Ethereum – vị vua của các nền tảng Blockchain

Ethereum một nền tảng Blockchain được phát triển vào năm 2014 với 8 thành viên và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 30/7/2015. Ethereum được biết đến là cái tên tiên phong cho cuộc cách mạng về nền tảng Smart Contract (Hợp đồng thông minh) và phát triển DApps.

Sau bao thăng trầm của thị trường, Ethereum vẫn luôn đứng vững vị trí là đồng tiền mã hóa có vốn hóa lớn thứ hai chỉ sau Bitcoin. Vậy điều gì đã giúp Ethereum vững vàng như vậy trong gần 7 năm qua? Mời anh em cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Ethereum – Chiến mã khiến Bitcoin e dè

Quay ngược về quá khứ, ở thời điểm ra mắt, Ethereum được xem như “làn gió mới” trong thị trường crypto. Bởi trước thời điểm đó, thị trường crypto chỉ toàn những gã tay mơ lạc hậu, với suy nghĩ viễn vông rằng có thể tạo ra một hệ thống tiền mã hóa để trao đổi và lưu trữ nhằm lật đổ sự thống trị của Bitcoin và xa hơn là thay thế tiền pháp định (Fiat) như Litecoin, Namecoin, Goldcoin, Terracoin,….. Thế nhưng, cho đến tận hôm nay, các dự án đó vẫn không thể vươn tới được một vị trí có thể cạnh tranh với Bitcoin.

Top 10 đồng coin có vốn hóa lớn nhất vào năm 2013

Ethereum lại là một câu chuyện khác, Ethereum không tập trung định hướng vào việc sẽ trở thành một loại tài sản lưu trữ và luân chuyển như Bitcoin hay mơ mộng thay thế tiền pháp định. Ethereum sinh ra nhằm mục đích xây dựng một nền tảng Blockchain mã nguồn mở nơi người dùng có thể sử dụng SmartContract và DApps để giúp cho những giao dịch được thực hiện nhanh chóng, an toàn và minh bạch đồng thời cũng đảm bảo tính ẩn danh( token ETH sẽ được dùng để trả phí cho các dịch vụ thực hiện trên chuỗi Ethereum ). Điều này khiến cho tầm nhìn của ETH khác biệt hoàn toàn so với “những lời hứa hẹn” của các dự án cùng thời.

Và đây cũng là lần đầu tiên kể từ khi mạng lưới Bitcoin đi vào hoạt động, “nhà vô địch Bitcoin” chính thức có được một đối thủ được cho là “cứng cựa” và xứng tầm.

Vị vua thống trị mọi nền tảng blockchain

Đã 7 năm kể từ ngày đầu ra mắt, Ethereum vẫn hiên ngang đứng trên đỉnh cao của các nền tảng blockchain. Vậy đâu là lí do làm nên sự thành công của “Vị vua” này?

Phát triển từ những người giỏi nhất

Ethereum ban đầu được phát triển bởi đội ngũ gồm 8 thành viên được tập hợp lại và phát triển qua tầm nhìn từ một bản white paper mà Vitalik Buterin (người tạo ra dự án) đã soạn thảo, bao gồm: Vitalik Buterin ,Mihai Alisie, Amir Chetrit, Charles Hoskinson (founder Carnado), Gavin Wood (founder Polkadot), Jeffrey Wilcke và Joseph Lubin.

The 8 Founders of Ethereum: Who Created Ethereum? | History of ETH
8 nhà đồng sáng lập của Ethereum.

Ưu tiên của nhà phát triển

Với lợi thế của người dẫn đầu trong cuộc cách mạng về nền tảng SmartContract, Ethereum đã thu hút được rất nhiều sự chú ý cùng nguồn lực tài chính khổng lồ đến từ các quỹ đầu tư nhằm tài trợ cho các dự án được xây dựng trên mạng lưới. Điều này giúp cho các đội phát triển dự án có thể được đảm bảo nguồn kinh phí hoạt động để tự do sáng tạo và xây dựng DApps của mình.

Ngoài ra với khoảng thời gian phát triển, cải tiến tương đối dài, nền tảng Ethereum cùng ngôn ngữ lập trình Solidity được đánh giá khá dễ tiếp cận với những developers, điều này giúp cho các DApp được phát triển trên Ethereum có được sự ổn định nhất định.

Không chỉ phổ biến trên Ethereum, ngôn ngữ lập trình Solidity còn được sử dụng phổ biến ở rất nhiều các nền tảng khác, thông qua máy ảo Ethereum – EVM như Aurora của Near, C-chain của Avax, Moonbeam của Polkadot,…. để nhằm thu hút những nhà phát triển từ Ethereum qua nền tảng của mình. Gần như EVM đã trở thành một nhân tố quan trọng góp phần cho sự thành công của hầu hết nền tảng ra đời sau này.

DApps có độ hoàn thiện cao nhất

Với một chiều dài phát triển và cải tiến hoạt động, hệ sinh thái Ethereum đã sở hữu cho mình những đội ngũ phát triển ứng dụng tài năng đi cùng với đó là một hệ thống DApp hoạt động trơn tru và mức độ hoàn thiện rất cao.

