Cuộc chiến Smart Contract dưới góc nhìn đầu tư

Trước khi đi sâu vào phân tích nền tảng Smart Contract, hãy cùng tìm hiểu một số thông tin cơ bản:

Smart Contract là gì?

Smart Contract (hợp đồng thông minh) là thuật ngữ được đặt ra bởi nhà mật mã học nổi tiếng Nick Szabo vào đầu những năm 1990, nhằm mô tả khả năng tự đưa ra các điều khoản và thực thi thoả thuận của hệ thống máy tính bằng cách sử dụng công nghệ Blockchain. 

Toàn bộ quá trình của hợp đồng thông minh được thực hiện hoàn toàn tự động và không có sự can thiệp từ bên ngoài.

Hợp đồng thông minh cũng có một số điểm giống với máy bán hàng tự động: Máy bán hàng tự động được lập trình theo thuật toán tất định, cho phép các hành động nhất định và chuyển đổi trạng thái dựa trên đầu vào. 

Ví dụ: Nếu bạn muốn mua một lon coca có giá $2 nhưng bạn chỉ có $1 thì cho dù bạn có cố gắng bao nhiêu lần đi chăng nữa, bạn sẽ không thể lấy được lon coca $2. Mặt khác, nếu bạn bỏ vào $3, máy sẽ cung cấp cho bạn một lon coca và trả bạn lại $1 – sự thay đổi này được thực hiện theo quy định đã được lập trình sẵn trước đó.

Tổng quan về nền tảng Smart Contract

Không giống như các chu kỳ trước đây, các nền tảng hợp đồng thông minh lại một lần nữa trở thành trung tâm của thị trường và lần này nó có thể là một bước ngoặt trong tương lai. Bởi nó không còn là những ý tưởng đơn thuần cho các máy tính thế giới mà còn là hệ sinh thái sống động của người dùng với nguồn vốn và các ứng dụng đang cùng thúc đẩy hàng nghìn tỷ USD trong hoạt động kinh tế. 

Ethereum xứng đáng dẫn đầu cuộc chiến này với hơn 700 tỷ USD tài sản được đảm bảo, giao dịch hơn 2,5 nghìn tỷ USD mỗi quý, mức vốn hóa thị trường cao nhất mọi thời đại là 450 tỷ USD trong những tháng gần đây và lưu trữ hàng nghìn ứng dụng. Tuy nhiên, khi Ethereum đang ở giai đoạn then chốt trên lộ trình mở rộng quy mô và đấu tranh để hỗ trợ nhu cầu ngày càng tăng của người dùng thì các đối thủ cạnh tranh của nó cũng vậy.

Với những hứa hẹn về khả năng mở rộng, các đối thủ cạnh tranh nền tảng hợp đồng thông minh như: Binance Smart Chain, Cardano, Polkadot, Solana,… đã tích cực thúc đẩy việc thu hút người dùng đến với chuỗi của riêng họ, cung cấp các cải tiến và khuyến khích UX. Các nhà đầu cơ cũng đang đổ xô vào những token tương ứng của nền tảng này.

Tuy nhiên, hành động giá không phải lúc nào cũng biểu thị giá trị. Mặc dù các hoạt động thúc đẩy các đối thủ của Ethereum đã tăng lên đáng kể, nhưng nó vẫn chỉ là một phần nhỏ so với hoạt động trên Ethereum. 

Định giá Smart Contract 

Không có khuôn mẫu định giá cụ thể cho các nền tảng hợp đồng thông minh. Nội dung của các nền tảng này là sự kết hợp giữa các thuộc tính một cách độc đáo, không giống với bất kỳ nội dung nào đã tồn tại trước đây.

Hợp đồng thông minh có thể giống như tiền vì nó là kho lưu trữ giá trị và tiền tệ giao dịch chính trong nền kinh tế của chúng. Hoặc nó có thể giống như vốn của chủ sở hữu, với yêu cầu về các khoản phí thu được từ việc xử lý các giao dịch. Hoặc nó giống như hàng hóa ở chỗ nó cung cấp quyền truy cập vào tính toán. Sự kết hợp giữa các thuộc tính trên cung cấp cho nền tảng hợp đồng thông minh thuộc tính của cả ba lớp nội dung và nhiều thuộc tính thúc đẩy giá trị của dự án.

