Hướng dẫn toàn tập về Ellipsis Finance

Decentralized Finance (DeFi) được cho là trung tâm của các cuộc cách mạng đổi mới trong ngành công nghiệp blockchain. Nó không những liên tục tung ra những sản phẩm mới và ngày một cải cách hoàn thiện hơn trong từng phiên bản, mà còn mang lại cho chúng ta cảm giác ngạc nhiên về những thứ đáng mong đợi hơn nữa trong tương lai.

Bằng một khởi đầu khiêm tốn, DeFi đã đi một chặng đường dài để đến được vị trí của ngày hôm nay. Và tất cả có được là nhờ những con người tuyệt vời đứng sau sự thành công của các sản phẩm cùng với những người đã ủng hộ.

Khi nói đến các sản phẩm được tất cả mọi người trong không gian DeFi yêu thích, một trong những nền tảng nổi bật là Curve Finance. Được xây dựng trên một khái niệm đơn giản, nền tảng này đã gây nên làn sóng trong vài tuần ngay sau khi ra mắt. Tính đến thời điểm hiện tại, nó vẫn giữ vững ngôi vị là một trong những nền tảng được ủng hộ nhất trong không gian DeFi.

Tuy nhiên, Curve Finance không phải là chủ đề chính mà chúng tôi muốn nhắc đến hôm nay. Bài viết hôm nay sẽ nói về Ellipsis Finance – phân nhánh uỷ quyền của Curve Finance.

Bài viết này sẽ bao gồm những thông tin về Ellipsis Finance và bạn nên quyết định xem bạn có muốn sử dụng nền tảng này hay không? Nếu bạn đã hiểu những đề mục cơ bản, chẳng hạn như Curve Finance và Automated Market Makers (AMM) là gì thì bạn có thể di chuyển ngay đến các phần về Ellipsis Finance và EPS Tokens.

Trước tiên, hãy cùng điểm nhanh những chủ đề chính trong bài này.

  1. Curve Finance là gì?
  2. Automated Market Makers (AMM) là gì?
  3. Ellipsis Finance là gì?
  4. EPS token là gì?
  5. Làm thế nào để kiếm EPS trên Ellipsis Finance?

Curve Finance là gì?

Được giới thiệu bởi nhà vật lý người Nga – Michael Egorov, Curve Finance là một trong những sàn giao dịch hàng đầu về stablecoin. Egorov đã tham gia vào các giao thức DeFi từ năm 2018 trước khi ra mắt sàn giao dịch phi tập trung của riêng mình vào tháng 1 năm 2020. Nền tảng này đã trở thành một trong những sân chơi hàng đầu trong hệ sinh thái DeFi.

Như Michael Egorov mô tả, nền tảng này là một sàn giao dịch cho các stablecoin và Bitcoin trên blockchain của Ethereum. Nói một cách đơn giản hơn, nó là một giao thức cho phép người dùng nền tảng swap một số lượng hạn chế tài sản dựa trên mạng lưới Ethereum.

Điều làm nên thành công lớn của nền tảng này thực tế là nó chỉ giao dịch với các stablecoin. Bằng cách này, nó có thể giúp cho khoản lỗ tạm thời của các nhà cung cấp thanh khoản gần như bằng không trong khi các trader được hưởng mức giá thấp đáng kể.

Curve phổ biến trong không gian DeFi nhờ vào thuật toán tạo thị trường (market making) mà nó sử dụng. Với cùng một lượng tiền điện tử mà người dùng lock để cung cấp tính thanh khoản cho nền tảng, thuật toán này có thể phân tích độ sâu thị trường xấu cao hơn hàng trăm lần và hàng nghìn lần đối với thị trường tốt.

Sự khác biệt với các Conventional Market Maker (CMM) là cung cấp tính thanh khoản cho tất cả người dùng có tài sản được hỗ trợ bởi Curve Market. Mặt khác, các CMM dựa vào vốn và tài sản của chính họ được cung cấp trên sàn giao dịch để mang lại tính thanh khoản cho thị trường.

Nền tảng hỗ trợ một loạt các stablecoin như DAI, USDT, TUSD, sUSD, BUSD và USDC. Ngoài ra, nó cũng hỗ trợ các BTC pair, cho phép bạn giao dịch hiệu quả trên nền tảng mà không lãng phí bất kỳ khoảnh khắc nào.

