đã gây nên tiếng vang lớn trong thị trường vào tháng 3/2021, khi tác phẩm NFT được kết hợp từ 5,000 bức họa – Everydays: The First 5000 Days, của nghệ sĩ Beeple, được bán với mức giá kỷ lục 69 triệu USD. Ngay sau đó, số lượng tìm kiếm về NFT đã nhanh chóng đứng đầu Google Trends.
Bên cạnh đó, vào hè 2021, Axie Infinity đã bùng nổ như một xu hướng mới và tạo thành một làn sóng trên thị trường game với cơ chế Play to Earn (chơi game để kiếm tiền). Doanh thu NFT đã tăng vọt lên mức hàng tỷ USD mỗi tháng và duy trì cho đến thời điểm hiện tại.
Sức hút của NFT đến từ đâu?
Sự khác biệt giữa NFT và token
Mặc dù NFT cũng được tạo ra bằng các chương trình giống với tiền mã hóa, ví dụ như Bitcoin hoặc Ethereum, tuy nhiên, về bản chất thì cả 2 lại có sự khác nhau.
Token | NFT | |
Số lượng/ tổng cung | Dự án có thể phân bổ đến hàng trăm/ triệu/ tỷ token | Mỗi NFT là duy nhất, không có bản thứ 2 |
Tính thay thế | Các token có thể swap được với giá trị ngang nhau | Không thể swap các NFT với nhau |
Giá trị | Phụ thuộc vào tokenomics của dự án | Phụ thuộc vào sự độc đáo và độ hiếm |
Mục đích | Thường được sử dụng để phát triển dự án | Lưu trữ/ sưu tầm các vật phẩm hiếm, tác phẩm nghệ thuật và tham gia game |
Bản quyền | Không có tiền bản quyền cho mỗi token | Có tiền bản quyền đối với mỗi NFT |
Cách thức hoạt động của NFT
NFT chạy trên hệ thống Blockchain và được tạo ra/ mint dựa theo các vật phẩm trong thế giới thực như:
- Các tác phẩm nghệ thuật
- Ảnh GIF
- Video và các khoảnh khắc nổi bật trong thể thao
- Các bộ sưu tập thời trang/ ô tô/…
- Avatar ảo
- Vật phẩm game
- Sản phẩm âm nhạc
Mỗi NFT chỉ có thể có một chủ sở hữu tại một thời điểm. Nhờ vào tính độc nhất của mình, các NFT có thể dễ dàng được xác minh quyền sở hữu. Chủ sở hữu hoặc các nhà sáng tạo cũng có thể lưu trữ các thông tin cụ thể dưới dạng NFT. Chẳng hạn, các nghệ sĩ có thể ký tên vào tác phẩm nghệ thuật của mình bằng cách chuyển chữ ký của họ thành dạng siêu dữ liệu NFT.
NFT là sân chơi cho các nhà sáng tạo nội dung
Sức hút của NFT có lẽ đến từ những ứng dụng của nó. NFT không chỉ giúp các nghệ sĩ, nhà sáng tạo nội dung thỏa sức với đam mê mà còn đem lại khoản lợi nhuận không hề nhỏ cho họ. Mỗi NFT sẽ được đảm bảo về quyền sở hữu và bản thân chúng sẽ là những sản phẩm độc nhất, do đó giá trị của NFT dựa vào sự hiếm có và độ độc đáo.
Thị trường đã xuất hiện nhiều bộ sưu tập NFT có giá trị khủng, lên đến hàng triệu USD có thể thể đến như Bored Ape Yacht Club (BAYC) và Mutant Ape Yacht Club (MAYC).
Không nằm ngoài xu thế của thời đại, hàng loạt các tập đoàn tài chính truyền thống như: Các hãng thời trang lớn Balenciaga, Prada, Gucci, LV, hãng xe cao cấp Ferrari, tập đoàn Coca-Cola,… đã lấn sân sang lĩnh vực NFT và tung ra hàng loạt các bộ sưu tập NFT của riêng mình.
Một số tựa game NFT nổi bật
Không chỉ giúp cho các nhà sáng tạo nội dung, game NFT cũng được xem là một sân chơi đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư. Ngoài tính chất giải trí như các game truyền thống, game NFT cho phép người chơi kiếm tiền nhờ vào cơ chế Play to Earn (chơi để kiếm tiền) hoặc gần đây nhất là Move to Earn (đi bộ để kiếm tiền).
Một số tựa game NFT nổi bật góp phần vào sự phát triển của NFT có thể kể đến như:
- CryptoKitties: Đây là game giúp NFT nhận được sự chú ý của cộng đồng vào năm 2017. Anh em có thể mua và nuôi những chú mèo ảo hoặc lai tạo các giống mèo với nhau, sau đó giao dịch chúng trên các NFT Marketplace.
