Hướng dẫn toàn tập về Serum

Khi nói đến sự đổi mới trong blockchain – cụ thể là trong DeFi (tài chính phi tập trung), chúng ta thường nhắc đến các dự án trên Ethereum. Và gần đây nhất là các nền tảng tuyệt vời ở Binance Smart Chain (BSC). Tuy nhiên, hôm nay tôi sẽ giới thiệu cho bạn về một sự đổi mới, nhưng vẫn là trong không gian DeFi.

Bài viết này nói về dự án Serum. Được xây dựng trên Solana blockchain, dự án tự hào có tốc độ nhanh và chi phí giao dịch thấp.

Và như thường lệ, trước khi khám phá chi tiết dự án Serum, đây là danh sách mọi thứ bạn sẽ tìm thấy trong bài viết:

  1. Dự án Serum là gì?
  2. Solana Blockchain là gì?
  3. SRM token là gì?
  4. SerumBTC token và SerumUSD token là gì?
  5. Serum Swap là gì?

Dự án Serum là gì?

Dự án Serum là một decentralized exchange (DEX – Sàn giao dịch phi tập trung) được xây dựng bởi nhóm đã tạo nên FTX Exchange. Serum được xây dựng trên Solana, hệ sinh thái mang lại tốc độ chưa từng có và chi phí giao dịch thấp cho không gian DeFi. 

Nền tảng này nhằm mục đích sửa chữa các lỗ hổng centralized (tập trung) hiện đang tồn tại trong không gian DeFi. Các lỗ hổng này chính là nguyên nhân làm giảm sự tin tưởng từ các trader trên các DEX.

Khi Serum được chạy trên giới hạn trung tâm của order book (sổ lệnh), nền tảng này có khả năng mở rộng cao, rẻ và nhanh chóng hơn. Đây chính là điều mà những người tạo ra nền tảng này rất tự hào. 

Và một thực tế là nền tảng này hoàn toàn phi tập trung đến mức ngay cả seed protocol (giao thức hạt giống) cũng được phân cấp rất rõ ràng.

Để thêm vào tính phi tập trung cho nó, nền tảng cho phép và ủng hộ việc non-custodial trading (giao dịch không giám sát). Điều này có nghĩa là bạn không phải deposit (gửi) tiền của mình tại bất kỳ sàn giao dịch tập trung nào (centralized exchange). Thay vào đó, các coin vẫn nằm trong ví của chính bạn. Bạn không cần phải nhờ vào ví của sàn giao dịch để nhận coin của mình. Đồng thời, nó cũng cung cấp hỗ trợ cho cross-chain trading (giao dịch chuỗi chéo)

Bằng cách không có độ tin cậy, không có yêu cầu đối với KYC (Know Your Customer: là quá trình xác minh danh tính của người dùng) trên nền tảng. Trải nghiệm kết quả là điều mà không một sàn giao dịch tập trung nào chú ý đến. 

Giá cả, tốc độ và sự tiện dụng mà Serum cung cấp khiến các trader trên các sàn giao dịch tập trung không có lý do gì để từ chối cho nền tảng này một cơ hội. 

Và để làm cho chúng hoạt động tốt hơn nữa, nền tảng này hoàn toàn có khả năng tương thích với cả Bitcoin và Ethereum. Song, hầu hết các trader luôn sẵn sàng trade các loại tiền điện tử khác với ERC-20 token thông thường – đó là những gì mà hầu hết các nền tảng DeFi cung cấp cho đến thời điểm hiện tại. 

Chính nhờ thế mà Serum chiếm được lợi thế lớn khi so sánh với các DeFi DEX như Uniswap, Balancer và thậm chí là Binance DEX. 
Những người khai thác node (nút) có thể nhận được rất nhiều quyền lợi từ nền tảng. Serum cung cấp các ưu đãi cho họ khi tham gia stake trên nền tảng. Với sự trợ giúp của hệ thống giới thiệu với lạm phát, trader và các nhà lãnh đạo, nền tảng này nhằm mục đích luôn hỗ trợ mọi thứ có thể dành cho tất cả mọi người tham gia.