Vì vậy, rất khó để các nhà đầu tư có thể định giá dự án, đặc biệt là khi chúng ở giai đoạn khởi đầu. Tuy nhiên, họ có thể để định giá các dự án này cả về tính tuyệt đối và tương đối so với nhau, áp dụng một loạt các biện pháp định lượng và định tính.

Ở cấp độ cơ bản nhất, các nhà đầu tư có thể định giá dựa trên hai yếu tố:

  • Các yếu tố cơ bản.
  • Sự sẵn sàng cho việc chi trả. 

Các yếu tố cơ bản thường liên quan đến các yếu tố định lượng (KPI) như: TVL (Tổng giá trị khoá), khối lượng giao dịch và phí giao dịch bên cạnh các yếu tố định tính như: Khả năng cạnh tranh, sự quan tâm của nhà phát triển và cộng đồng. Các nguyên tắc cơ bản này đều được định giá trên cơ sở “nhìn lại quá khứ” để hiểu hiệu suất của nó trong lịch sử – làm cho các nhà đầu tư biết được hiệu suất của dự án đến từ đâu. Cũng như trên cơ sở “hướng đến tương lai” để hiểu hiệu suất tiềm năng trong tương lai – làm cho các nhà đầu tư biết được hiệu suất của dự án có thể đi được đến đâu. Thị trường luôn hướng tới tương lai và giá trị tương lai mà một tài sản sẽ tạo ra là yếu tố thúc đẩy việc định giá. 

Sự sẵn sàng cho việc chi trả cũng liên quan đến các yếu tố định lượng và định tính. Nó xác định số tiền mà một nhà đầu tư sẵn sàng trả ngay cho một dự án. Nó giống như nghệ thuật hơn là khoa học và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố giá trị so sánh (định giá tương đối), điều kiện kinh tế vĩ mô, tâm lý thị trường, tường thuật, meme (nghiêm túc) và hơn thế nữa. 

Vậy điều này áp dụng cho các nền tảng hợp đồng thông minh như thế nào? 

Thị trường đang nhìn về các tiềm năng trong tương lai chứ không nhìn về quá khứ. Các nhà đầu cơ không nên định giá các đối thủ cạnh tranh với Ethereum dựa trên các nguyên tắc cơ bản của họ trong thời gian này vì nó có thể sẽ thay đổi trong tương lai. 

18 tháng trước, Ethereum đã xử lí ít hơn 1 tỷ USD giao dịch mỗi ngày, lưu trữ ít hơn 20 tỷ USD tài sản và chỉ lưu trữ hàng trăm ứng dụng. 18 tháng sau, hệ sinh thái đã phát triển vượt bậc nhờ vào các ứng dụng đột phá, động lực thúc đẩy tăng trưởng và Ethereum trở thành một trong những thị trường tăng giá mạnh nhất trong lịch sử lĩnh vực này. Các đối thủ của Ethereum có thể lặp lại sự tăng trưởng này trong 18 tháng tới không? Họ có thể phát triển nhanh hơn vậy không? Đây là sự đặt cược mà các nhà đầu cơ hợp đồng thông minh đang phải đối mặt. 

Khởi đầu của một sự kết thúc

Tất cả các nền tảng hợp đồng thông minh lớn đã tiếp cận với mainnet, các hệ sinh thái ứng dụng bắt đầu phát triển trên mỗi nền tảng này và các cầu nối đã ra mắt để dịch chuyển tài sản giữa chúng dễ dàng hơn. Từ đó, cuộc chiến giữa các hợp đồng thông minh đã bước sang một giai đoạn mới. 

Các nhà đầu tư không cần đưa ra giả thuyết về khả năng cạnh tranh của nền tảng này so với nền tảng khác khi sự cạnh tranh người dùng, nhà phát triển và vốn vẫn đang diễn ra sôi nổi giữa các dự án. 

