Spot Market là gì? Hướng dẫn giao dịch Spot Market trên Binance

Spot Market – một trong những thị trường với phương thức đầu tư và giao dịch cơ bản nhất dành cho tất cả nhà đầu tư, bất kể bạn là một newbie hay một trader có nhiều kinh nghiệm. Vậy chính xác Spot Market là gì? Khám phá ngay bài viết bên dưới nhé!

Spot Market là gì?

Spot Market, còn được gọi là thị trường Spot hay thị trường giao ngay, được hiểu đơn giản là một kiểu thị trường với các tài sản được giao dịch ngay lập tức giữa hai bên mua và bán.

Trên thị trường Spot, tiền mã hóa được luân chuyển trực tiếp giữa những người tham gia thị trường (người mua và người bán). Và như vậy, trader sẽ có quyền sở hữu trực tiếp tiền mã hóa và hưởng các quyền hợp pháp như tham gia vote (bỏ phiếu) cho các fork chính hoặc tham gia stake.

Lúc này, các sàn giao dịch (chẳng hạn như Binance) sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động giao dịch Spot, cho phép người dùng thực hiện các giao dịch chuyển đổi stablecoin sang tiền mã hóa và ngược lại. Sàn giao dịch sẽ đóng vai trò như bên trung gian cho phép người dùng có thể giao dịch các tài sản họ muốn. Khi giá thị trường trùng với giá bán hoặc mua mà nhà đầu tư đặt ra, sàn sẽ ngay lập tức thực hiện việc giao dịch. Với việc hoạt động xuyên suốt 24/7, sàn giao dịch sẽ cho phép người dùng mua và bán tiền mã hoá vào bất cứ lúc nào.

Spot Trading là gì?

Spot Trading là hoạt động giao dịch của các trader trên thị trường Spot. Các trader Spot thường tạo ra lợi nhuận bằng cách mua những tài sản mà họ tin rằng chúng sẽ tăng giá, sau đó chờ đợi thời điểm phù hợp để bán chúng trên thị trường Spot. Mặt khác, họ cũng có thể thực hiện bán khống tài sản và mua lại với số lượng lớn hơn khi chúng giảm giá. Đây cũng được xem là một trong các hình thức DCA nhằm tối ưu hóa lợi nhuận. Nếu bạn chưa rõ DCA là gì, tham khảo tại đây.

Giá của tài sản ở thời điểm mà người dùng thấy hiện tại sẽ được gọi là giá Spot (giá giao ngay). Với lệnh market (lệnh thị trường) trên sàn, người dùng có thể thực hiện mua hoặc bán tài sản theo mức giá Spot ngay lập tức. Tuy nhiên, sẽ có một số trường hợp có thể xảy ra, khiến lệnh giao dịch bị hoãn, bao gồm:

  • Giá thị trường thay đổi
  • Khối lượng tài sản không đủ đáp ứng lệnh.

Ví Spot là gì?

Để có thể thực hiện được các giao dịch Spot, người dùng cần có sẵn một lượng tài sản để có thể tiền hành. Trường hợp nếu tài sản hiện đang được lưu trữ trên ví khác (chẳng hạn như ví Funding), người dùng cần thực hiện chuyển tài sản đó sang ví spot để tiếp tục giao dịch. Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể thực hiện quy trình nạp coin từ các sàn khác nhau về ví spot và ngược lại.

So sánh giao dịch Spot và giao dịch Futures

Bên cạnh giao dịch Spot, các nhà đầu tư còn có thể thực hiện giao dịch Futures. Đối với giao dịch Spot, hoạt động mua và bán của người dùng sẽ được diễn ra ngay lập tức, còn giao dịch Futures thì người bán lẫn người mua sẽ phải giao dịch dựa trên hợp đồng tại một thời điểm ở tương lai, thời điểm này được gọi là thời điểm đáo hạn hợp đồng. Ngoài ra, hai hình thức giao dịch này còn có các đặc điểm khác nhau dưới đây.

Đặc điểmGiao dịch SpotGiao dịch Futures
Đòn bẩyKhông cung cấpCó cung cấp
Long/ ShortHưởng lợi từ việc giá tài sản tăngThu lợi từ cả biến động tăng/ giảm
Thanh khoảnKhông tạo ra thanh khoảnThanh khoản cao
Giá giao dịchGiá hiện hành cho tất cả các giao dịch trên thị trường SpotGiá giao ngay hiện hành cộng với phí hợp đồng tương lai (có thể là âm hoặc dương)

* Lưu ý: phí hợp đồng dương chỉ ra rằng giá hợp đồng Futures cao hơn giá Spot, và ngược lại, phí âm cho thấy giá hợp đồng Futures thấp hơn giá Spot. Mặt khác, những thay đổi về cung và cầu có thể làm cho phí hợp đồng Futures dao động.

Ưu điểm và nhược điểm của thị trường Spot

Bất kể loại giao dịch, thị trường hoặc chiến lược nào đều cũng sẽ có những ưu và nhược điểm của riêng nó. Do đó, bạn cần hiểu rõ được những điều này để có thể giảm thiểu rủi ro và tự tin hơn trong các quyết định đầu tư. Mặc dù giao dịch Spot được đánh giá là tương đối đơn giản và phù hợp cho nhiều đối tượng, song, nó vẫn có những điểm mạnh yếu khác nhau. Bên dưới đây sẽ là phân tích cụ thể về chúng.