Bằng cách sử dụng các chiến lược này, Curve quản lý để cung cấp một số mức giá tốt nhất cho stablecoin và stable assets trong ngành DeFi.

Cách Curve quản lý để vượt mặt các đối thủ cạnh tranh của mình là tự động hóa quá trình củng cố thanh khoản. Vâng, Curve chính là một AMM thực thụ. Nó sử dụng các thuật toán tạo thị trường (market making) để kiểm soát giá của các stablecoin được liệt kê trên nền tảng.

Bây giờ thì hãy cùng chúng tôi bàn luận sâu hơn về các AMM để bạn có thể hiểu rõ hơn về Curve.

Automated Market Makers (AMM) là gì?

Như đã biết, thị trường truyền thống đã dựa vào con người để tạo điều kiện giao thương trong một thời gian rất dài. Những thị trường này yêu cầu con người tạo ra các order book để giao dịch diễn ra. 

Những order book này là một trong những phần quan trọng nhất của những thị trường. Tại đây, giá được nhập thủ công và sau đó hiển thị công khai cho tất cả các trader trên thị trường. Một khi các trader tìm hiểu về các mức giá này, họ sẽ quyết định xem họ có đồng ý với giá đó hay không và chỉ khi đồng ý thì giao dịch mới xảy ra.

Nếu họ cho rằng giá mà seller yêu cầu quá cao so với sản phẩm đang bán, họ có thể tiếp tục và từ chối trade với seller. Và đó là sự thật hiển nhiên cho tất cả các thị trường. Buyer luôn tìm kiếm mức giá thấp nhất có thể cho sản phẩm họ muốn trong khi seller cố gắng bán sản phẩm với giá cao nhất.

Tốt nhất, buyer nên tăng ngân sách của họ để mua sản phẩm nói trên, hoặc seller nên giảm giá sản phẩm để phù hợp với túi tiền của buyer hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, điều này rất hiếm xảy ra khi mà cả buyer và seller đều không bao giờ đồng ý với một mức giá cho sản phẩm đó.

Điều này tạo ra một sự bế tắc và vì thế mà việc giao dịch không diễn ra. Nhưng vấn đề là thị trường truyền thống là nơi diễn ra hầu hết các hoạt động trade. Vậy họ khắc phục vấn đề này như thế nào?

Để đảm bảo rằng tình trạng bế tắc như trên không xảy ra, các thị trường truyền thống dựa vào các MM.

Các MM là những trader sẵn sàng mua hoặc bán một số mặt hàng hoặc hàng hóa với bất kỳ giá niêm yết nào.

Quay lại tình huống bế tắc đã thảo luận ở trên, lý do tại sao giao dịch không diễn ra vào thời điểm đó là bởi vì seller đã báo giá cao hơn những gì buyer (và vì lý do đó, những người giao dịch còn lại) cho là công bằng và chính đáng. Trong trường hợp này, MM có thể can thiệp và đề nghị mua sản phẩm của seller theo tỷ giá do seller báo. Tương tự như vậy, nếu có một buyer muốn mua một sản phẩm mà MM định bán, họ cũng có thể làm như vậy.

Mặc dù có yếu tố con người tham gia vào MM đã phần lớn tạo nên thành công đối với các thị trường truyền thống, nhưng trong thời đại công nghệ này, sẽ không có ý nghĩa gì nếu vẫn dựa vào con người để làm MM. Và đó chính là lý do tại sao các nhà phát triển trong DeFi đang sử dụng các dòng code được gọi là hợp đồng thông minh (smart contract) để tự động hóa quá trình tạo ra thị trường. Những dòng code này giúp đặt giá cho các loại tiền điện tử đang được trade trên sàn giao dịch.

Chính vì những dòng code này tự động hóa quá trình tạo thị trường, chúng được gọi là Automated Market Makers (AMM). Các AMM này đã mở đường cho các Decentralized Exchanges (DEXes) như chúng ta biết ngày nay. Các DEX được sử dụng ngày nay không chỉ an toàn mà còn được xây dựng theo cách có thể tối đa hóa lợi nhuận mà các trader trên nền tảng nhận được.

Ellipsis Finance là gì?