Theo báo cáo mới nhất về thị trường của quỹ A16z, hiện tại những Dapp trên hệ sinh thái Ethereum đặc biệt là mảng Defi đang được các hệ sinh thái khác sao chép và khởi chạy mạng lưới EVM của riêng họ. Điều này càng chứng minh cho chúng ta thấy rằng các ứng dụng của hệ sinh thái Ethereum hiện tại vẫn đang là chuẩn mực của ngành.

Báo cáo mới nhất của quỹ A16z cho thấy rằng các hệ sinh thái sinh sau đang cố gắng sao chép những giao thức defi trên Ethereum

Sở hữu dòng tiền từ các triệu phú

Hiện tại, mạng lưới Ethereum đang sử dụng cơ chế xác thực Proof of stake (PoW), điều này khiến cho Ethereum phải tiêu tốn nhiều tài nguyên, năng lượng và mức phí giao dịch đắt đỏ. Tuy nhiên nó lại giúp đảm bảo sự phi tập trung và bảo mật – điều mà không phải blockchain nào cũng có được.

Chính vì thế, Ethereum hiện tại rất được những triệu phú tin dùng và sử dụng bởi họ luôn ưu tiên giữ tiền của mình trên một mạng lưới gần như bất khả thi cho việc tấn công và thao túng. Vì thế, chẳng lạ gì khi hệ sinh thái Ethereum đang dẫn đầu về mức TVL cũng như vốn hóa thị trường. Điều này cũng khiến những dự án được phát triển trên hệ sinh thái Ethereum được tiếp cận với nguồn vốn khổng lồ dễ dàng và có được cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ.

TVL của Ethereum hiện tại vẫn chiếm tỷ trong hơn hơn 66% tổng số TVL của toàn bộ bộ thị trường.

Gót chân Achilles” của Ethereum

Ngoài những điểm mạnh về những lợi thế của kẻ đi đầu cùng tính phi tập trung và bảo mật cao, mạng lưới của Ethereum vẫn còn đó những yếu điểm nhức nhối chưa có được lời giải đáp xoay quanh bộ ba bất khả thi của Blockchain.

Giải mã kiến trúc công nghệ của Flow - Linh hồn của một nền tảng Blockchain  hàng đầu - GFS Blockchain
Bộ ba bất khả thi trong Blockchain.


Theo đó, hệ sinh thái Ethereum hiện nay vẫn chưa thể giải quyết được bài toán về:

  • Khả năng mở rộng liên quan đến tốc độ xử lí giao dịch và phí gas đắt đỏ,
  • Khả năng tiếp cận những dịch vụ và ứng dụng trên mạng lưới Ethereum đối với người mới và những cá nhân không có đủ tiềm lực tài chính.

Điều này giúp tạo ra cơ hội cho các hệ sinh thái đối thủ có cơ hội vươn lên và tranh giành thị phần.

Tương lai của Ethereum

Hiện nay cộng đồng đầu tư tiền mã hóa vẫn đang tranh cãi gay gắt về tương lai của Ethereum, đa số mọi người đều tập trung tranh cãi về vấn đề cơ chế xác thực của mạng lưới Ethereum, với 2 phe:

  • Những người thuộc phe cấp tiến, ưu tiên sự mở rộng mạng lưới cho rằng PoW tiêu tốn quá nhiều điện năng, đồng thời khiến chi phí giao dịch của Ethereum tăng cao – điều này gây ra sự cản trở cho việc phát triển và mở rộng mạng lưới, họ đề xuất và ủng hộ việc chuyển đổi mạng lưới Ethereum từ PoW sang mạng lưới Ethereum 2.0.
  • Những người phản đối cho rằng PoS sẽ khiến cho mạng lưới Ethereum mất đi tính phi tập trung và bảo mật. Họ đề xuất giải quyết vấn đề mở rộng của Ethereum bằng phương thức tạo và sử dụng các Sidechain như Polygon và những nền tảng Layer 2 với các nodes được bảo mật bởi mainchain là Ethereum.

Tuy nhiên, sau tất cả tranh cãi, tương lai của Ethereum vẫn đang là câu hỏi chỉ có thời gian mới trả lời được.

Lời kết

Với một quá trình phát triển mạnh mẽ và những lợi thế ban đầu to lớn, Ethereum vẫn đang là kẻ dẫn đầu trong cuộc đua của những nền tảng Blockchain. Tuy nhiên, với những hạn chế của mình trong khả năng mở rộng, Ethereum đang dần đánh mất thị phần của mình vào tay các đối thủ khác.

Tương lai của Ethereum hiện tại phụ thuộc vào những giải pháp cải tiến nhằm phát huy hết điểm mạnh, đồng thời khắc phục đi những yếu điểm trong khả năng mở rộng. Cá nhân mình đánh giá Ethereum trong tương lai có thể trở thành một microsoft của thế giới Blockchain nếu tiếp tục giữ vững phong độ như hiện tại.

* Bài viết trên là quan điểm cá nhân.

TrumpThành


* Thông tin trong bài viết chỉ mang mục tiêu chia sẻ và cung cấp kiến ​​thức, không phải là lời khuyên tài chính. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Leave a Comment