Blockchain ngày càng phát triển và không thể phủ nhận một điều rằng luôn có sự đổi mới trong từng phút từng giây. Bên cạnh đó, số lượng các sản phẩm ngày một tăng, khiến cho sự cạnh tranh trong thế giới Blockchain ngày càng gay gắt và quyết liệt hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, một Automated Market Maker (AMM) trên Binance Smart Chain (BSC) đã vượt qua những cạnh tranh này để trở thành người chiến thắng. Không ai khác, một cái tên rất quen thuộc, đó chính là PancakeSwap. Nền tảng Decentralized Exchange (DEX – Sàn giao dịch phi tập trung) này đã trở nên nổi tiếng bằng cách cung cấp trải nghiệm đặc biệt cho người dùng. Nó đã giúp phổ biến việc yield farming trên BSC network.
Đây cũng là lần đầu tiên chúng tôi thấy một yield farm có khả năng mua lại thanh khoản tự động trên BSC. Và đúng như mong đợi, nó đã thu hút được lượng lớn người chú ý và tham gia. Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ xoay quanh chủ đề những kiến thức cơ bản về PantherSwap.
Nếu các thuật ngữ như AMM, DEX và IFO vẫn là một chướng khiến bạn nhầm lẫn, hãy bạn tham khảo thêm các bài viết về kiến thức cơ bản của tiền mã hóa tại Bitcoincuatoi.
Nhưng trước khi đi sâu vào phân tích PantheSwap, dưới đây là tóm tắt nhanh về mọi thứ bạn sẽ tìm thấy trong bài viết. Hãy chuyển đến bất kỳ phần nào mà bạn quan tâm.
- PantherSwap là gì?
- Thanh khoản tự động trên PantherSwap là gì?
- Cơ chế burn tự động trên PantherSwap là gì?
- Hệ thống Harvest Lockup hoạt động như thế nào trên PantherSwap?
- Chính sách Anti Whale trên PantherSwap là gì?
- Hệ thống phân phối lại phí ký quỹ hoạt động như thế nào trên PantherSwap?
Và bây giờ, hãy bắt tay vào phần đầu tiên.
PantherSwap là gì?
PantherSwap là một yield farming có tính năng mua lại thanh khoản tự động dựa trên Binance Smart Chain (BSC). Và tình cờ, nó lại là nơi đầu tiên có tính năng này trên BSC.
Sàn giao dịch phi tập trung AMM (DEX) cung cấp cho người dùng nhiều tính năng độc đáo và sáng tạo. Bạn có thể tương tác với nền tảng bằng cách stake, yield farming hoặc cung cấp tính thanh khoản. Nếu bạn thích một cảm giác mạo hiểm, bạn có thể tham gia vào đợt khởi bán token đầu tiên.
Ngoài ra, bạn có thể chỉ cần sử dụng DEX để swap token.
Để có thể hình dung rõ hơn, tôi sẽ đi sâu vào phân tích các tính năng của nền tảng này.
Thanh khoản tự động trên PantherSwap là gì?
PantherSwap đánh thuế chuyển nhượng 5% cho mọi giao dịch diễn ra trên nền tảng. Trong số này, 40% được chuyển vào nhóm thanh khoản PANTHER-BNB với sự trợ giúp của hợp đồng thông minh.
Đây là cách nền tảng tự động thêm thanh khoản vào một trong các nhóm thanh khoản.
Điều đáng chú ý ở đây là thanh khoản được thêm vào theo cách này (tức là thông qua việc mua lại thanh khoản tự động), sẽ bị lock bằng cách sử dụng hợp đồng PantherLocker.
Và điều đó xảy ra thường xuyên như thế nào? Câu trả lời là việc chuyển thanh khoản tự động sang PantherLocker này sẽ diễn ra hàng tuần.
Cơ chế burn tự động trên PantherSwap là gì?
Ở trên tôi vừa nhắc đến việc 5% thuế giao dịch sẽ được tính. Trong khi 40% số đó sẽ tăng thêm tính thanh khoản cho nhóm thanh khoản PANTHER-BNB, thì 60% còn lại có một điểm đến khác. Nó đi thẳng đến địa chỉ black hole (hố đen). Bây giờ, trong trường hợp bạn đang tự hỏi địa chỉ hố đen này là gì, thì đó là 0x000000000000000000000000000000000000dEaD.
Nếu bạn không quen với khái niệm burn token, tôi sẽ giải thích kỹ hơn bằng các thuật ngữ đơn giản nhất có thể ngay bên dưới.
Vì token không phải là vật thể vật lý, nên chúng thực sự không thể bị burn (đốt). Vì vậy, việc kiểm soát dòng tiền của các token là khá khó khăn. Chắc chắn, bạn có thể giữ một tab về số lượng token sẽ được lưu hành trong khi mint (đúc). Tuy nhiên, một khi token được mint (đúc), việc kiểm soát số lượng token đang lưu hành là không thể.
Để loại bỏ các token khỏi trạng thái lưu hành, bạn cần gửi các token đó đến một địa chỉ đặc biệt, khóa riêng chúng để không thể lấy được. Làm như vậy sẽ khiến chúng trở nên vô hiệu, ngăn cản mọi người sử dụng những token đó.
Vì vậy, về cơ bản, những token đó sẽ bị xóa khỏi lưu hành.
