Celo (CELO) là gì? Tổng quan về Mobile Blockchain

Celo là gì?

Celo là một giao thức blockchain, được thiết kế nhằm mục đích giải quyết một số rào cản đối với việc áp dụng tiền mã hoá (UX – Trải nghiệm Người dùng và Volatility – sự biến động) bằng cách sử dụng số điện thoại làm khóa công khai và phát hành native stable-value token (token gốc có giá trị ổn định). Theo đó, network sẽ là nơi hỗ trợ phát triển các hợp đồng thông minh cùng các ứng dụng phi tập trung. Và một trong những ứng dụng đầu tiên của nó là Celo Wallet – nơi đang được mong chờ sẽ trở thành một hệ thống thanh toán mạng xã hội tập trung vào điện thoại di động. 

Bên cạnh đó, Celo có hai đến loại tiền mã hoá chính: CeloCelo Dollars

  • Celo (CELO) là tài sản gốc của giao thức. Nó hoạt động như một tiện ích cho phép người dùng tham gia vào kết nối đồng thuận của mạng (thông qua hệ thống Proof-of-Stake), để thanh toán cho các giao dịch trên chuỗi và tham gia bỏ phiếu cho các quyết định quản trị.
  • Celo Dollars (cUSD) là một stable asset (tài sản ổn định) dựa trên USD.

Lịch sử phát triển

Trước khi đi sau vào chi tiết dự án, hãy cùng điểm sơ những thông tin về hành trình phát triển của Celo để có thể nhìn nhận nó một cách tổng quan nhất.

Được thành lập vào năm 2017, Celo nắm cho mình một niềm tin rằng sẽ có hơn 7 tỷ người đăng ký sử dụng smartphone vào năm 2025. Theo Celo Foundation, khả năng sử dụng và sự ổn định giá vẫn là 2 trong số những yếu tố cản trở việc chấp nhận tiền mã hoá trong tương lai. Do đó, họ cho rằng cách tiếp cận và ưu tiên phát triển dự án trên thiết bị di động của Celo chính là con đường tốt nhất để họ tiến đến mục tiêu thu hẹp khoảng cách này.

Những đổi mới công nghệ chính để thúc đẩy việc áp dụng bao gồm:

  1. Giao dịch nhanh chóng và nhẹ nhàng: các block chủ chốt được tối ưu hóa để đồng bộ hóa smart phone nhanh chóng.
  2. Khả năng gửi tiền đến số điện thoại: nhờ vào công nghệ nhận dạng ánh xạ, để chuyển đổi maps hash của số điện thoại thành khóa công khai. Lúc này, bất kỳ ai có điện thoại di động đều có thể gửi và nhận tiền kỹ thuật số với phạm vi toàn thế giới.
  3. Tự động khấu trừ phí giao dịch và tùy chọn thanh toán gas: với lợi thế là các chi phí giao dịch thấp chỉ $0.01 bằng các loại stable currency (tiền tệ ổn định), đây gần như là một mức phí “trong mơ” khi hầu hết các dịch vụ chuyển tiền xuyên quốc gia đều không thể làm được.
  4. Các stablecoin: bắt đầu bằng cUSD, nó được hỗ trợ bởi một khoản dự trữ phi tập trung để cung cấp sự ổn định, minh bạch và khả năng kiểm toán.

Điểm nổi bật của Celo

Giao thức Celo là một giao thức với mã phân tán mở, cho phép các ứng dụng thực hiện giao dịch và tính toán trên một cùng một “họ” tiền mã hoá, bao gồm cả những loại được gắn với các loại fiat (tiền pháp định) như USD. 

Với Celo Wallet, sau khi được phát hành, nó sẽ cho phép end-user (người dùng cuối) quản lý tài khoản, thanh toán một cách an toàn và đơn giản, bằng cách tận dụng những cải tiến trong giao thức Celo.

Và với Celo, nó sở hữu cho mình một bộ tính năng công nghệ bao gồm:

  • Các Stable Value Currency (Tiền tệ có Giá trị Ổn định): Celo tích hợp hỗ trợ bản địa cho nhiều loại stable currency (tiền tệ ổn định) giống ERC20, được gắn với các loại fiat (tiền pháp định) như USD.
  • Các tài khoản được liên kết với số điện thoại: Celo duy trì bản đồ phân cấp an toàn trên các số điện thoại, cho phép người dùng ví gửi và nhận thanh toán bằng danh bạ hiện có của họ.
  • Phí giao dịch bằng bất kỳ loại tiền tệ nào: người dùng có thể thanh toán phí giao dịch bằng stable currency (tiền tệ ổn định). Điều này giúp họ không cần phải quản lý quá nhiều loại tiền cùng lúc để có thể thực hiện giao dịch. 
  • Đồng bộ hóa ngay lập tức kể cả khi kết nối chậm: Celo được thiết kế để hỗ trợ người dùng ví có độ trễ cao, băng thông thấp hoặc giá cước dữ liệu cao (đặc biệt với hệ thống mạng của các nước kém hoặc đang phát triển). Giao thức loại bỏ nhu cầu kiểm tra mọi header trước khi header nhận được xác thực tin cậy. Mạng cũng sử dụng tính năng tổng hợp chữ ký BLS (chương trình mã hoá chữ ký, cho phép người dùng để xác minh rằng người ký là đáng tin cậy) và tóm tắt các zero-knowledge proofs (bằng chứng không thể thu thập), thông qua zk-SNARK, để giúp cải thiện hiệu suất.
  • Có thể lập trình (Tương thích EVM đầy đủ): Celo bao gồm một nền tảng hợp đồng thông minh có thể lập trình tương thích với EVM (Máy ảo Ethereum), đã được áp dụng rộng rãi và rất đỗi quen thuộc với các nhà phát triển để mang lại sự hỗ trợ mạnh mẽ nhất cho nền tảng.
  • Tự quản lý: người dùng có quyền truy cập và toàn quyền kiểm soát đối với tiền, khóa tài khoản của họ. Đồng thời, họ không cần phụ thuộc vào các bên thứ ba để thực hiện thanh toán.

Celo hoạt động như thế nào?

Celo network dựa vào 3 yếu tố để vận hành nền tảng: 

  • Light Clients: ứng dụng Celo Network chạy trên thiết bị di động của người dùng, chẳng hạn như ví di động của Celo.
  • Validator Nodes (Các node xác thực): máy tính tham gia vào cơ chế đồng thuận của Celo, để xác nhận các giao dịch và tạo ra các block mới.
  • Full Nodes: máy tính hoạt động như cầu nối giữa các node xác thực và ví di động, sau đó, nhận các yêu cầu từ ứng dụng khách, rồi chuyển tiếp các giao dịch đến các node xác thực.

*Lưu ý: hệ thống của Celo yêu cầu các node xác thực phải được CELO holder bỏ phiếu. 

Bên cạnh đó, Celo còn có 2 điểm đáng chú ý trong vận hành, gồm:

Byzantine Fault Tolerance (BFT – Khả năng chịu lỗi Byzantine)

Trung tâm của Celo là một cơ chế quản lý Proof of Stake, được gọi là Byzantine Fault Tolerance (BFT) giúp giữ cho mạng lưới phân tán của các máy tính được đồng bộ hóa.

Để các node xác thực cung cấp năng lượng cho blockchain và bỏ phiếu cho các thay đổi, trước tiên họ phải stake tối thiểu 10,000 token CELO vào đó. Và điều này có nghĩa là bất kỳ ai sở hữu CELO đều có thể giúp vận hành mạng lưới. 

Hiện tại, chỉ có 100 validator node cùng lúc, được bình chọn bởi các full node, sau đó mỗi node được thưởng một phần của block reward để xác thực các giao dịch. Các full node nhận được reward từ các khoản phí được trả bởi các khách hàng.

cUSD

Một tính năng chính của Celo là khả năng vận hành các stablecoin, chẳng hạn như cUSD, mang lại hiệu quả và tính minh bạch của các giao dịch tiền mã hoá, đồng thời giúp giảm bớt sự biến động của các tài sản này. 

Celo tự động đảm bảo rằng giá trị của mỗi cUSD bằng 1 USD, bằng cách sử dụng cái mà họ gọi là dự trữ có lập trình – một loại dự trữ quá mức bao gồm CELO và các loại tiền mã hoá khác, chẳng hạn như Bitcoin (BTC) hoặc Ethereum (ETH). Điều này có nghĩa là cUSD có thể được bán với giá trị tương đương CELO và ngược lại.

Trong tương lai, Celo có kế hoạch cho phép những CELO holder đề xuất và bỏ phiếu về việc tạo ra các stablecoin phản ánh giá trị của các loại tiền tệ quốc gia khác, chẳng hạn như đồng euro hoặc đồng yên. 

Thông tin về token CELO

  • Tên token: Celo.
  • Ticker: CELO.
  • Blockchain: Celo Chain.
  • Tiêu chuẩn token: ERC-20.
  • Loại token: Token Utility (Tiện ích) và Governance (Quản trị).
  • Tổng cung: 1,000,000,000 CELO.
  • Nguồn cung lưu hành: 326,913,145.00 CELO.
  • Địa chỉ hợp đồng: 0x471ece3750da237f93b8e339c536989b8978a438.