Ưu điểmNhược điểm
Giá cả minh bạch và chỉ dựa trên cung cầu của thị trường.
– Dễ dàng tính toán rủi ro dựa trên giá đã mua và mức giá giao dịch hiện tại.
– Có thể chủ động tham gia hoặc thoát khỏi giao dịch bất cứ lúc nào. Nhà đầu tư sẽ không phải lo lắng quá nhiều về các vấn đề như thanh lý, ký quỹ hoặc phải thường xuyên kiểm tra khoản đầu tư.
Bắt buộc phải giao dịch tài sản dựa trên vốn có sẵn.
– Rào cản trong việc lập kế hoạch chi tiêu, thu nhập đối với người dùng cần tiếp cận ngoại tệ.
– Không thể tận dụng vốn để giao dịch ở các vị thế lớn.

Hướng dẫn cơ bản về giao dịch Spot

Các lệnh trong giao dịch Spot

Có thể nói, giao dịch Spot là một trong những sự lựa chọn hàng đầu được nhiều người dùng quan tâm nhất vì nó có nhiều loại lệnh với các đặc tính khác nhau.

  • Lệnh Limit (lệnh giới hạn): lệnh đặt/ bán coin với mức giá mà người dùng cài đặt. Khi chọn vào lệnh, hệ thống sẽ tự động xử lý lệnh khi giá thị trường trùng với mức giá người dùng đặt ra trước đó.
  • Lệnh Market (lệnh thị trường): lệnh mua/ bán coin dựa trên mức giá ngay tại thời điểm hiện tại của thị trường.
  • Lệnh Stop-limit (lệnh dừng giới hạn): đây là sự kết hợp giữa cả lệnh stop-loss (lệnh cắt lỗ) và lệnh limit (lệnh giới hạn). Với lệnh này, người dùng sẽ thiết lập được giới hạn giữa số tiền lợi nhuận tối thiểu mà họ muốn, hoặc mức tối đa mà họ sẵn sàng mất trong một giao dịch. Khi giá thị trường chạm đến giới hạn đã đặt, lệnh giao dịch sẽ được thực hiện.
  • Lệnh OCO: đây là sự kết hợp của hai lệnh gồm lệnh limit và lệnh stop-limit, nhưng chỉ một trong hai lệnh có thể được thực thi. Điều này có nghĩa là khi một trong hai lệnh được thực hiện một phần hoặc toàn bộ, lệnh còn lại sẽ tự động bị hủy.

Hướng dẫn giao dịch Spot với Binance

Nếu là newbie, thực hiện các giao dịch Spot trên phiên bản Classic sẽ là một lựa chọn đơn giản nhất cho bạn.

Bước 1. Truy cập và đăng nhập vào tài khoản Binance. 

Bước 2. Chọn vào mục Trade – Classic.

Lúc này, giao diện sẽ hiển thị màn hình giao dịch Spot với chế độ classic và dưới đây sẽ là giải thích từng phần để bạn có thể dễ dàng bắt đầu giao dịch.

Nguồn: Binance

1. Vùng tùy chọn cặp tiền mã hoá để thực hiện giao dịch. Bạn có thể tùy chọn các cặp giao dịch giữa stablecoin với Bitcoin hay Altcoin, hoặc giữa các loại tiền mã hoá khác nhau theo danh sách hỗ trợ của Binance.
2. Vùng hiển thị biểu đồ và dữ liệu giá lịch sử. Giao diện cung cấp cho bạn nhiều công cụ phân tích kỹ thuật khác nhau để sử dụng.
3. Vùng hiển thị sổ lệnh với tất cả các lệnh mua và bán đang được mở của tài sản. Trong đó, các lệnh màu xanh lá cây là lệnh mua và lệnh màu đỏ là lệnh bán.
4. Vùng để tạo các lệnh giao dịch. Chọn tab Spot để bắt đầu giao dịch Spot với các tài sản muốn thực hiện.

Ví dụ: bạn hiện có $1,000 BUSD và muốn dùng chúng để mua Bitcoin (BTC). Như vậy, tại tab Spot, bạn cần nhập 1,000 vào trong khung “Total” và click vào “Buy BTC(Mua BTC), sàn Binance sẽ chuyển số BUSD cho người bán và bạn sẽ nhận được số BTC tương ứng ngay lập tức.

Nguồn: Binance

Lời kết

Giao dịch Spot là lựa chọn dễ hiểu và trực quan cho hầu hết mọi người. Do đó, đây cũng là lựa chọn thích hợp cho những người dùng mới bắt đầu giao dịch tiền hoá.

Với những thông tin trong bài viết, hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích về Spot Market. Từ đó có thể hiểu được phương thức hoạt động của kiểu giao dịch Spot và phân biệt được với những phương thức giao dịch khác.

Biên tập và tổng hợp – Bitcoincuatoi

  • Thông tin trong bài viết chỉ mang mục tiêu chia sẻ và cung cấp kiến ​​thức, không phải là lời khuyên tài chính. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Leave a Comment