CZ tuyên bố: “Metaverse mới là sự bền vững!”

Trong buổi live AMA mới nhất của Binance, CZ đã tuyên bố: “Các mô hình “To Earn” như Play to Earn, Read to Earn,… chỉ là nhất thời, Metaverse mới là sự bền vững”.

Vậy Metaverse có gì khác biệt với các mô hình kể trên? Và làm thế nào để Metaverse xây dựng được sự bền vững? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

Tại sao các mô hình “ABC to Earn” không có tính bền vững?

Đây là cuộc cách mạng hay chỉ là điều dối trá?

Khi trend Play to Earn nổi lên trong thời gian đại dịch, truyền thông liên tục đưa tin về một mô hình tài chính mới mang tính “cách mạng” khi lần đầu tiên game thủ có thể dễ dàng kiếm được tiền khi tham gia chơi game? Nhưng thực chất có phải như vậy?

Thực chất, các trò chơi điện tử từ rất lâu đã trở thành một ngành công nghiệp khổng lồ với doanh thu hàng chục tỷ USD mỗi năm. Vì thế, cuộc chiến giữa các đối thủ trong nền công nghiệp này ngày càng gay gắt khi họ bắt đầu nhận ra cách tốt nhất để quảng bá sản phẩm của mình là tổ chức những giải đấu, sự kiện,….. Từ đó nhu cầu tìm kiếm và đào tạo những cá nhân chơi game xuất sắc ngày càng cao với mức đãi ngộ khủng khiếp (có thể lên tới hàng triệu USD mỗi năm). Vậy rõ ràng việc chơi game có thể kiếm được tiền không phải tới bây giờ mới có. Và không chỉ những game thủ xuất chúng mới có khả năng kiếm tiền trong lĩnh vực này, bằng chứng rõ ràng nhất chính là hình thức “cày thuê” được rất nhiều anh em tham gia với thu nhập hấp dẫn.

Không chỉ vậy, nếu anh em game thủ cần tìm kiếm một thị trường trao đổi vật phẩm game trực tuyến, hoặc một nơi anh em có thể thiết kế ra chế độ chơi và bán cho mọi người thì anh em có thể đến với nền tảng Steam, với hai tựa game đình đám là Dota2 và Csgo.

Vì thế, có thể nói thực chất Gamefi, game Blockchain không tuyệt vời như anh em nghĩ, và nó cũng không phải là một “cuộc cách mạng” P2E lần đầu xuất hiện, có chăng nó chỉ là bệ phóng, giúp định nghĩa này đến gần hơn với tất cả mọi người.

Chất lượng sản phẩm kém

Một điều anh em có thể dễ dàng thấy được ở 99.9% các tựa game blockchain đó là giá trị vốn hóa luôn được phổi phồng nhưng chất lượng sản phẩm thì luôn ở dưới mức trung bình.

Xét về tất cả các yếu tố như cốt truyện, gameplay, đồ họa, hiệu ứng,… Game blockchain thậm chí còn không hấp dẫn bằng những tựa game ra mắt từ hai thập kỷ trước. Tính không bền vững của game Blockchain được nhận định đến ngay từ đội ngũ sản xuất , khi đa số dự án game được chuẩn bị hết sức sơ sài với mục đích chính là phát hành token (để làm điều mà ai cũng biết)

Mô hình kinh tế bền vững

Bất kể với mô hình kinh tế 1 token hay 2 token, sự suy thoái của các dự án Gamefi đã cho thấy Play To Earn không hề có tính bền vững.

Nguyên nhân chính đến từ vấn đề nội tại của trò chơi không đủ hấp dẫn để thu hút các game thủ chi tiền để mục đích giải trí hay thể hiện cái tôi. Hầu hết người dùng của Gamefi chỉ quan tâm đến “Earn”, điều này khiến mô hình này ngày càng sinh ra một lực cung vô cùng lớn đến từ cả NFT và token.

Mô hình 2 token cũng chứng kiến điều tương tự, khi token trả thưởng được sinh ra quá nhiều, khiến giá trị tụt giảm mạnh, phần thường từ game không còn đủ hấp dẫn khiến cho việc nắm giữ token quản trị trở nên kém hấp dẫn và tụt giảm giá trị.

