Helium (HNT) là gì? Tổng quan về mạng lưới không dây dành cho các thiết bị Internet

Ra mắt vào tháng 7/2019, Helium Mainnet đã được xây dựng nhằm cho phép các thiết bị không dây được kết nối và truyền tải dữ liệu một cách nhanh chóng, dễ dàng với mức chi phí rẻ. 

Vậy chính xác Helium network đã làm gì để thực hiện được ý tưởng này? Khám phá bài viết của chúng tôi ngay!

Helium network (HNT) là gì?

Helium là một mạng lưới không dây Peer-to-Peer (ngang hàng) cung cấp dịch vụ phi tập trung cho các thiết bị Internet of Things (IoT), được xây dựng trên nền tảng blockchain. Theo đó, mục tiêu chính của việc tạo ra Helium chính là khuyến khích việc tạo ra các mạng không dây vật lý và phi tập trung. 

Điều này sẽ giúp các thiết bị kết nối không dây với Internet ở bất cứ đâu trên thế giới. Đồng thời, nó cũng cho phép người dùng có thể tự tái tạo dịch vụ mà không phụ thuộc vào phần cứng, vị trí vệ tinh hoặc các kế hoạch di động tốn kém. Mặt khác, với bộ nguồn mở và bảo mật gốc, các nhà phát triển sẽ có cơ hội xây dựng các thiết bị có năng lượng thấp, kết nối internet với tốc độ rẻ hơn và nhanh hơn.

Nguồn: CoinMarketCap

Điểm nổi bật của Helium Network 

Helium Network là sự kết hợp của nhiều thành phần, nhằm đem lại một mạng lưới với kết nói liền mạch.

Proof-of-coverage (PoC)

Khác với những mạng lưới còn lại, Helium sử dụng thuật toán đồng thuận Proof-of-Covage (PoC). Công việc của thuật toán này chính là xác minh các yêu cầu và đảm bảo vị trí cho các Hotspot. Với PoC, Helium và blockchain có thể tận dụng các thuộc tính độc đáo được cung cấp bởi những tần số vô tuyến, để tạo ra những proof hữu ích cho mạng lưới và người dùng.

* Helium Hotspot là một thiết bị phần cứng chi phí thấp vừa làm miner vừa là điểm truy cập không dây cho Helium blockchain.

Proof-of-Location (PoL)

Helium phác thảo một hệ thống sử dụng WHIP (chi tiết được mô tả bên dưới) để định vị thiết bị, mà không yêu cầu phần cứng, vị trí vệ tinh tiêu thụ hoặc bất kỳ thiết bị đắt đỏ nào khác. Qua đó, thiết bị này có thể tạo các khiếu nại an toàn, bất biến và có thể kiểm chứng về vị trí của chúng tại một thời điểm cụ thể. Cuối cùng, blockchain sẽ là nơi ghi lại và lưu trữ các dữ liệu này.

Cơ chế đồng thuận Helium

Cơ chế đồng thuận của Helium network chạy theo các nguyên tắc nhất định. Đầu tiên, mạng lưới sẽ cho phép các Hotspot hoạt động theo các quy tắc đồng thuận Helium và thông số kỹ thuật tham gia miễn phí vào mạng.

Thứ hai, Helium không cung cấp các ưu đãi để tận dụng các yếu tố như chi phí năng lượng giá rẻ, hoặc triển khai phần cứng bổ sung trong cùng một vị trí.

Thứ ba, tăng cường khả năng chịu được Byzantine bằng cách sử dụng honeybadgerbft – một biến thể của BFT. Cuối cùng, các hotspot không có khả năng kiểm duyệt, có thể sẽ được chọn hoặc huỷ trên block. 

Ngoài ra, các nguyên tắc khác mà giao thức đồng thuận của Helium được xây dựng bao gồm tỷ lệ giao dịch được xác nhận cao, cũng như sự phụ thuộc vào công việc hữu ích.

