Consumer Price Index (CPI) là gì? Tầm ảnh hưởng của CPI lên thị trường Crypto

Vào tối ngày 10/02/2022, Hoa Kỳ công bố chỉ số CPI tháng 01/2022 đã lên đến 281.93 điểm, cùng đó tỷ lệ lạm phát tại Hoa Kỳ cũng đột ngột tăng lên mức cao nhất trong 4 thập kỷ qua là 7.5%. Và ngay sau khi chỉ số này được công bố, thị trường tài chính đặc biệt là Crypto đã đổ một cây nến đỏ ngay lập tức (từ $45K giảm xuống $43,761). Vậy CPI là gì? Mối liên quan của CPI và lạm phát như thế nào? Đọc ngay bài viết dưới đây nhé!

CPI là gì?

Consumer Price Index (CPI) là chỉ số giá tiêu dùng, được sử dụng để đo lường mức giá trung bình của lượng hàng hóa và dịch vụ do toàn bộ người tiêu dùng mua trên thị trường tiêu dùng. 

Hiểu đơn giản hơn, chỉ số này thể hiện mức thay đổi tương đối về giá của hàng tiêu dùng theo thời gian và được tính theo điểm. Từ đó, phản ánh mức độ lạm phát/ giảm phát của một nền kinh tế.

Mối tương quan giữa CPI và Tỷ lệ lạm phát

CPI là một chỉ số kinh tế quan trọng, được công bố thường xuyên bởi chính phủ nhằm cung cấp dữ liệu và đánh giá kịp thời mức tăng trưởng và lạm phát hiện nay. 

Thông qua CPI, mức lạm phát sẽ được theo dõi nhằm xem xét cụ thể sức mua và sự gia tăng của giá hàng hóa, dịch vụ của một nền kinh tế. Vì thế, chúng ta có thể đánh giá được tổng quan bức tranh lạm phát của đất nước đó khi nhìn vào chỉ số CPI.

Ngoài ra, CPI còn có thể được sử dụng để tác động đến chính sách tiền tệ của một quốc gia.

CPI tác động như thế nào lên thị trường Crypto?

Nhìn lại lịch sử của Bitcoin trong những lần lạm phát tại Hoa Kỳ, bạn sẽ hiểu vì sao thị trường tiền mã hóa trở nên sôi động hơn khi Chính phủ Hoa Kỳ công bố chỉ số CPI hay tỷ lệ lạm phát.

Lạm phát tại Hoa Kỳ đã bắt đầu tăng từ tháng 10/2021 khi cán mốc 6.2%. Trong những tháng tiếp theo, tỷ lệ ấy vẫn giữ nguyên chiều hướng đi lên và chạm đỉnh 7.5% trong tháng 01/2022 – mức cao nhất trong 4 thập niên gần nhất.

Nguồn: TradingEconomics

Ban đầu, thông tin lạm phát tăng đã được thị trường tiền mã hóa đón nhận vô cùng tích cực, với các cú bump mạnh của Bitcoin vào mỗi khi số liệu lạm phát tháng 10, 11 và 12 được công bố.

Bitcoin thiết lập ATH lên $69,000 sau số liệu lạm phát tháng 10 được công bố
Thời điểm tỷ lệ lạm phát Hoa Kỳ tăng vọt
Nguồn: Binance

Tuy nhiên, đến tháng 01/2022, tâm lý chung của thị trường tài chính và crypto đã chuyển dần sang lo ngại trước việc lạm phát của Hoa Kỳ đang dần có dấu hiệu vượt khỏi tầm kiểm soát. Nguyên nhân được cho là vì FED (Cục Dự trữ Liên bang Mỹ) chắc chắn sẽ phải kìm hãm lạm phát thông qua việc giảm cung USD và nâng lãi suất tín dụng.

Việc nâng lãi suất chính là yếu tố chủ đạo khiến cả thị trường chứng khoán và tiền mã hóa “chao đảo”. BTC trong quãng thời gian ấy đã bị điều chỉnh từ $47.9K về tận $32.9K.

Nguồn: CryptoRank

Tuy nhiên, trong phiên họp vào cuối tháng 1, các quan chức FED đã quyết định không nâng lãi suất ở thời điểm hiện tại, thay vào đó, mốc thời gian nâng lãi suất sẽ được dời sang phiên họp tiếp theo vào tháng 03/2022. Nhờ vậy, Bitcoin đã lấy lại động lực phục hồi, tăng từ mức đáy $32.9K lên lại vùng $45K.

Vào ngày 10/02, Mỹ tiếp tục công bố số liệu lạm phát của tháng 1. Theo đó, lạm phát vẫn tiếp tục tăng 0.5% so với tháng trước, đạt 7.5% – mức cao nhất từ năm 1982 cùng chỉ số CPI lên 281.92 điểm. Khác với những lần trước, thị trường hiện tại đã không còn giữ được tâm lý lạc quan vốn có mà đồng loạt “quay xe” khiến thị trường đổ hàng loạt cây nến đỏ chỉ trong vài giờ.

