Sự phát triển của âm nhạc dựa trên nền tảng Blockchain

Mở đầu kỷ nguyên với EP

Ngành công nghiệp âm nhạc đã phát triển nhanh chóng kể từ những năm 70, tạo ra nguồn doanh thu khủng lên đến $14B vào năm 2020. Các mô hình kiếm tiền từ âm nhạc trong những năm 1970 bắt đầu với EP cùng các bản nhạc Vinyl (đĩa than), cho đến khi nó nhanh chóng được cải tiến với Cassette và CD vào những năm 1990. Trong các mô hình kiếm tiền này (EP, CD,…), người tiêu dùng cần mua toàn bộ album ngay cả khi họ chỉ muốn nghe một bài hát.

  • Đĩa CD chỉ chứa 4-5 bài hát được gọi là EP, còn chứa nhiều bài hát hơn thì gọi  LP.
Nguồn: RIAA

Những năm 1970 – cuối những năm 1990 được xem là thời kỳ huy hoàng nhất của các hãng âm nhạc và nhà sản xuất, trong khi các nghệ sĩ chỉ là con tốt. Tại thời điểm này, các nghệ sĩ hiếm khi nhận được quá 10% lợi nhuận việc bán album của họ, hầu hết các phần doanh thu còn lại sẽ được bỏ túi riêng cho những người trung gian như công ty nhãn hàng, nhà xuất bản, đại lý và người quản lý.

Cuối cùng, Napster đã gây bão trong ngành công nghiệp âm nhạc khi cho phép người nghe có thể tự do download các bài hát yêu thích của họ với phiên bản sao chép không bản quyền. Vào thời điểm này, Naspter là một công ty Web2 đầu tiên trong lĩnh vực này giải phóng các thính giả yêu âm nhạc khỏi sự ràng buộc bởi việc phải mua một cả bản album thật, ngay cả khi chỉ yêu thích một hoặc vài bài nhạc trong đó.

Sự ra đời của các đơn vị song song: Dịch vụ Streaming và Blockchain

Vào những năm gần đây, cả những thể loại âm nhạc và mô hình kiếm tiền từ chúng đều liên tục phải trải qua những lần chuyển đổi trong suốt 5 năm. Các nền tảng phát nhạc như Apple Music, Spotify, PandoraAmazon Music đã trở thành những cái tên rất quen thuộc, nó là nơi để thực hiện việc thắt chặt chuỗi cung ứng của ngành công nghiệp này. Các nguồn thu được chuyển trực tiếp từ Nghệ sĩ và Hãng âm nhạc sang các Nhà phân phối, loại bỏ hoàn toàn nhu cầu về cơ sở hạ tầng. Sự gia tăng của các dịch vụ streaming (phát trực tuyến) kèm theo các yêu cầu đăng ký hội viên có trả phí hiện đang phát triển không ngừng và thống trị thị trường âm nhạc với tốc độ chóng mặt.

Chưa dừng lại tại đây, khi những blockchain được ra đời và phổ biến hơn, nhiều công ty và cá nhân khác nhau cũng đã cố gắng di chuyển chúng vào blockchain. Ujo Music – một liên doanh của ConsenSys, là một trong những tên tuổi đầu tiên thực hiện điều này, với mục đích tạo ra một nền tảng âm nhạc phi tập trung. Mãi cho đến đầu những năm 2013, các dự án như Musiconomi, Bittunes và Revelator mới bắt đầu thử nghiệm kết nối nhạc và tiền điện tử. Tuy nhiên, chúng có lẽ đã có một bước nhảy quá lớn để có thể mang lại một thành công sớm như dự kiến. Vào những năm 2020, việc đưa nhạc vào blockchain này mới thực sự được biết đến và phổ biến hơn.

Lịch sử của Web3 Music

Trong khi các công ty âm nhạc Web2 nâng cấp trải nghiệm của người tiêu dùng bằng cách loại bỏ nhu cầu về cơ sở hạ tầng, hầu hết các dự án âm nhạc dựa trên blockchain ban đầu đều nhắm đến mục tiêu cấp phép chủ sở hữu và thanh toán, nhằm mở rộng hệ sinh thái có lợi hơn cho các nghệ sĩ.