Địa chỉ black hole (hố đen) mà tôi vừa nói đến là một trong những địa chỉ đặc biệt như vậy. Khi 60% thuế chuyển đến địa chỉ này, không có cách nào hay không có bất kỳ ai có thể sử dụng các token đó. Và điều đó, về cơ bản được xem như đã burn (đốt) chúng.
Hệ thống Harvest Lockup hoạt động như thế nào trên PantherSwap?
Harvest Lockup (khóa thu hoạch) hạn chế tần suất harvest (thu hoạch) để ngăn chặn tình trạng pump và dump tại các farm. Đó là một cơ chế khóa phần thưởng sáng tạo và độc đáo đã được tạo ra bởi đội ngũ phát triển của PantherSwap.
“Pump và dump” không phải là một cảnh hiếm gặp trong thế giới tiền mã hóa. Tôi có thể thấy nó xảy ra mọi lúc. Ai đó sẽ tâng bốc một coin và khiến mọi người đầu tư vào nó. Và khi người khởi xướng cảm thấy thích điều đó, họ sẽ bán phần tiền của họ. Các cryotp whale sẽ tận dụng kẽ hở này để thao túng thị trường theo cách tương tự.
Vì vậy, nó có ý nghĩa tại sao nền tảng sẽ có một hệ thống để kiểm tra các chương trình chênh lệch giá. Cuối cùng, họ có thể thu hoạch và bán phá giá liên tục – điều này thực sự là một việc rất không công bằng đối với những người giao dịch còn lại trên nền tảng.
Bằng cách giới hạn tần suất harvest, nó đảm bảo rằng ngay cả những bot đó cũng sẽ phải đợi trong một khoảng thời gian nhất định trước khi có thể harvest hoặc dump.
Bây giờ, một điều cần lưu ý ở đây là tôi chỉ nói về phần thưởng farm. Bạn có thể withdraw token và LP token của mình tại bất kỳ thời điểm nhất định nào mà không phải lo lắng về phần thưởng farm.
Chính sách Anti Whale trên PantherSwap là gì?
Trong thế giới tiền mã hóa, Whale là một thuật ngữ để chỉ cá nhân (hoặc tổ chức) nắm giữ một số lượng lớn token của một loại tiền mã hóa. Điều này đặt họ vào một vị trí quyền lực. Họ có thể thao túng thị trường theo bất kỳ cách nào mà họ cho rằng phù hợp. Điều này dẫn đến giá cả biến động khá nhiều.
Để ngăn những whale này thực hiện việc thao túng giá của PantherSwap, nền tảng đã đặt một hệ thống với cơ chế khá thú vị. Nói đơn giản, giả sử bạn đang chuyển nhiều hơn 0,15% tổng nguồn cung, giao dịch của bạn sẽ bị từ chối. Khi tổng nguồn cung của PANTHER token trên thị trường tăng lên, tỷ lệ này sẽ giảm xuống.
Điều đó nói rằng, việc deposit token vào các farm hoặc cả việc withdraw chúng đều là vô hạn. Bạn có thể deposit hoặc withdraw thoải mái nào mà không gặp vấn đề gì.
Hệ thống phân phối lại phí deposit hoạt động như thế nào trên PantherSwap?
Khi người dùng tham gia farm trên PantherSwap, họ sẽ phải trả một khoản phí deposit là 4%.
Trong số này, 25% được chuyển thẳng vào nhóm phát triển như một phần của quỹ phát triển. Điều này để đảm bảo duy trì nền tảng tiếp tục được cải thiện.
75% còn lại được phân phối lại cho những người nắm giữ PANTHER token thông qua phương pháp Jungle farming. Nghe có vẻ kỳ lạ? Đừng lo lắng, nó chỉ là một farrming pool cho phép chủ sở hữu PANTHER stake token để kiếm được các token khác.
Tính đến hiện tại, nền tảng chỉ có WBNB Jungle, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể chắc chắn sẽ thấy nhiều Jungle hơn trong tương lai.
Kết luận
Việc trở thành yield farm mua lại thanh khoản tự động đầu tiên trên Binance Smart Chain (BSC) đặt ra rất nhiều áp lực đối với PantherSwap. Và sự hype nhất thời chắc chắn không giúp ích được gì.
Điều đó nói lên rằng, nhóm của Panther đã hoàn thành xuất sắc việc xây dựng một nền tảng bổ ích. PantherSwap tốt vì không chỉ giúp mọi người kiếm tiền mà còn giúp họ tận hưởng nhiều tính năng của nó.
Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra với nền tảng này trong tương lai thì chúng ta cần một thời gian để có thể xác định được. Nhưng hiện tại, PantherSwap đang làm rất tốt. Và nếu họ làm theo đúng như lộ trình có trong whitepaper đã đặt ra ban đầu, chắc chắn rằng PantherSwap sẽ mang lại khá nhiều đổi mới cho không gian DeFi.
Nguồn: Frontier Protocols
—
Theo dõi Facebook và Telegram Bitcoincuatoi để cập nhật những thông tin về tiền mã hóa!
Nhóm thảo luận: Facebook Group | Telegram Group
*Thông tin trong bài viết chỉ mang mục đích chia sẻ và cung cấp kiến thức, không phải là lời khuyên đầu tư. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.