Cho đến nay, cuộc tranh cãi giữa những người ủng hộ cơ chế đồng thuận PoW và PoS vẫn chưa bao giờ dừng lại. Những người ủng hộ cơ chế xác thực PoW (Proof of Work) cho rằng PoW mới là cơ chế phù hợp nhất khi đảm bảo tuyệt đối tính bảo mật và phi tập trung. Mặt khác những người ủng hộ PoS lại cho rằng khả năng mở rộng lại là một điều quan trọng và cần thiết cho sự phát triển của Blockchain. Vậy đâu mới là cơ chế đồng thuận tối ưu nhất cho mạng lưới Blockchain? Hãy cùng Bitcoincuatoi tìm hiểu ngay nhé!
Proof of Work là gì ?
Proof of Work (PoW – Bằng chứng công việc) là cơ chế đồng thuận đầu tiên được tạo ra trên Blockchain và khá phổ biến trong thế giới tiền mã hóa. Proof of Work được Satoshi Nakamoto áp dụng thành công cho Bitcoin vào năm 2009. Từ đó đến nay, PoW là một trong những cơ chế đồng thuận phổ biến nhất cho các mạng lưới Blockchain.
Proof of Work tập hợp các thợ đào (hay còn gọi là node) tham gia cạnh tranh xác thực các giao dịch, sau đó đưa giao dịch vào các block trong Blockchain để nhận được phần thưởng của mạng lưới và phí giao dịch.
Ưu điểm
- Mạng lưới đơn giản khó bị tấn công hoặc bị lỗi
- Đảm bảo tốt khả năng bảo mật và phi tập trung khi mạng lưới đủ rộng lớn.
Nhược điểm
- Tiêu tốn nhiều năng lượng
- Đòi hỏi về phần cứng máy móc
Proof of Stake là gì ?
Proof of Stake (PoS – Bằng chứng cổ phần) là một thuật toán làm việc của Blockchain. Có thể hiểu nôm na là người dùng sẽ stake một lượng coin nhất định để trở thành Validator (người xác thực) của mạng lưới Blockchain.
Các Validator này sẽ xác minh các giao dịch trên mạng lưới, gửi bằng chứng vào khối. Nếu đúng, các Validator sẽ được nhận thưởng của mạng lưới Blockchain, hoặc phí giao dịch thu về. Nếu sai, họ sẽ chịu phạt là mất đi tất cả, hoặc một phần lượng coin đã stake.
Ưu điểm
- Ít đòi hỏi về phần cứng máy móc.
- Đôi khi có thể ủy quyền cho Validator, để họ có thêm quyền vote và cùng phân chia phần thưởng khối
- không đòi hỏi tiêu thụ nhiều điện để hoạt động như Proof of Work .
- Tốc độ nhanh chóng, phí giao dịch thấp.
Nhược điểm
- Bắt buộc phải đầu tư một lượng coin ban đầu để có thể trở thành Validator hoặc người ủy quyền.
- Tốn thời gian khá dài để Unlock token.
- Blockchain mang tính tập trung (đặc biệt là mô hình ủy quyền DPoS) , những người nắm giữ càng nhiều Token lại càng có thêm tiếng nói.
Sự khác biệt giữa PoW và PoS
Để hiểu rõ hơn về hai cơ chế đồng thuận này, chúng ta hãy đặt chúng lên bàn cân để so sánh chúng:
Proof of Work (PoW) | Proof of Stake (PoS) | |
Tổng quan | – Tốn nhiều điện – Ảnh hưởng môi trường – Tốc độ mở rộng thấp – Lợi nhuận từ phần thưởng block – Khai thác phụ thuộc vào chất lượng ổ cứng | – Ít tốn điện – Bảo vệ môi trường – Tốc độ mở rộng cao – Lợi nhuận từ phí giao dịch – Khai thác phụ thuộc vào số lượng coin được stake |
Ai có thể khai thác / xác thực các block? | Sức mạnh tính toán càng cao, xác suất khai thác một block càng cao. | Sức mạnh tính toán càng cao, xác suất khai thác một block càng cao. |
Làm thế nào một block được khai thác / xác thực? | Các thợ mỏ cạnh tranh để giải các câu đố toán học phức tạp bằng cách sử dụng các tài nguyên tính toán của họ. | Thông thường, thuật toán xác định người chiến thắng một cách ngẫu nhiên, có tính đến số lượng tiền đặt cọc. |
Thiết bị khai thác mỏ | Phần cứng khai thác chuyên nghiệp, chẳng hạn như ASIC, CPU và GPU | Mọi máy tính hoặc thiết bị di động có kết nối internet |
Phần thưởng được phân phối như thế nào? | Người đầu tiên khai thác block sẽ nhận được phần thưởng block | Người xác thực có thể nhận được một phần phí giao dịch thu được từ block mà họ đã xác thực |
Mạng được bảo mật như thế nào | Hàm băm càng lớn, mạng càng an toàn | Cơ chế khóa tiền mã hóa trên blockchain để bảo mật mạng |
Anh em có thể thấy rõ rằng, cơ chế PoW giải quyết vấn đề bảo mật và phi tập trung tốt hơn. uy nhiên lại kém xa về khả năng mở rộng.