Hiện tại, người dùng đã có thể mua được token CELO thông qua các sàn giao dịch hàng đầu như Binance, Mandala Exchange, OKEx, FTX,…

Phân bổ token CELO

Với tổng nguồn cung là 1,000,000,000 CELO, token sẽ được phân bổ như sau:

Tỉ lệPhân bổ
30% phân bổ làm reward cho các hoạt động staking và validator
19.5%phân bổ cho quỹ tài trợ cộng đồng
17.3%phân bổ cho những người đóng góp cho giao thức
12.5%mở bán cho các nhà đầu tư thông qua vòng Pre-launch Sale
12%phân bổ làm quỹ dự trữ ban đầu
7.5%phân bổ làm quỹ tài trợ cho các hoạt động của dự án

Lịch trình phát hành token CELO

Nguồn: Celoorg

Trong đó, ước tính phân bổ cụ thể như sau:

Nguồn: Celoorg

Cách kiếm & sở hữu CELO coin

Hiện anh em có thể sở hữu CELO coin bằng cách:

  • Staking CELO để nhận CELO.
  • Mua trên các sàn giao dịch hỗ trợ.

Lộ trình

Aljafores Testnet (tháng 7/2019)

Nguyên mẫu mở đầu tiên của mạng Celo được ra mắt vào tháng 7/2019. Việc ra mắt này trùng với việc nhóm Celo tìm nguồn mở mã của nó cũng như việc phát hành Ví Celo.

Chi tiết về Aljafores xem thêm tại đây.

Baklava Testnet Phase 1.0 – The Great Celo Stakeoff (tháng 12/2019)

CLabs đã thiết kế testnet Baklava để hỗ trợ một cuộc thi testnet khuyến khích cho dự án, bao gồm The Great Celo Stakeoff và validator staking. Nhóm Celo dự định cho Giai đoạn 1.0 để giúp các nhà phát triển và trình xác thực tìm hiểu cách sử dụng nền tảng, cùng tích lũy kinh nghiệm với tư cách là network staker. Testnet cũng có một token, được gọi là BTU, không có bất kỳ giá trị tiền tệ hoặc giá trị cạnh tranh nào.

Trong vòng một tuần, nhóm đã phát hiện ra một số lỗi nghiêm trọng và quyết định thiết đặt lại mạng, khởi chạy Giai đoạn 1.1 trong quá trình này. Quyết định đặt lại mạng đã đẩy tất cả các mốc thời gian của phiên bản testnet lùi lại khoảng 10 ngày, với Giai đoạn 1.1 dự kiến ​​kết thúc vào ngày 07/01/2020.

Baklava Testnet Phase 2.0 – The Great Celo Stakeoff (tháng 1/2020)

CLabs đã thiết kế giai đoạn testnet Baklava thứ hai để giúp kiểm tra chứng thực. Ban đầu dự kiến ​​ra mắt vào ngày 08/01, phiên bản mới đã bổ sung một số bản sửa lỗi vào phút cuối để giúp ổn định mạng. Điều này đã khiến việc phát hành bị trì hoãn vài ngày. Sau khi hoạt động, các BTU trong Giai đoạn 2.0 sẽ được tính vào hệ thống tính điểm của cuộc thi và có khả năng đảm bảo phần thưởng tài chính trong tương lai.

Baklava Testnet Phase 3.0 – The Great Celo Stakeoff (tháng 1/2020)

CLabs đã thiết kế giai đoạn testnet cuối cùng để giúp kiểm tra OPSEC và quản trị. Nhóm Celo dự kiến ​​khởi động Giai đoạn 3.0 vào ngày 22 tháng 1 và chạy chặng cuối cùng của cuộc thi cho đến ngày 4 tháng 2. Tương tự như giai đoạn trước, các BTU sẽ tiếp tục được tính vào bảng xếp hạng.

Bản phát hành SDK (tháng 2/2020)

Celo phát hành ContractKit và DAppKit để giúp đơn giản hóa việc phát triển các dApp trên blockchain của nó.

Baklava Testnet mới (tháng 4/2020)

Phiên bản mới của mạng thử nghiệm Baklava đã ra mắt vào ngày 7/4/2020. Testnet này cho phép những trình xác thực độc lập thiết lập các node của họ bằng phần mềm “tính năng hoàn chỉnh”.

Hoàn thành Audit bảo mật (tháng 4/2020)

Celo đã hoàn thành một cuộc kiểm tra bảo mật, do nhóm nghiên cứu TrailOfBits thực hiện, cho cơ sở mã của nó

Phát hành Mainnet I (tháng 4/2020)

Mainnet của Celo đầu tiên ra mắt vào ngày 22/4 theo kế hoạch. Đây là phần mềm sẵn sàng sản xuất đầu tiên của Celo sẽ chuyển sang mainnet chain chính thức sau các giai đoạn bỏ phiếu xác thực trong tương lai.

