Tổng quan về Polygon – Internet of Blockchain của Ethereum

Nếu bạn đang tìm kiếm thông tin về Polygon (Matic) và chưa hiểu rõ tại sao nó lại là “Internet của Ethereum Blockchain”? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thêm những thông tin tổng quan về Polygon.

Polygon là gì?

Polygon (trước đây được gọi là Matic Network) được đồng sáng lập bởi đội ngũ năng lực trong cộng đồng tiền điện tử ở Ấn Độ vào năm 2017. Đây là nền tảng được phát triển dựa trên Ethereum, nhằm giải quyết các vấn đề về khả năng mở rộng của Ethereum với 2 giải pháp chính là:

  • Plasma Chains là giải pháp mở rộng layer 2 dựa trên việc triển khai Plasma của Matic. 
  • PoS chain là chuỗi sidechain dựa trên Proof of Stake – POS. 

Token MATIC của Matic Network đã được mở bán thông qua Binance Launchpad vào tháng 4 năm 2019 với số tiền huy động là 5,6 triệu đô la. 

Vào giữa năm 2020, Matic Network – MATIC đi vào hoạt động và nhanh chóng thu hút nhiều sự chú ý. Điều này ngày càng tăng lên do phí gas trên Ethereum tăng lên đáng kể, cho thấy sự cấp thiết về nhu cầu tìm kiếm các giải pháp mở rộng quy mô.

Đầu năm 2021, Matic đã quyết định đổi tên thành Polygon nhằm mở rộng phạm vi dự án và tạo ra một giải pháp mở rộng quy mô tổng quát hơn.

Polygon được chọn là nơi tổng hợp sidechain và layer 2 cho Ethereum. Đồng thời, cả sidechain và layer 2 này đều sẽ dựa trên Ethereum với mục tiêu giảm phí giao dịch và tăng tốc độ giao dịch trên Ethereum, cũng như giúp giao dịch diễn ra dễ dàng hơn. Đây cũng là lý do Polygon còn được gọi là “Internet of Blockchain Ethereum”.

Nguồn: Finematic

Polygon có 2 cách chính để thực hiện các giải pháp mở rộng: Mở rộng quy mô của layer 2 và các sidechain. 

Việc mở rộng layer 2 của Polygon dựa vào tính bảo mật của layer chính – Ethereum blockchain. Plasma, Optimistic rollups và ZK rollups là những lựa chọn phổ biến nhất.

Sidechains dựa trên các mô hình bảo mật riêng bằng cách có một cơ chế đồng thuận riêng biệt, Matic PoS chain hoặc xDai là những ví dụ điển hình nhất.

Thay vì cung cấp một hoặc hai giải pháp mở rộng quy mô, Polygon tạo ra một hệ sinh thái giúp dễ dàng kết nối nhiều giải pháp mở rộng khác nhau, từ các sidechain với các cơ chế đồng thuận khác nhau cho đến các tùy chọn Layer 2 như Plasma, Optimistic Rollups và ZK rollups.

Cấu trúc của Polygon

Polygon hiện đang hỗ trợ hai loại blockchain chính tương thích với Ethereum:

  • Stand-alone networks (mạng độc lập).
  • Secured chains (chuỗi bảo mật) – network tận dụng mô hình “security as a service”.

Stand-alone networks

Stand-alone networks (mạng độc lập) dựa vào bảo mật riêng và sử dụng Proof-Of-Stake của riêng mình hoặc được ủy quyền Proof-Of-Stake. Những loại mạng này có tính độc lập và linh hoạt cao nhưng khả năng bảo mật chỉ ở mức tương đối.

Ví dụ: PoS yêu cầu số lượng trình xác thực đáng tin cậy cao. Loại mô hình này thường phù hợp với các blockchain của doanh nghiệp và các dự án đã được thành lập với một cộng đồng lớn mạnh.

Secured chains

Secured chains (chuỗi bảo mật) sử dụng mô hình “security as a service” được cung cấp trực tiếp bởi Ethereum để cung cấp cho người dùng mức độ bảo mật cao nhất, đổi lại sẽ không còn tính độc lập và linh hoạt nữa.

Ví dụ: Khi phát hiện các bằng chứng gian lận, Plasma có thể trực tiếp xác nhận để đảm bảo mức độ đáng tin cậy trong hệ sinh thái các dự án khác nhau. Mô hình này tương tự như mô hình bảo mật tập thể Polkadot.

Việc phân biệt giữa stand-alone chains và secured chains thậm chí còn chung chung hơn sự phân chia thông thường giữa các sidechains và các giải pháp layer 2 đã mô tả trước đó. Bởi điều này sẽ cho phép Polygon chứa nhiều giải pháp mở rộng quy mô nhất có thể.

Nguồn: Finematic

Cấu trúc của Polygon bao gồm 4 lớp và có thể kết hợp với nhau:

Ethereum Layer

Các chuỗi Polygon có thể tận dụng tính bảo mật của Ethereum để làm base layer cho chúng. Layer này được sử dụng như một tập hợp các hợp đồng thông minh trên Ethereum và có thể được sử dụng cho những việc như tính toán và kiểm tra, staking, trao đổi và giải quyết tranh chấp giữa Ethereum và Polygon chains.