WHIP

Whip là một giao thức mạng không dây có nguồn mở và tiêu chuẩn cơ bản, được chế tạo cho các thiết bị công suất thấp trên các khu vực rộng lớn. Nó hoạt động trên các commodity radio chip hiện có từ nhà sản xuất, không có công nghệ độc quyền hoặc các yêu cầu lược đồ sản xuất.

Helium DWN

Helium Decentralized Wire Network (DWN) cung cấp quyền truy cập không dây vào Internet cho các thiết bị bằng nhiều công cụ khai thác độc lập. Đồng thời, nó cũng chỉ định các thông số kỹ thuật của Helium network và WHIP để người tham gia có thể truy cập đến. Qua đó, Router sẽ là đơn vị trả các chi phí cho những miner (thợ đào) để họ thực hiện việc truyền dữ liệu và bảo hiểm cho mạng lưới. Đổi lại, các thợ đào này sẽ được thưởng bằng token cho những việc mà họ làm.

Cách thức hoạt động của Helium

Nguồn: Internet

Hoạt động của Helium dựa trên 3 yếu tố như sau:

  • Các thiết bị gửi và nhận dữ liệu được mã hóa từ Internet bằng phần cứng tương thích với WHIP. Trong đó, dữ liệu được gửi từ các thiết bị sẽ là dấu vân tay và được lưu trữ trong blockchain. 
  • Những Miners provide Helium (thợ đào Helium) với vùng phủ sóng mạng thông qua phần cứng được xây dựng trên Hotspot. Những Hotspot này có nhiệm vụ cung cấp một bridge giữa các thiết bị và Internet. Như vậy, đối tượng có thể tham gia Helium là công ty máy đào thông qua việc mua hoặc xây dựng một Hotspot phù hợp với WHIP. Bên cạnh đó, họ cũng phải stake một khoản token theo tỷ lệ dựa theo mật độ của các công ty khai thác khác hoạt động trong cùng khu vực. 
  • Các Router là ứng dụng Internet để mua dữ liệu thiết bị, được mã hóa từ các miner. Họ có thể trả phí cho các miner để có được các bản sao của một gói định vị địa lý mà không cần sự trợ giúp của phần cứng vị trí vệ tinh. 
  • Ngoài ra, các Router cũng là điểm cuối cho hoạt động mã hóa dữ liệu thiết bị. Nó cũng chịu trách nhiệm xác nhận các Hotspot khi nhận đúng vị trí, giúp các miner nhận được phần thưởng.

Token HNT là gì?

Thông tin cơ bản về token HNT

  • Tên token: HNT Token 
  • Ticker: HNT
  • Blockchain: Helium 
  • Tiêu chuẩn token: đang cập nhật…
  • Địa chỉ hợp đồng: đang cập nhật…
  • Loại token: native
  • Tổng nguồn cung: 223,000,000 HNT
  • Nguồn cung lưu hành: 111,955,717 HNT.

Phân bổ token HNT

Token HNT sẽ được phân bổ như sau: 

  • Thợ đào: 66.9%
  • Quỹ đầu tư: 21.5%
  • Chiến lược cho dự án: 11.6%

Lịch trình phân bổ token HNT

Đang cập nhật…

Token HNT được dùng để làm gì?

Token HNT được dùng với 2 mục đích cơ bản như sau:

  • Mining Rewards: các Hotspot sẽ kiếm HNT bằng cách xây dựng, thực hiện bảo mật cho cơ sở hạ tầng và chuyển giao dữ liệu trên mạng lưới.
  • Thanh toán phí cho các dịch vụ: HNT sẽ được dùng để tạo ra Date Credits (đòi hỏi gửi dữ liệu qua Helium và chuyển đổi token) để chịu trách nhiệm thanh toán phí dịch vụ.

* Trước khi ra mắt Data Credit vào tháng 8/2020, Helium không áp dụng thu phí dịch vụ.