Mở khóa Bầu chọn Trình xác thực và Epoch Reward (tháng 5/2020)

Trình xác nhận Celo đã bỏ phiếu tán thành các đề xuất quản trị đầu tiên của mạng, mở khóa các cuộc bầu cử Trình xác thực và phần thưởng kỷ nguyên.

Mở khóa Voting Reward và Chuyển CELO (tháng 5/2020)

Những trình xác thực Celo đã bỏ phiếu để hủy bỏ voting reward và chuyển CELO. Và trong quá trình này, việc phát hành mainnet đã chuyển đổi thành mainnet chính thức của Celo.

Đổi Celo Gold thành Celo (tháng 6/2020)

Trình xác thực Censusworks đã đệ trình một CGP (Celo Governance Proposal – Đề xuất quản trị Celo) để đổi tên tài sản gốc của Celo, từ Celo Gold (cGLD) thành Celo (CELO). Lý do đề xuất thay đổi là để tránh nhầm lẫn. Celo Gold không liên quan gì đến giá vàng thực tế, trong khi Celo Dollar (hoặc các tài sản ổn định khác dựa trên giao thức Celo) đóng vai trò là một tài sản ổn định được gắn với đối tác truyền thống của nó.

Đóng băng một phần CELO dự trữ (tháng 6/2020)

Network sẽ nhắm vào mục tiêu đóng băng một phần CELO dự trữ. Đây là một bước hướng tới việc kích hoạt giao thức ổn định duy trì chốt cho cUSD và các tài sản ổn định khác trên Celo. Ban đầu, đề xuất được lên lịch trình vào ngày 22/5, nhưng hoạt động này đã bị lùi lại cho đến khi một sàn giao dịch đủ điều kiện thứ 2 chọn niêm yết CELO. Khối lượng giao dịch có ý nghĩa và tính thanh khoản sẽ là điều cần thiết để nhóm nghiên cứu tin tưởng vào hệ thống oracle giá dự trữ để duy trì sự ổn định của cUSD.

Celo Dollars Live (tháng 6/2020)

Hệ thống quản trị on-chain của Celo đã kích hoạt Stability Protocol (Giao thức Ổn định) của mạng vào ngày 29/06/2020, do đó mở khóa khả năng tạo và chuyển Celo Dollars (cUSD). Ngoài việc là một nền tảng phát triển có mục đích chung, Celo có hợp đồng dự trữ cho phép người dùng có thể biến CELO làm tài sản thế chấp để đổi lấy cUSD được chốt bằng USD. Hệ thống MakerDAO-esque này cũng hỗ trợ các tài sản dự trữ ngoài CELO, bao gồm BTC, ETH và DAI, để giúp duy trì tỷ giá cUSD. Về lâu dài, Stability Protocol có thể thêm hỗ trợ cho các tài sản dự trữ off-chain, cũng như phát hành các loại stablecoin được thế chấp bằng tiền mã hoá khác nếu được cộng đồng bỏ phiếu thông qua.

Đội ngũ dự án, quỹ đầu tư và đối tác

Đội ngũ dự án

Đội ngũ phát triển dự án Celo là tập hợp hơn 100 thành viên từ khắp các quốc gia trên thế giới, bao quát được tổng thể các lĩnh vực với kiến thức, kinh nghiệm và hiểu biết sâu rộng như:

Ngoài ra, bạn có thể xem thêm chi tiết đội ngũ của dự án tại đây.

Quỹ đầu tư

Celo sở hữu cho mình một loạt sự ủng hộ từ các tên tuổi nổi tiếng và có sức ảnh hưởng lớn trong ngành như a16z, Coinbase, Jack Dorsey – CEO Twitter, Polychain Capital…

Đối tác

Updating…

Lời kết

Celo là một nền tảng tài chính mới tự thể hiện mình là một đối thủ nặng ký trong lĩnh vực tiền mã hoá. Mục đích của nó là mang đến cho mọi người cơ hội sử dụng tiền mã hoá để trao đổi tiền, cho dù họ có bất kỳ kiến ​​thức hoặc kinh nghiệm nào về tiền kỹ thuật số hay không. 

Celo đang mở đường cho một nền kinh tế kỹ thuật số toàn cầu công bằng và dễ tiếp cận hơn. Với sứ mệnh chung là thiết kế một hệ sinh thái tài chính toàn diện hơn, công nghệ blockchain đang giúp Celo kết nối mọi người trên khắp thế giới với các công cụ tài chính. Không chỉ dừng lại tại đây, họ đặc biệt chú trọng đến việc thực hiện các giao dịch tài chính thông minh hơn, nhanh hơn và rẻ hơn. 

Biên tập và tổng hợp – Bitcoincuatoi


Thông tin trong bài viết chỉ mang mục tiêu chia sẻ và cung cấp kiến ​​thức, không phải là lời khuyên tài chính. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Leave a Comment