Nguồn: Binance

Như vậy khi lạm phát diễn ra, không chỉ ngành tài chính, chứng khoán truyền thống mà thị trường tiền mã hóa cũng đều quan tâm đến chỉ số này. Bởi vì khi việc lạm phát đi lên đồng nghĩa rằng đồng USD đang mất giá, khiến giá trị của BTC và các đồng altcoin tăng lên khi chúng được xem là một phương án đầu tư hữu hiệu để bảo vệ tài sản.

Mối liên quan chỉ số CPI và FED 

FED (Cục Dự trữ Liên bang Mỹ) dùng chỉ số CPI để xác định liệu các chính sách kinh tế có cần được thay đổi để phòng ngừa lạm phát hay không. 

Trước đây, khi nhận ra lạm phát đang có xu hướng tăng, FED đã từng sử dụng chính sách điều chỉnh tiền tệ để làm chậm mức độ tăng trưởng lạm phát của kinh tế. Theo đó, FED cũng đã thực hiện những chính sách thay đổi lãi suất cho vay nhằm khiến cung tiền thắt chặt hơn.

Với những ảnh hưởng từ đại dịch và việc FED không tăng lãi suất, tăng trưởng kinh tế dần trở nên chậm lại và gây áp lực giảm giá. Điều này đã giúp đưa nền kinh tế trở lại tốc độ tăng trưởng lành mạnh từ 2% đến 3% một năm. 

Vào ngày 27/8/2020, FED đã công bố 1 sự thay đổi – họ sẽ cho phép tỷ lệ lạm phát mục tiêu hơn 2% để giúp đảm bảo việc làm tối đa. Theo thời gian, tăng trưởng lạm phát 2% được ưu tiên hơn, nhưng Fed vẫn sẵn sàng cho phép lãi suất tăng cao hơn nếu lạm phát ở mức thấp trong 1 khoảng thời gian.

Tại sao cần quan tâm đến chỉ số CPI khi giao dịch trong Crypto

Như đã đề cập ở trên, dữ liệu CPI rất quan trọng đối với các nhà đầu tư, đầu cơ, và đặc biệt là trader, vì đây là thước đo mạnh mẽ của lạm phát. Do đó, nó có ảnh hưởng đáng kể đến chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương. 

Thông thường, lạm phát cao hơn sẽ chuyển sang lãi suất chuẩn cao hơn được thiết lập bởi các nhà hoạch định chính sách, để giúp làm giảm nền kinh tế và khuất phục xu hướng lạm phát. Đổi lại, lãi suất của một quốc gia càng cao, tiền tệ của nó sẽ càng mạnh lên. 

Ngược lại, các quốc gia có lãi suất thấp hơn thường đồng nghĩa với việc tiền tệ của quốc gia đó yếu hơn. Ngoài ra, dữ liệu CPI còn được công nhận là thước đo hữu ích về hiệu quả của chính sách kinh tế của các chính phủ nhằm đáp ứng với điều kiện của nền kinh tế trong nước của họ, một yếu tố mà các nhà giao dịch ngoại hối có thể xem xét khi đánh giá khả năng biến động của tiền tệ.

Nên làm gì khi chỉ số CPI được công bố

Khi sử dụng dữ liệu CPI để quyết định các giao dịch, trader nên xem xét kỳ vọng của thị trường đối với lạm phát, và điều gì có thể xảy ra đối với tiền tệ đó nếu những kỳ vọng này được đáp ứng hoặc nếu chúng bị bỏ lỡ.

Khi dữ liệu CPI đã được phát hành và phân tích, trader cũng cần xem xét giá thị trường có đang di chuyển qua hay phục hồi lại các mức kỹ thuật nào quan trọng hay không. Từ đó, có thể đưa ra các quyết định giao dịch sáng suốt hơn.

Dự đoán thị trường Crypto trong thời gian sắp tới

Với chỉ số CPI đang đạt mức cao nhất trong 4 thập kỷ qua, nếu FED kiểm soát được lạm phát và các chính sách được đưa ra kịp thời thì thị trường Crypto vẫn sẽ phát triển bền vững. Tuy nhiên thị trường sẽ có khả năng trải qua một đợt điều chỉnh và đi ngang trong một khoảng thời gian do vấn đề thanh khoản liên tục bị FED thắt chặt.

Nếu nước Mỹ không kiểm soát được lạm phát, tình trạng khủng hoảng xảy ra khiến FED phải mạnh tay trong việc thắt chặt chính sách tiền tệ. Điều này có thể sẽ khiến nước Mỹ rơi vào khủng hoảng. Theo dự đoán, giá BTC có thể sẽ giảm mạnh trong ngắn hạn nhưng sẽ có động lực mạnh hơn để chinh phục đỉnh cao mới.

* Đây không phải là lời khuyên đầu tư

Lời kết

CPI và lạm phát là hai khái niệm gắn liền với nhau, bởi khi nhìn vào 1 trong 2 yếu tố trên ta cũng có thể suy đoán ra được yếu tố kia.

Với chỉ số CPI lên đến 7.5% mà Mỹ vừa tung ra, chúng ta hãy cùng chờ FED sẽ có những hành động nào để khống chế lạm phát tại nước này không nhé!

Biên tập và tổng hợp – Bitcoincuatoi


Thông tin trong bài viết chỉ mang mục tiêu chia sẻ và cung cấp kiến ​​thức, không phải là lời khuyên tài chính. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Leave a Comment