Chính thức ra mắt vào tháng 3 năm 2021, Ellipsis Finance là một nhánh được ủy quyền bởi Curve Finance. Nếu bạn nhớ những gì chúng ta đã nói trong khi thảo luận về Curve Finance ở đầu bài viết này, bạn sẽ không gặp khó khăn gì khi hiểu Ellipsis Finance là gì đúng chứ?

Nếu bạn đã sử dụng Curve Finance, bạn sẽ biết được veCRV là gì. Nhưng với những người chưa từng dùng qua thì đó là ký quỹ vote lock được sử dụng trên Curve Finance. Cách thức hoạt động là CRV holder lock CRV của họ vào Curve DAO. Đổi lại, họ được thưởng veCRV token. Bạn lock CRV càng lâu thì càng nhận được nhiều veCRV. Vote lock cũng cho phép bạn bỏ phiếu quản trị, đây có lẽ là lợi ích sử dụng veCRV quan trọng nhất.

Tại sao chúng ta lại nói về veCRV? Là vì Ellipsis Finance là một nhánh được ủy quyền bởi Curve Finance, những người nắm giữ veCRV sẽ nhận 25% trên tổng nguồn cung cấp token được phát hàng tuần trong hơn 1 năm.

Là một nhánh được ủy quyền của Curve Finance, Ellipsis Finance sẽ nhận được sự hỗ trợ từ nhóm Curve Finance và nhóm Ellipsis Finance cũng cam kết giữ vững các giá trị cốt lõi cho Curve Finance.

Điều này có ý nghĩa đối với tư cách là người dùng của Ellipsis Finance, bạn sẽ thích cấu ​​trúc phi tập trung và không tin cậy đã từng sử dụng tương tự như Curve Finance.

Không chỉ vậy, nó còn thừa hưởng các khoản phí bằng 0 mà bạn được hưởng khi gửi (deposit) hoặc rút tiền (withdraw) trên Curve Finance. 

Ngoài ra, bạn không bị lock-up trên thanh khoản và sẽ được trải nghiệm trao đổi stablecoin cực kỳ hiệu quả. 

Kể từ khi ra mắt, BUSD, USDC và USDT đã được hỗ trợ swap trên nền tảng. Sau cùng, nó hứa hẹn sẽ mở rộng nhiều pair hơn nữa. Nhưng đó là điều bạn sẽ thích trong tương lai, vì vậy tôi khuyên bạn nên theo dõi các bản cập nhật trên nền tảng để biết khi nào token pair bạn thích xuất hiện trên sàn giao dịch.

EPS token là gì?

Ellipsis Token (hoặc EPS) là token gốc trên nền tảng Ellipsis Finance, chính token này cung cấp giá trị cho token holder và nhóm thanh khoản. 

EPS Token là Revenue Earning token. Có ý nghĩa là khi bạn stake ÉP token, bạn sẽ thu được phí từ giao thức Ellipsis Finance. 

Đối với phí trade có liên quan, các trader EPS sẽ nhận được một nửa phí và một nửa còn lại sẽ được chia cho Staking Pool và Reward Pool của nhà cung cấp thanh khoản. 

Trước tiên, nói về Reward Pool của các nhà cung cấp thanh khoản (Liquidity Provider Rewards), các nhà cung cấp thanh khoản sẽ phải lock EPS của họ trong hơn 3 tháng để nhận được tất cả các phần thưởng. Nếu người dùng rút EPS của họ trước thời gian lock-in kết thúc, họ sẽ phải trả phí phạt Early Exit Penalty 50% từ lợi nhuận của họ. 

Vậy số tiền từ việc Early Exit Penalty sẽ đi đâu? Nói một cách đơn giản, nó được phân phối cho những user tiếp tục giữ EPS bị lock-in. Bằng cách này, lợi ích tối đa của việc stake sẽ thuộc về những holder EPS trung thành nhất sau khi hết thời hạn 3 tháng.

Đến với Staking Pool, các trader sẽ nhận được cả phí trade cũng như doanh thu từ Early Exit Penalty mà các trader yêu cầu EPS của họ trước khi thời gian khóa 3 tháng phải trả. Điều đó nói rằng, Staking Pool không có bất kỳ lock-up bắt buộc nào. Các trader có thể tự do yêu cầu EPS bất cứ khi nào họ muốn mà không có bất kỳ tác động nào. 