PoW vs PoS – Đâu là sự lựa chọn tốt nhất cho mạng lưới Blockchain?
Một mạng lưới Blockchain căn bản luôn có tính chất về bộ ba bất khả thi bao gồm khả năng mở rộng, tính bảo mật và tính phi tập trung.
Mọi thứ đều là sự đánh đổi, cơ chế PoW đánh đổi khả năng mở rộng của mạng lưới để đảm bảo khả năng mở rộng và phi tập trung, ngược lại cơ chế PoS lại vì khả năng mở rộng mà sẽ đánh đổi đi tính phi tập trung của mạng lưới.
Cá nhân mình nhận định rằng PoW và PoS đều là những cơ chế xác thực tốt dành cho Blockchain, nhưng còn phải xem xét mô hình và mục đích của mạng lưới blockchain đó là gì để lựa chọn ra được cơ chế xác thực phù hợp.
Đối với mạng lưới lưu trữ và luân chuyển giá trị
Đối với những mạng lưới Blockchain với mục đích lưu trữ và luân chuyển giá trị nổi bật nhất là Bitcoin, PoW sẽ là cơ chế xác thực tối ưu nhất dành cho nó.
Việc lưu trữ và luân chuyển giá trị đòi hỏi mạng lưới Blockchain phải đảm bảo được tính bảo mật và tính phi tập trung, đồng thời không quá đặt nặng vấn đề mở rộng đặc biệt là về tốc độ giao dịch.
Chúng ta có thể nhìn qua những yếu tố tài chính vàng-loại tài sản lưu trữ giá trị có tuổi thọ hàng ngàn năm của nhân loại giá trị của vàng được đảm bảo bởi tính phổ biến, thanh khoản cao và tính khan hiếm, mặt khác vàng lại rất hạn chế về mặt thanh toán và luân chuyển, đồng thời quá trình lưu trữ vàng cũng tiêu tốn rất nhiều sức của.
Với tính chất bảo mật và phi tập trung mạnh mẽ của mình, cơ chế PoW sẽ là một sự lựa chọn hoàn hảo cho những mạng lưới Blockchain với mục đích lưu trữ và luân chuyển giá trị.
Đối với mạng lưới hợp đồng thông minh mã nguồn mở
Đối với mạng lưới hợp đồng thông minh và mã nguồn mở như Ethereum, Solana, Near,.. khả năng mở rộng luôn là một điều cần phải ưu tiên để đảm bảo cho sự phát triển và phổ biến của dự án trong tương lai.
Sẽ không có một khách hàng nào muốn sử dụng một dịch vụ kỹ thuật số với mức phí đắt đỏ đi kèm với khuyến mãi thêm một sự chậm chạp và thiếu ổn định, điều này đồng thời cũng sẽ gây e ngại cho các nhà phát triển dự án trong việc quyết định sử dụng nền tảng của mạng lưới blockchain.
Nên việc hi sinh một phần tính phi tập trung để đánh đổi khả năng mở rộng sẽ là điều cần thiết đối với những mạng lưới hợp đồng thông minh mã nguồn mở. Vì vậy cơ chế xác thực PoS sẽ là sự lựa chọn tối ưu cho những nhà phát triển.
Hiện tại các nhà phát triển vẫn đang cải tiến cơ chế xác thực PoS bằng nhiều phương thức khác nhau, nổi bật nhất trong đó là việc nghiên cứu công nghệ Sharding của Ethereum và Near nhằm tăng thêm khả năng mở rộng đồng thời vẫn đảm bảo tính phi tập trung và bảo mật cho mạng lưới Blockchain. Tuy nhiên đây là một phương pháp cực kì phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian nghiên cứu và phát triển.
Lời Kết
Cả hai cơ chế đồng thuận PoW và PoS đều có những ưu và nhược điểm riêng của mình, vì vậy để đánh giá cơ chế nào tốt hơn chúng ta cần xem xét đến mục đích của mạng lưới blockchain để đưa ra một sự lựa chọn và đánh giá phù hợp.
Hi vọng anh em nhận được nhiều giá trị sau bài viết và có được những thông tin bổ ích dành cho bản thân.
Trump Thành
—
* Thông tin trong bài viết chỉ mang mục tiêu chia sẻ và cung cấp kiến thức, không phải là lời khuyên tài chính. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.