Cách kiếm và sở hữu token HNT

Tính đến thời điểm hiện tại, bạn có thể kiếm được HNT thông qua 2 cách sau:

  • Mua trực tiếp trên các sàn giao dịch có hỗ trợ như Binance, Gate.io, FTX, KuCoin,…
  • Tham gia làm Hotspot để thực hiện các công việc của mạng lưới.

Ví lưu trữ token HNT

Người dùng có thể lưu trữ token HNT tại:

  • Ví sàn
  • Ví cứng
  • Ví mã hoá: Myetherwallet, imToken, Frontier, Metamask…

Lộ trình

Quý 3/2020

  • Release Miner Pro, cho phép bất kỳ LoRaWAN gateway nào cũng có thể tham gia vào Helium network.

Quý 4/2020

  • Phát hành Google Cloud Platform và tích hợp Microsoft Azure
  • Phát hành các cải tiến triển khai libp2p bao gồm chuyển sang bảng Kademlia Distributed Hash
  • Phát hành các bản cập nhật cho thuật toán PoC, bao gồm cả việc staking
  • Tích hợp các công nghệ không dây bao gồm Wifi 6 và 5G/LTE.

Đội ngũ dự án, quỹ đầu tư và đối tác

Đội ngũ dự án

Đội ngũ của dự án là tập hợp của hàng loạt những gương mặt có kinh nghiệm trải khắp các lĩnh vực liên quan. Trong đó, phải kể đến những cái tên tiêu biểu đang nắm vị trí quan trọng như:

Amir Haleem – CEO kiêm Co-Founder

Trước Helium, Amir đã từng phục vụ một sự nghiệp lâu dài trong ngành công nghiệp videogame với vai trò CTO tại Gaming Startup Diversion, và là thành viên của đội ban đầu đằng sau Battlefield 1942 tại Dice ở Stockholm, Thụy Điển. Ngoài ra, Amir còn là cựu game thủ của nhà vô địch thế giới kiêm Co-Founder cộng đồng Esreality.com.

Marc Nijdam – CTO

Marc Nijdam là người nắm giữ vai trò trưởng bộ phận công nghệ với hơn 25 năm kinh nghiệm trong ngành. Theo đó, Marc là từng là một nhà nghiên cứu tại Hewlett-Packard, để dẫn dắt công nghệ và các đội nhóm sản xuất một số sản phẩm và dịch vụ Qualcomm. Marc tập trung vào thiết kế, khả năng mở rộng và phục hồi của các nhóm sản phẩm, phần mềm và phát triển.

Frank Mong – COO

Frank Mong nắm vị trí là một COO tại Helium – nơi anh chịu trách nhiệm bán hàng, tiếp thị và phát triển kinh doanh cho công ty. Trước Helium, Frank đã dành 20 năm cho công tác bảo mật an ninh mạng với cương vị là CMO tại Hortonworks, SVP Marketing tại Palo Alto Networks và VP/GM về bảo mật tại công ty HP.

Ngoài ra, đội ngũ của Helium còn sở hữu hàng loạt gương mặt nổi bật khác, bạn có thể click vào đây để xem thêm chi tiết về họ.

Quỹ đầu tư

Helium đã nhận được các khoản đầu tư từ một số quỹ Venture Capital trên khắp thế giới như:

Đối tác

Lời kết

Tính đến hiện tại, mạng lưới của Helium chỉ thông dụng ở phần đông ở Hoa Kỳ và một số quốc gia Tây Âu. Trong khi đó, tại khu vực Châu Á và Châu Úc cũng là một nơi rất lý tưởng để Helium mở rộng phủ sóng. Và nếu thực sự Helium có thể tiếp tục phát triển được tiềm năng ở các vị trí khác, rất có thể nó sẽ sớm trở thành một trong những cái tên đáng chú ý nhất trong không gian blockchain.

Biên tập và tổng hợp – Bitcoincuatoi


Thông tin trong bài viết chỉ mang mục tiêu chia sẻ và cung cấp kiến ​​thức, không phải là lời khuyên tài chính. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Leave a Comment