Solana Blockchain là gì?

Solana là một dự án open-source (mã nguồn mở) đang triển khai một blockchain quy mô web. Solana blockchain cung cấp các ứng dụng và thị trường phi tập trung an toàn, có thể mở rộng và nhanh chóng. 

Hệ thống hiện có khả năng đáp ứng 65.000 giao dịch mỗi giây (TPS) với block time là 400ms. Điều đáng chú ý ở đây là đó không phải là giới hạn trên. Thực tế, trên một gigabit network tiêu chuẩn, các sàn giao dịch lớn hơn, có tốc độ trung bình không quá 176 byte, hệ thống có thể hỗ trợ lên đến 710.000 TPS. 

Mặt khác, nếu bạn quản lý để sử dụng nó trên 40 gigabit network, bạn sẽ phải kinh ngạc khi thấy con số có thể lên đến 28,4 triệu TPS. 

Công nghệ hệ thống phân bổ có tên Optimistic Concurrency Control cho rằng một cơ sở dữ liệu tập trung có thể tự tái tạo trong khi vẫn duy trì tính sẵn sàng cao và không ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ giao dịch. 
Solana chứng minh rằng, khi ở trên một adversarial network (mạng đối lập), các giới hạn lý thuyết tương tự cũng áp dụng cho blockchain. Điều duy nhất cần được quan tâm là phân chia thời gian đúng cách trong trường hợp các node (nút) không tin tưởng lẫn nhau. Với 40 năm nghiên cứu trong lĩnh vực hệ thống phân bổ đã khẳng định độ hữu ích trong thế giới blockchain khi các node (nút) có thể tin tưởng vào thời gian.

Theo lời của Solana:

“Mục tiêu của kiến ​​trúc Solana là để chứng minh rằng sự tồn tại một tập hợp các thuật toán phần mềm khi được sử dụng kết hợp để triển khai một blockchain, loại bỏ phần mềm như một “nút thắt” hiệu suất, cho phép thông lượng giao dịch tăng tỷ lệ thuận với băng thông mạng.”

SRM token là gì?

SRM là token quản trị của Serum. Mặc dù token SRM gốc dựa trên Solana blockchain, nhưng vẫn tồn tại các phiên bản Ethereum hoặc ERC-20 của token. Nguồn cung của SRM được giới hạn ở mức 10 tỷ token. 

Việc phân bố SRM đã được thực hiện một cách đơn giản. Khoảng 20% ​​được trao cho nhóm thực hiện Serum và các Cố vấn. 22% dành cho những người đóng góp dự án. Và khoảng 4% phân bổ để duy trì hoạt động như lock seed và được phân phối cho những người mua đấu giá. 

Tiếp theo, 27% bị lock trong Quỹ đối tác và Cộng tác viên. Và 27% số còn lại được dành cho Quỹ Khuyến khích Hệ sinh thái. 

Tất cả các khoản phí bạn phải trả trên nền tảng sẽ được chuyển để burn SRM. Nếu bạn đang nắm giữ SRM, bạn có thể sẽ nhận được con số lên đến 50% tất cả các khoản phí trên nền tảng. 

Nếu bạn có thể thu thập 1 triệu SRM token, bạn có thể xếp chúng lại với nhau để tạo thành 1 MegaSRM hoặc MSRM. Giữ 1 MSRM này sẽ giúp bạn cố định mức giảm 60% phí. 

Đến với việc stake SRM, đó là điều bạn có thể làm trên các node (nút). Mỗi node phải có tối thiểu 10 triệu SRM, trong đó phải có ít nhất một MSRM. 

Một trong những công dụng của các node này cũng là cung cấp bảo hiểm cho các giao dịch cross-chain (chuỗi chéo). Như vậy phần thưởng cho các node một phần phí giao dịch. 

Có một pool của SRM token đã được giữ lại để thưởng cho những người tham gia vào các hoạt động stake trong mỗi node. Khi SRM được stake cũng như được sử dụng để thanh toán phí, người sở hữu SRM có thể được giảm giá tới 50% cho tất cả các chi phí trade. 