Trở lại với Liquidity Provider Rewards (phần thưởng cho nhà cung cấp thanh khoản), 20% trong số đó sẽ được trao cho Nhà cung cấp thanh khoản EPS/BNB và phần còn lại sẽ được phân phối cho các nhà cung cấp thanh khoản khác. 

Cách phân phối những phần thưởng này có thể hơi khó hiểu, vì vậy hãy tìm hiểu thật kỹ. Thông thường, những khái niệm như vậy rất đơn giản nhưng vì lý do nào đó, Ellipsis Finance quyết định phức tạp hóa mọi thứ một chút. Điều đó đồng nghĩa với việc, đây không phải là thứ mà một vài lần đọc không thể hiểu cặn kẽ. 

Tổng cộng 30% phần thưởng sẽ được phân phối trong năm đầu tiên. 5% được phân phối trong tháng đầu tiên, 4% được phân phối vào tháng thứ hai, 3% được phân phối vào tháng thứ ba và 18% còn lại được phân phối ở các tháng tiếp theo. Như vậy, sau tháng thứ ba phần thưởng sẽ được phân phối với con số 2%.

Trong năm thứ hai, tổng cộng 12,5% phần thưởng sẽ được phân phối. Trong năm thứ ba, các trader sẽ nhận được phần thưởng là 6,25%. Năm thứ tư, phần thưởng là 3,125%. Và trong năm thứ năm, các trader một lần nữa sẽ thấy phần thưởng là 3,125%. 

Tổng nguồn cung cấp EPS token được đặt ở mức một tỷ token với mức phát được lên lịch trong năm năm. Các token này sẽ được phân phối theo nhiều cách. Phần lớn các token, chính xác là 55%, sẽ được cung cấp dưới dạng Phần thưởng của nhà cung cấp thanh khoản sẽ được liên tục mint trong vòng 5 năm như đã thảo luận trước đó. 

Đối với 45% token còn lại, 25% tổng nguồn cung cấp token ở dạng airdrop veCRV sẽ được phân phối hàng tuần. Và 20% còn lại sẽ được cung cấp trong một năm cho quỹ phát triển. Các quỹ này sẽ được phát hành liên tục.

Làm thế nào để kiếm EPS trên Ellipsis Finance?

Có nhiều cách để bạn kiếm được EPS trên nền tảng Ellipsis Finance. 

Để bắt đầu, bạn có thể deposit các stablecoin của mình vào một staking pool trên nền tảng để nhận LP token đổi với khoản tiền bạn đã deposit. Để giữ cho mức trượt giá ở mức thấp, nền tảng cần có tính thanh khoản. Với tư cách là người dùng của nền tảng, bạn có thể giúp cung cấp tính thanh khoản cần thiết bằng cách deposit tiền ổn định của mình vào các staking pool. Khi nền tảng thu phí trade, giá trị của các LP token sẽ tăng lên. Và sự tăng trưởng được chia lại với các nhà cung cấp thanh khoản. 

Cách thứ hai để kiếm EPS trên nền tảng Ellipsis Finance là bằng cách gửi các LP hoặc EPS/BNB LP token của bạn. Có thể bạn đã quen thuộc với thuật ngữ khai thác thanh khoản. Đó chỉ là những gì bạn cần làm ở đây để kiếm được EPS.

Tất cả những gì bạn cần làm là truy cập trang “staking” trên trang web Ellipsis Finance và chọn pool bạn nắm giữ LP token. Sau khi hoàn tất, hãy nhấp vào “staking” để chuyển LP token của bạn vào hợp đồng phần thưởng. Ngay sau đó, bạn đã có thể bắt đầu kiếm được EPS token. Mỗi block mới được khai thác, bạn sẽ thấy số dư yêu cầu của mình tăng lên. Sau đó, bạn có thể chọn rút LP token của mình bất cứ khi nào bạn muốn. 

Nếu bạn cung cấp thanh khoản EPS/BNB, bạn có thể kiếm được nhiều EPS token hơn nữa. Nhưng việc này yêu cầu bạn phải tốn nhiều thời gian và nỗ lực hơn. Để bắt đầu, bạn cần phải có EPS và BNB token. Sau đó, bạn sẽ phải truy cập PancakeSwap và thêm thanh khoản vào EPS / BNB pool. Sau khi hoàn tất, hãy truy cập phần “staking” của trang web Ellipsis Finance và LP token mà bạn nhận được. 