- Axie Infinity: Game NFT tạo thành làn sóng Play to Earn vào hè 2021. Người chơi có thể nuôi dưỡng và cho các Axie (thú nuôi trong game) chiến đấu để kiếm vật phẩm và xây dựng vương quốc Axie riêng cho mình. Các vật phẩm anh em kiếm được trong các trận đấu hoặc các Axie sẽ được bán trên NFT Marketplace.
- The Sandbox: Game được ra mắt tựa như phiên bản khác của Minecraft hay Roblox, điểm đặc biệt của Sandbox là có tích hợp thêm NFT và mở ra một vũ trụ Metaverse cho các nhà đầu tư.
- StepN: Sau Play to Earn, StepN đã làm dậy sóng cộng đồng với cơ chế độc đáo của mình – Move to Earn. Với StepN, người chơi chỉ cần mua cho mình một đôi sneaker NFT và ngay lập tức có thể kiếm được tiền bằng cách đi bộ với những đôi sneaker đó.
Nhờ vào game NFT, uscecase của NFT đã được phổ biến hơn như:
- Mua/ bán các nhân vật, vật phẩm trong game.
- Sưu tầm các vật phẩm quý hiếm hoặc các vật phẩm độc đáo theo sở thích.
- Phát triển Metaverse (phần này mình sẽ giải thích chi tiết ở mục tiếp theo).
Xem thêm:
- Axie Infinity (AXS) là gì? Tổng quan về trò chơi Play-to-Earn hàng đầu hiện nay
- STEPN (GMT, GST) – Làn sóng Move to Earn đầu tiên trong GameFi
- Có nên FOMO vào làn sóng “đi bộ” với STEPN?
- Tổng quan về The Sandbox (SAND) và Cách kiếm tiền với The Sandbox
Tiềm năng phát triển của NFT trong tương lai
Vẫn còn nhiều hoài nghi cho rằng NFT chỉ là xu hướng nhất thời và nó đang được mọi người thổi phồng lên, cuối cùng NFT sẽ có kết quả tương tự như “bong bóng” ICO. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy được NFT đã trải qua một khoảng thời gian dài để phát triển, bên cạnh đó, mặc cho thị trường rơi vào giai đoạn “ảm đạm” như hiện tại, NFT vẫn chứng minh được sức mạnh của mình khi doanh thu NFT của các Blockchain vẫn giữ được sự ổn định.
Game NFT – một trong những lĩnh vực thúc đẩy thị trường NFT phát triển vào năm 2021, đang có dấu hiệu hạ nhiệt, do phần lớn những người chơi game đều hướng tới việc kiếm tiền thay vì xây dựng cộng đồng, và các nhà sản xuất game cũng tập trung vào mảng kinh tế hơn là chú trọng đến trải nghiệm của game thủ.
Do đó, Metaverse chính là giải pháp tốt nhất cho sự phát triển của NFT và đồng thời NFT cũng mang đến cơ hội mở ra một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên Metaverse. NFT có khả năng phá vỡ mô hình mạng xã hội truyền thống liên quan đến tương tác của người dùng, xã hội hóa và giao dịch trong thế giới Metaverse.
Không chỉ dừng lại tại đó, với NFT, anh em có thể toàn quyền sở hữu các vùng đất và không gian ảo trong Metaverse. Một trong những bất động sản kỹ thuật số nổi tiếng nhất của Metaverse là Decentraland (MANA). Nhiều thương hiệu nổi tiếng như Estée Lauder, Tommy Hilfiger, Dolce & Gabbana,… cũng đã tổ chức triển lãm thời trang ảo và bán đấu giá các thiết kế riêng của họ dưới dạng NFT. Bất động sản ảo cũng đang thu hút sự quan tâm từ các nhạc sĩ vì họ có thể biểu diễn và bán vé dưới dạng NFT và hàng hóa trực tuyến. Metaverse đang nhận được nhiều sự kỳ vọng của để trở thành xu thế mới trong tương lai.
Lời kết
NFT là một thị trường tiềm năng, mang đến nhiều cơ hội không chỉ dành cho các nhà sáng tạo nội dung mà còn cho các anh em đầu tư. Tuy nhiên, do giá trị của NFT quá cao nên vẫn còn hoài nghi về giá trị thật sự của nó. Do đó, anh em hãy cân nhắc và lên kế hoạch rõ ràng nếu muốn tham gia vào lĩnh vực này với mục đích đầu tư nhé!
Strawberry
—
* Thông tin trong bài viết chỉ mang mục tiêu chia sẻ và cung cấp kiến thức, không phải là lời khuyên tài chính. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.