Ethereum đã phát triển được vài năm, nó thường xuyên phô trương các hiệu ứng mạng dành cho nhà phát triển, nhưng các đối thủ cạnh của nó tranh đang thực hiện nhiều chiến lược sáng tạo hơn để làm điều đó. Ví dụ như: giới thiệu các ưu đãi khai thác có thanh khoản cao, sự khuyến khích của nhà phát triển cho các team, sự tiếp cận với cộng đồng của nhà phát triển,… để thúc đẩy người dùng dùng thử nền tảng của họ, thu hút thanh khoản cho các ứng dụng. 

Tại sao tất cả điều này lại quan trọng? 

Sự không chắc chắn về hiệu suất tương lai mời gọi cơ hội và cơ hội sẽ mời gọi đầu cơ. Cuộc chiến về nền tảng hợp đồng thông minh đã bắt đầu vào giai đoạn tiếp theo. Các đối thủ cạnh tranh giành được thị phần từ Ethereum, tương lai của ngành công nghiệp này và hàng nghìn tỷ USD này sẽ đi về đâu?

Kẻ chiến thắng liệu có được tất cả?

Nguồn: Messari

Bitcoin và Ethereum hiện đang là hai lực lượng thống trị trong thế giới multi-chain (đa chuỗi) được một thời gian dài. Với một loạt các blockchain đang phát triển trong toàn ngành, liệu có chỗ cho lực lượng thống trị thứ ba không? Hay thậm chí là thứ tư hoặc thứ năm? Hoặc có thể Ethereum không chỉ dừng lại ở việc đứng đầu trước mọi nền tảng hợp đồng thông minh khác, mà nó còn lật đổ vị trí của Bitcoin để trở thành kho lưu trữ giá trị thống trị của ngành? 

Câu trả lời sẽ có ảnh hưởng đáng kể đối với việc “chiếc bánh” trị giá hàng nghìn tỷ USD này sẽ được chia như thế nào giữa các blockchain hàng đầu. Nền kinh tế tiền mã hóa với một số blockchain thống trị sẽ không khác với thế giới chúng ta đang sống ngày nay với năm công ty công nghệ trị giá hơn 1 nghìn tỷ USD (Apple, Amazon, Microsoft, Google, Facebook). 

Chúng ta có thể thấy rằng các chuỗi này hỗ trợ lẫn nhau sẽ tạo ra nhiều giá trị hơn là việc chúng hoạt động riêng lẻ. Nếu chúng ta hướng đến tương lai như vậy thì sẽ có rất nhiều cơ hội đáng kinh ngạc giữa các đối thủ cạnh tranh của Ethereum và nó cũng sẽ giải đáp thêm lý do tại sao lĩnh vực này thu hút nhiều đầu cơ đến vậy. 

Tổng kết

Định giá của Ethereum có thể sẽ tiếp tục đóng vai trò là kim chỉ nam cho các nền tảng hợp đồng thông minh khác cạnh tranh. Các đối thủ cạnh tranh với Ethereum sẽ tiếp tục được định giá so với Ethereum dựa trên triển vọng tăng trưởng tương đối và tuyệt đối của nó. Tương tự như vậy, khi thị trường tiếp tục nóng lên và tâm lý gia tăng, nhiều khả năng các nhà đầu tư sẽ tiếp tục sẵn sàng trả nhiều hơn cho sự tăng trưởng đó.

Ethereum có thể tiếp tục là nền tảng thống trị và là cơ sở cho tất cả các đổi mới khác khi nó có lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh với các nhà phát triển lớn và đa dạng, các giao thức đã được thử nghiệm và cộng đồng của nó. Tuy nhiên, các đối thủ của Ethereum vẫn sẽ tiếp tục phát triển song song và đầu cơ sẽ tiếp tục là trung tâm của lĩnh vực này.

Biên tập và tổng hợp – Bitcoincuatoi


* Thông tin trong bài viết chỉ mang mục tiêu chia sẻ và cung cấp kiến ​​thức, không phải là lời khuyên. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Leave a Comment