Một cách nữa để kiếm được EPS là yêu cầu các vest EPS token của bạn. Để làm điều này, tất cả những gì bạn cần làm là stake một số LP token. Khi làm như vậy, bạn sẽ tìm thấy tùy chọn “Vest EPS”. Như vậy, sẽ tạo ra các EPS token mới và chúng sẽ tự động được gửi vào hợp đồng phân phối phí. Điều này sẽ đem đến một phần phí trade do giao thức tạo ra. 

Vì phí trade được chia đều (50/50) giữa các nhà cung cấp thanh khoản và EPS staker, bạn sẽ nhận được một phần của 50%. Các khoản phí này được chuyển định kỳ vào hợp đồng phân phối trực tiếp từ các pool và được phát hành đồng đều trong bảy ngày tiếp theo.

Một điều cần lưu ý ở đây là EPS mới mint luôn có kỳ hạn cấp cho 90 ngày. Có ý nghĩa là trong khi bạn vẫn có thể rút EPS mới mint bất cứ khi nào bạn muốn, bạn sẽ phải chịu penalty. 

Early Exit Penalty sẽ là một con số khổng lồ với 50%. Vì vậy, tôi khuyên bạn nên cẩn thận khi rút EPS token của mình. 

Sau khi thời hạn 90 ngày kết thúc, EPS được cấp của bạn sẽ được unlock và bạn có thể tự do withdraw bất cứ khi nào bạn cần. 

Ngoài ra, bạn có thể truy cập PancakeSwap và mua một số EPS token. Sau khi hoàn tất, hãy gửi nó vào nhà phân phối phí fee distributor và bạn sẽ nhận được một phần phí trade giao thức. Trên thực tế, điều thú vị nhất là EPS được stake theo cách này có thể được withdraw ra bất cứ khi nào bạn muốn mà không phải trả bất kỳ hình phạt (penalty) nào. 

Việc lock EPS trong ví sẽ mở ra một hướng rẽ khác để bạn kiếm thêm EPS – Early Exit Penalty! Trong khi những người khác phải trả phí phạt,  còn bạn được thưởng vì lòng trung thành của mình. 

Cuối cùng, bạn có thể lock CRV của mình trên Ethereum để nhận EPS token. Như đã đề cập trước đó, đợt airdrop này diễn ra hàng tuần. Thông qua các đợt airdrop này, Ellipsis Finance đặt mục tiêu mang lại 25% tổng nguồn cung vào hệ thống. Đó là 250 triệu token được trao cho người dùng thông qua airdrop!

Kết luận

Curve Finance là một nền tảng mà hầu hết mọi người đều biết đến. Và phần lớn Curve được tin tưởng là nhờ vào các cảnh báo nhắc nhở bạn hết lần này đến lần khác về những rủi ro bạn có thể thực hiện với khoản đầu tư nhất định. 

Vì Ellipsis Finance là một nhánh được ủy quyền của Curve Finance, nên có vẻ như một số niềm tin đó ảnh hưởng đến. Để tăng thêm sự tin tưởng đó, đội ngũ đằng sau Ellipsis Finance đang được hỗ trợ bởi Curve Finance, điều này đảm bảo rằng Ellipsis Finance sở hữu đầy đủ các giá trị cốt lõi của Curve Finance. 

Chúng ta vẫn chưa thể đánh giá được sự phát triển của Curve Finance trong tương lai, nhưng hiện tại, mọi thứ có vẻ rất tích cực và đáng để chúng ta hy vọng. 

Mặc dù vậy, hãy chắc rằng bạn đã tìm hiểu đủ kỹ để quyết định đầu tư vào chúng nhé!

Hãy là một trader chính hiệu và enjoy với Ellipsis Finance nếu bạn thấy nó là nền tảng phù hợp!

Nguồn: FrontierProtocols

Theo dõi Facebook và Telegram Bitcoincuatoi để cập nhật những thông tin về tiền mã hóa!

Nhóm thảo luận: Facebook Group | Telegram Group

* Thông tin trong bài viết chỉ mang mục đích chia sẻ và cung cấp kiến thức, không phải là lời khuyên đầu tư. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Leave a Comment