Layer này không bắt buộc sử dụng trên Polygon.

Security Layer

Đây cũng là một layer không bắt buộc và có thể cung cấp chức năng “validators as a service” cho phép Polygon chains sử dụng một tập hợp các trình xác thực có thể kiểm tra định kỳ tính hợp lệ của bất kỳ mạng nào trong Polygon chains với một khoản phí. 

Layer này thường được triển khai như một meta blockchain chạy song song với Ethereum và chịu trách nhiệm quản lý trình xác thực – đăng ký/hủy đăng ký, phần thưởng, tổ chức lại và xác thực Polygon chains.

Polygon Networks Layer

Đây là một layer bắt buộc đầu tiên trong cấu trúc của Polygon, bao gồm các mạng blockchain có chủ quyền, mỗi blockchain thực hiện các chức năng: đối chiếu giao dịch, đồng thuận và sản xuất block.

Execution Layer

Layer cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng này chịu trách nhiệm giải thích và thực hiện các giao dịch trong Polygon chains. Execution Layer Bao gồm môi trường điều hành và các layer con logic điều hành.

Có thể bạn sẽ thấy kiến trúc của Polygon khá trừu tượng, thế nhưng điều này sẽ cho phép các ứng dụng khác đang tìm cách mở rộng quy mô, lựa chọn giải pháp mở rộng quy mô tốt nhất hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của họ.

Hiện tại, các dự án khởi chạy trên Polygon đều bắt đầu với các giải pháp mở rộng quy mô duy nhất có sẵn trong hệ sinh thái Polygon là Matic PoS và Matic Plasma Chains. Team cũng đang tích cực làm việc để thêm nhiều tùy chọn khác như ZK rollups, tổng hợp rollups và các chuỗi phụ khác.

Chuỗi Matic PoS và Chuỗi Plasma Matic

Matic Plasma Chains

Matic Plasma Chains là một Layer 2 của Ethereum, triển khai xây dựng ứng dụng Plasma phi tập trung có thể mở rộng. Plasma cho phép giảm tải các giao dịch từ main chain (chuỗi chính) thành child chains (chuỗi con) nhanh và rẻ. Tuy nhiên, một trong những hạn chế của Plasma là người dùng muốn rút tiền từ Layer 2 phải chờ khá lâu để thực hiện giao dịch. Đồng thời, cũng không thể dùng Plasma để mở rộng các smart contracts (hợp đồng thông minh) có mục đích chung. 

Matic PoS Chain

Matic PoS Chain là một permissionless sidechain (sidechain không cần cấp phép) chạy song song với chuỗi Ethereum. Matic PoS Chain sử dụng cơ chế đồng thuận Proof-Of-Stake và các trình xác nhận của riêng nó. Chuỗi Matic PoS tương thích với EVM, cho phép các dự án dựa trên Ethereum dễ dàng chuyển đổi các smart contracts (hợp đồng thông minh) liền mạch.

Cho đến nay, Matic PoS Chain và Matic Plasma Chains đã có thể tích hợp hơn 80 ứng dụng, xử lý hơn 5 triệu giao dịch và đảm bảo hơn 200 triệu đô la tiền của người dùng.

Nguồn: Finematic

Quickswap, một nhánh của Uniswap, Sushiswap, Aavegotchi, Polymarket, Polkamarkets và Superfarm là một số dự án đã chuyển sang Matic PoS Chain, đang hoạt động trực tiếp trên Matic hoặc đang trong quá trình chuyển đổi.

Bên cạnh đó, các dự án cơ sở hạ tầng như The Graph và Chainlink cũng quyết định mở rộng sang Polygon. Mới đây, Polygon cũng đã công bố hợp tác với Atari, một ông lớn trong ngành công nghiệp trò chơi điện tử.

Lời kết

Việc Matic đổi thương hiệu thành Polygon và việc mở rộng phạm vi dự án là một ý tưởng hay. Có thể thấy, Polygon hoàn toàn có thể được so sánh trực tiếp với các blockchain Layer 1 khác như Polkadot, Cosmos hoặc Avalanche.

Nguồn: Finematic

Ngoài ra, Polygon tập trung vào hệ sinh thái Ethereum với chuỗi Ethereum là trung tâm chính để kết nối mọi thứ. Ethereum đóng vai trò là một chuỗi cơ sở đáng tin cậy với khả năng xử lý hàng nghìn tỷ đô la trong các hoạt động kinh tế. Đặc biệt, sự quen thuộc của Ethereum sẽ không dễ dàng bị lãng quên bởi sự xuất hiện của Binance Smart Chain.

Biên tập và tổng hợp – Bitcoincuatoi


Theo dõi Facebook Telegram Bitcoincuatoi để cập nhật những thông tin về tiền mã hóa!

Nhóm thảo luận: Facebook Group | Telegram Group

*Thông tin trong bài viết chỉ mang mục đích chia sẻ và cung cấp kiến thức, không phải là lời khuyên đầu tư. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Leave a Comment