Bên cạnh đó, sự ra đời của Mediachain labs, Emanate, và Verifi Media lại đánh dấu một bước tiến mới, khi những công ty khởi nghiệp này chỉ tập trung vào intellectual property (IP – Quyền sở hữu Trí tuệ) và licensing (cấp phép). Ý tưởng của các dự án này chính là sử dụng bản chất phi tập trung của blockchain để giúp cho việc theo dõi thông tin liên quan đến bản quyền âm nhạc và cấp phép được thực hiện dễ dàng hơn. Tuy vậy, khi Mediachain labs được Spotify thu mua lại vào năm 2017, ý tưởng này dường như đã không được duy trì nữa. Song, sự việc này lại như một tuyên bố đối với ngành công nghiệp âm nhạc rằng một ngày nào đó, các blockchain sẽ có giá trị đối với âm nhạc theo một cách nào đó.

Sau đó, nhiều công ty cũng đã tiên phong trong việc hợp nhất blockchain và âm nhạc với nhau. Các dự án như Viberate Global Music Network, Verifi Media (trước đó gọi là Dot Blockchain Music), Musiclife, eMusic và cả Blokur, đã sử dụng cơ sở dữ liệu phân tán cùng InterPlanetary File Storage (IPFS – Kho lưu trữ Dữ liệu InterPlanetary) để tập trung vào quản lý các nội dung kỹ thuật số và phân tích dữ liệu. Trong đó, dự án Viberate được khởi chạy từ năm 2015, đã trở thành một cái tên tiêu biểu nhất với cơ sở dữ liệu nhạc live lớn, cùng hàng tỷ điểm dữ liệu từ hơn 400,000 nghệ sĩ thuộc nhiều thể loại, bao gồm nghệ sĩ Indie, nhóm nhạc Garage và các ban nhạc rock sắp ra mắt.

Viberate sở hữu cơ sở dữ liệu âm nhạc bao gồm live data (dữ liệu trực tuyến) của 150,000 điểm, 500,000 sự kiện và hơn 5,000 lễ hội âm nhạc trên toàn cầu. Viberate về cơ bản là IMDb (Internet Movie Database – Cơ sở dữ liệu điện ảnh trên Internet) của nhạc live và API (Application Programming Interface – ​​Giao diện Lập trình Ứng dụng) của nó có đa chức năng khi phân tích nhạc live. Kể từ khi Ethereum được đưa vào hoạt động, các giao thức đã cố gắng sử dụng hợp đồng thông minh cho các ứng dụng âm nhạc khác nhau. Revelator, Inmusify và Breaker đều sử dụng hợp đồng thông minh để tạo ra các giải pháp thanh toán tốt hơn cho các nghệ sĩ. Cũng theo đó, Revelator – được thành lập vào năm 2013 bởi cựu chủ sở hữu hãng thu âm – Bruno Guez, là một nền tảng quản trị kinh doanh âm nhạc, một chiếc ví dựa trên blockchain hay một nền tảng hợp đồng thông minh giúp các nghệ sĩ và nhà quản lý xúc tiến việc thanh toán. Họ đã hợp tác với Tổ chức cấp quyền trình diễn Phần Lan là Teosto và dịch vụ giám sát âm nhạc BMAT, để trả tiền bản quyền cho các bài hát trong vòng 24h kể từ sau khi chúng được phát.