Nói thêm về các node, mỗi node trong số chúng đều có một leader (nhà lãnh đạo). Người lãnh đạo là người tạo ra node. Và khi làm như vậy, nhà lãnh đạo nhận được một phần trong tất cả các phần thưởng được trao cho node đó. 

Các node cũng rất quan trọng vì chúng thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng nhằm tối ưu hóa thông lượng và hiệu suất của hệ sinh thái Serum. Dựa trên cách các node thực hiện nhiệm vụ của chúng, chúng sẽ được thưởng hoặc bị phạt. 

Vai trò của SRM token như quản trị token xuất hiện khi chúng ta nói về các thông số nhất định như phí tương lai để đảm bảo rằng sẽ không có rủi ro bảo mật lớn.

Như đã đề cập ở trên, Serum là một token gốc của Solana blockchain, chúng tồn tại dưới dạng ERC20 token trên Ethereum blockchain và tương tự một SPL token trên Solana token. 

Để đảm bảo được sự ổn định, 90% tất cả các SRM token được thiết kế để được hold trong thời gian dài (có thể sẽ bị lock).

SerumBTC token và SerumUSD token là gì?

Hệ sinh thái Serum rất mạnh. Một trong những ví dụ về sức mạnh của nó là BTC token phi tập trung hay còn được gọi là SerumBTC. 

Điểm đáng chú ý là Serum tạo ra một loạt các hợp đồng thông minh cho BTC. Sau đó, các hợp đồng này có thể được cung cấp Solana token hoặc ERC20 đại diện cho một vị trí dài hạn để mua và chuyển thành 1 BTC vào ngày đã định trước. SerumBTC sau đó roll chúng sang tuần tiếp theo và lặp đi lặp lại. Kết quả là, SerumBTC sẽ không bao giờ hết hạn. 

Giống như SerumBTC, SerumUSD sử dụng các dòng code để di chuyển các khoản nắm giữ từ tuần này sang tuần tiếp theo.

Serum Swap là gì?

Serum Swap là một Công cụ Automated Market Maker (AMM) được xây dựng dựa trên Serum. 

Giống như các AMM khác, Serum Swap cho phép người dùng tham gia các pool và trade. 

Tuy nhiên, điểm khiến Serum Swap trở nên khác biệt chính là tốc độ của nó. Nền tảng chỉ cần mất 1 giây để thêm hoặc xóa một pool hoặc để cài đặt một giao dịch. Và bạn thử đoán xem phí gas là bao nhiêu? Bạn sẽ chỉ mất $0,00002 cho mỗi giao dịch! Chà, nghe có vẽ rất hấp dẫn chứ?
Taker (người dùng) sẽ phải trả phí cố định 0,30% tổng giá trị giao dịch, trong đó, 0,25% sẽ thuộc về các nhà cung cấp thanh khoản (LP), 0,4% cho burn (đốt)/ mua SRM và 0,01% còn lại dành cho nhà cung cấp GUI.

Lời kết

Project Serum đã hoàn thành hai giai đoạn đầu tiên theo đúng như roadmap. Họ đã có đủ những yếu tố thu hút trên nền tảng để được công nhận là một thành công lớn. Serum mang lại khá nhiều tiện ích, song, họ cũng hứa hẹn sẽ không ngừng phát triển và mở rộng hơn để thoả được mong muốn từ của người dùng.

Nhưng, những đổi mới trên Serum có thực sự gặt hái được thành công hay không chỉ là điều mà tương lai mới có thể trả lời được. 

Nguồn: FrontierProtocols

Theo dõi Facebook Telegram Bitcoincuatoi để cập nhật những thông tin về tiền mã hóa!

Nhóm thảo luận: Facebook Group | Telegram Group

*Thông tin trong bài viết chỉ mang mục đích chia sẻ và cung cấp kiến thức, không phải là lời khuyên đầu tư. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Leave a Comment