Tại sao Metaverse lại bền vững hơn?

Một thế giới thực trên không gian ảo

“Chúng ta vẫn đang ở giai đoạn đầu của metaverse. Mọi thứ đang tương tự như giai đoạn những năm 2000 khi mà mạng xã hội còn chưa phát triển”

– CZ

Metaverse là một thế giới ảo tồn tại song song với thế giới thực, nơi đây giống như một vùng đất hứa mà mọi người có thể làm bất cứ điều gì, trở thành bất kì ai mà họ muốn, không có ranh giới ngoại hình, giới tính, màu da,….

Hiện tại Metaverse đang ở giai đoạn rất sơ khai, mục tiêu các dự án Metaverse hướng tới trong ngắn hạn đang là xây dựng một thế giới game 3D kết hợp mạng xã hội, nơi mọi người không chỉ tương tác với nhau qua những bức ảnh, những lượt reaction, những tin nhắn cuộc gọi thoại mà còn có thể làm việc, vui chơi, mua sắm cùng nhau… và thậm chí còn nhiều hơn thế.

Xem thêm: Metaverse thật sự là gì? Có hay không một thế giới thực trong không gian ảo?

Mảnh ghép quan trọng của ngành công nghiệp NFT

NFT đã chứng minh chúng không phải là những thứ vô giá trị và đang không ngừng phát triển với tốc độ chóng mặt, nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người, những chủ sở hữu NFT không hề muốn hình ảnh NFT trị giá hàng chục ngàn, thậm chí hàng triệu USD của mình có thể bị copy một cách dễ dàng với vài cái click chuột, bất kì ai sở hữu NFT của mình đều muốn nó có một không gian để NFT chân thật, gần gũi và đảm bảo tính độc nhất.

Metaverse trở thành một mảnh ghép quan trọng mà thị trường NFT đang thiếu và mong chờ. Với Metaverse, các NFT không chỉ còn là một đoạn mã code kết hợp với một hình ảnh nhàm chán trong ví tiền mã hóa, giờ đây chúng đã có một thế giới, một không gian có thể tương tác.

Nền kinh tế mang tính bền vững

Không giống với Gamefi với nền kinh tế tập trung vào một mảng sản phẩm duy nhất, nền kinh tế của Metaverse được xây dựng với tầm nhìn là một thế giới song song giữa ảo và thực, một ngành công nghiệp tỷ đô với hàng tỷ người dùng. Vì thế, nền kinh tế này chắc chắn sẽ đa dạng hơn rất nhiều, và giống như ở thế giới thực.

Với Metaverse, bạn có thể mở cửa hàng kinh doanh, các dịch vụ giải trí, tổ chức các sự kiện biểu diễn hoặc trở thành một nhà thiết kế, một bác sĩ tư vấn tâm lý, ca sĩ ,…. Tại “vùng đất hứa này” không gì là không thể.

Với hàng tỷ người dùng Metaverse cũng sẽ là một kênh quảng cáo tiềm năng đối với các nhãn hàng, các thương hiệu lớn, họ có thể mở những cửa hàng kinh doanh, những khu vui chơi giải trí, thuê hoặc mua những tấm biển quảng cáo ,… Với tiềm năng của mình metaverse trong tương lai sẽ chứng kiến dòng vốn khổng lồ hàng ngàn tỷ USD của ngành công nghiệp quảng cáo đổ vào.

Lời kết

Chắc chắn sẽ còn một chặng đường dài nữa để metaverse len lỏi vào ngóc ngách trong cuộc sống. Tuy nhiên, Metaverse hoàn toàn có thể trở thành ngành công nghiệp hàng nghìn tỷ đô trong tương lai. Một không gian để kinh doanh, giải trí, thương mại và là nơi làm việc và kiếm tiền lý tưởng.

Trump Thành

* Thông tin trong bài viết chỉ mang mục tiêu chia sẻ và cung cấp kiến ​​thức, không phải là lời khuyên tài chính. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Leave a Comment