Sự thành công của các thử nghiệm blockchain trong ngành công nghiệp âm nhạc không chỉ thu hút các doanh nhân, mà còn cả những nghệ sĩ âm nhạc nổi tiếng lẫn các trường Đại học. Điểm mấu chốt của các hành động này chính là cung cấp bệ phóng, để phát triển các dự án âm nhạc dựa trên blockchain. Theo đó, Pitbull cũng đã khởi xướng nhằm đã bắt đầu Smackathon – một cuộc thi hackathon âm nhạc blockchain, nơi cho phép các dự án mới trong ngành công nghiệp âm nhạc huy động vốn từ cộng đồng. Trong đó, nữ ca sĩ từng đoạt giải Grammy – Imogen Heap đã thành lập Mycelia, một nền tảng huy động vốn cộng đồng khác dành cho các doanh nhân âm nhạc. Chưa hết, Open Music Initiative (OMI) được ra mắt vào năm 2016, bởi Học viện Khởi nghiệp Sáng tạo của Đại học Berklee (ICE) phối hợp với MIT Media Lab’s Digital Currency Initiative cũng đã phần nào gây được tiếng vang trong lĩnh vực này.

Web3: Quán quân Âm nhạc

Đến năm 2017, đã có hơn 25 dự án ôm kỳ vọng cách mạng hóa ngành công nghiệp âm nhạc, bằng cách sử dụng giải pháp dựa trên blockchain. Tại thời điểm này, phần lớn các dự án đang cố gắng giải quyết vấn đề mà phía nhà cung cấp của các nghệ sĩ thị trường phải đối mặt. Mặc dù những vấn đề này rất quan trọng, nhưng nhìn chung, chúng không phải là những vấn đề nhức nhối mà ngành công nghiệp âm nhạc phải đối mặt. Do đó, chúng cũng dễ dàng nhận được nhiều sự đồng thuận. Sự gia tăng của các DApp dựa trên blockchain, đã chuyển trọng tâm của các dự án sang hướng khác chính là các thính giả nghe nhạc và người hâm mộ. Sự thay đổi trọng tâm này cùng với sự trưởng thành của các network như Ethereum, một lần nữa lại dẫn các dự án mới phát triển theo hướng trở thành nhà cung cấp giải pháp End-to-End (E2ES – hệ thống hoạt động hoàn chỉnh mà không cần sự trợ giúp từ bên thứ 3).

Các dự án Web3 như Audius, Opus, Emanate, eMusic và Bitsong đã thử nghiệm phát triển hàng loạt các ứng dụng bao gồm dịch vụ streaming (phát trực tuyến), P2P marketplace và xuất bản nội dung. Mục đích chính của loạt ứng dụng này là loại bỏ những thành phần trung gian, thông qua các nền tảng chia sẻ và phát nhạc trực tuyến phi tập trung với mã nguồn mở, bỏ qua các nền tảng của bên thứ ba và cuối cùng là trực tiếp kết nối nghệ sĩ với người tiêu dùng. Cho đến nay, Audius là một cái tên tiêu biểu nhất, khi nhận về được nhiều chú ý từ việc nỗ lực để trở thành phiên bản Spotify phi tập trung. Được phát triển trên POA network (sidechain Ethereum), Audius đã huy động được gần $10M từ Alpha Sigma Capital, Binance Labs, Coinbase Ventures, Panthera Capital và những nhà đầu tư khác. Audius cung cấp một nền tảng phát nhạc trực tuyến phi tập trung, đây là nơi mà các nghệ sĩ có thể đăng tải những sản phẩm của họ miễn phí và người hâm mộ có thể phát trực tuyến, chia sẻ và đăng lại bản nhạc của các nghệ sĩ yêu thích của họ.

Ngoài ra, cũng không thể bỏ qua cái tên eMusic – một trong những cửa hàng âm nhạc kỹ thuật số lâu đời nhất, đã chính thức bước vào không gian blockchain vào năm 2018. eMusic đặt mục tiêu chuyển mô hình kinh doanh của mình từ Web2 sang Web3 với mục tiêu phát nhạc trực tuyến theo yêu cầu, khai thác P2P marketplace, minh bạch trong thanh toán tiền bản quyền, ưu đãi và quản lý bản quyền bằng công nghệ blockchain.

Cũng theo đó, nhiều dự án khác trong ngành công nghiệp âm nhạc hiện đang thử nghiệm kiếm tiền bằng cách sử dụng NFT để mã hóa quản lý quyền kỹ thuật số, tài sản âm nhạc, vé và các bộ sưu tập tiền điện tử. Nền tảng NFT âm nhạc OneOf, được hỗ trợ bởi những người nổi tiếng như Quincy Jones, John Legend và Doja Cat, đang xây dựng một NFT marketplace trở thành một nơi cho các nghệ sĩ có thể phát hành album sưu tập, nghệ thuật và tự do trải nghiệm. Tính đến hiện tại, OneOf đã huy động được $63M tiền tài trợ từ Bill Tai, Dapper Labs, Canva, Treasure Data,… Bên cạnh đó, các giao thức tiền điện tử tập trung vào NFT khác như BAND Loyalty và ConsenSys được Palm hỗ trợ cũng đang không ngừng chạy để không bị tụt lại quá xa trong cuộc đua NFT này.

Hơn nữa, các dự án như Musicoin nhằm mục đích đưa các khái niệm DeFi vào âm nhạc, cụ thể là thông qua music liquidity pool (pool thanh khoản âm nhạc), nơi người hâm mộ có thể cung cấp thanh khoản và kiếm một phần tiền bản quyền khi có người nghe nhạc từ pool do họ quản lý. Ngoài ra, Musicoin đã thảo luận về việc triển khai các khái niệm yield farming dựa trên các bản nhạc.

Nhìn lại quá trình phát triển

Mặc dù có nhiều nỗ lực nhằm xây dựng ngành công nghiệp âm nhạc trên blockchain trong vài năm qua, nhưng chỉ một số ít nỗ lực là thu được sự chấp nhận của người dùng. Trong thị trường bear vào những năm 2018 và 2019, nhiều dự án đã thay đổi việc cung cấp sản phẩm của họ hoặc chuyển sang chế độ đóng băng vô hạn. Đáng tiếc nhất có lẽ sẽ là những dự án khởi xướng như Ujo – vốn là những ý tưởng khả thi với một đội ngũ mạnh. Vì đón đầu và đi trước khi công nghệ này vẫn chưa đủ trưởng thành và thuyết phục được ngành công nghiệp âm nhạc để có chuyển đổi toàn bộ hệ thống sang một mô hình mới.

Bắt đầu với việc giải quyết các vấn đề mà hầu hết những nghệ sĩ phải đối mặt để phát triển các dự án dựa trên blockchain, họ đã nỗ lực hợp lý hoá các khoản chi phí bản quyền và tối ưu thu nhập. Đây dần được xem như một bệ phóng để có thể đưa các dự án âm nhạc trở nên thuyết phục hơn bằng việc tập trung vào các nền tảng streaming, sử dụng NFT và DeFi để các nghệ sĩ kiếm nhiều tiền hơn với tác phẩm của họ và nhắm đến việc dần loại bỏ hẳn những bên trung gian tham gia vào. Lúc này, các đơn vị có thể tạo ra được động lực phát triển cho cả nghệ sĩ và người hâm mộ sẽ trở thành công ty có tiềm năng lớn.

Đối với người hâm mộ, yếu tố quan trọng nhất luôn là sự thuận tiện và khả năng tiếp cận âm nhạc hợp lý. Audius đã ưu tiên xây dựng một nền tảng dễ sử dụng để ngăn chặn việc sử dụng tiền điện tử và hợp đồng thông minh. Kỷ nguyên của âm nhạc trên crypto network vẫn còn trong giai đoạn sơ khai, hoặc nói cách khác thì sự phát triển của Audius đã đi trước thời đại quá xa. Tuy nhiên, chúng ta vẫn không thể phủ nhận rằng với sự phát triển của nền âm nhạc trên blockchain đang được cải tiến để tối ưu hơn, thì tất cả tiềm năng mà chúng mang lại vẫn có thể sẽ là một đỉnh cao mới của toàn nhân loại.

Biên tập và tổng hợp – Bitcoincuatoi


Theo dõi Facebook và Telegram Bitcoincuatoi để cập nhật những thông tin về tiền mã hóa!

Nhóm thảo luận: Facebook Group | Telegram Group 

Thông tin trong bài viết chỉ mang mục tiêu chia sẻ và cung cấp kiến ​​thức, không phải là lời khuyên. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Leave a Comment