Celer Network (CELR) là gì? Tổng quan về dự án mở rộng quy mô blockchain

Blockchain hiện đang xâm nhập vào tất cả các ngành công nghiệp dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, công nghệ này vẫn chưa hoàn hảo vì nó phải đối mặt với thách thức lớn nhất của mình – mở rộng quy mô. Với một bộ công cụ mở rộng quy mô layer 2 được sử dụng để cải thiện hiệu quả của các blockchain thế hệ hiện tại, thì Celer Network chính là giải pháp cho thách thức này.

Celer Network là gì?

Celer Network là một nền tảng mở rộng layer 2 giúp các giao dịch off-chain (ngoài chuỗi) xảy ra một cách nhanh chóng, dễ dàng và an toàn không chỉ cho các giao dịch thanh toán mà bao gồm cả các hợp đồng thông minh ngoài chuỗi.

Celer được thiết kế để khắc phục những hạn chế về mở rộng quy mô mà một số blockchain phổ biến nhất gặp phải trên nhiều sản phẩm và giao thức mới. Nó kết hợp nhiều công nghệ mở rộng, như các kênh trạng thái (state channel) tổng quát và rollups, cho phép blockchain tương thích tăng đáng kể thông lượng và tương tác tốt hơn. Ngoài ra, nó còn giúp quá trình khởi chạy ứng dụng trên blockchain có khả năng mở rộng cao trở nên đơn giản hơn, bằng cách cung cấp nền tảng layer 2 tốc độ cao và giải pháp sidechain dễ xây dựng.

Một trong những giải pháp chính đầu tiên được Celer giới thiệu là Celer state channel – giải pháp sidechain có thể được sử dụng để kết nối các tài sản đa chuỗi và nhiều layer. Nó bao gồm nhiều thành phần khác nhau (CelerPay, CelerApps và CelerNodes) với mục đích tạo ra nền tảng hiệu quả cao cho ứng dụng phi tập trung (DApp), giúp mở rộng blockchain layer 1.

Ngoài ra, Celer đã tung ra nhiều sản phẩm khác, bao gồm layer2.finance, một nền tảng sử dụng công nghệ rollup layer 2 của Celer để cải thiện hiệu quả của DeFi, cũng như cBridge, bản nâng cấp mạng kênh trạng thái Celer cho phép chuyển giao giá trị với chi phí thấp qua nhiều chuỗi layer 1 và layer 2.

Các ưu điểm hiện có của Celer:

  • Chi phí giao dịch hợp đồng thông minh ngoài chuỗi bằng 0
  • Giảm độ trễ giao dịch 10,000 lần
  • Tăng tốc độ thanh toán và hợp đồng thông minh.
  • Giảm phí giao dịch 100 lần cho các khoản thanh toán nhỏ trên Ethereum so với thanh toán trên Ethereum.
  • Mở rộng ngang hàng với các nodes tham gia thêm.
  • Tiềm năng thuật toán tối ưu cho các thanh toán ngoài chuỗi.
  • Mô hình kinh tế crypto off-chain đầu tiên đảm bảo giao dịch an toàn và có thanh khoản.
  • Blockchain agnostic (hiện chỉ hỗ trợ Ethereum, DFINITY và tất cả EVM based blockchains)

Chức năng của Celer Network

Celer Network được thiết kế để khắc phục những hạn chế về quy mô mà các blockchain gặp phải thông qua các sản phẩm và giao thức mới. Dự án cung cấp các đề xuất giá trị cho cả nhà phát triển và người dùng. 

Đối với người dùng: 

  • Tương tác tức thì: được hỗ trợ bởi mạng hoạt động off-chain, Celer nâng cấp các dApp chậm trên blockchain nhanh hơn gấp 10,000 lần, cải thiện trải nghiệm người dùng, cho phép người dùng tương tác với dApp, chẳng hạn như thực hiện thanh toán ngay lập tức, giao dịch trên các sàn giao dịch phi tập trung mà không có độ trễ và game với tốc độ mượt,…
  • Đa dạng các chức năng sử dụng: Celer là cổng vào một thế giới phi tập trung để người dùng có thể tìm thấy hàng loạt các app của Celer, hỗ trợ từ việc thanh toán tức thì cho đến những trò chơi tương tác hay dự báo thị trường. Các app mới thường được phát triển, cập nhật bởi cộng đồng chung. 
  • Chi ít mà vẫn kiếm được nhiều tiền: với khả năng thanh toán off-chain của Celer, người dùng có thể thanh toán các khoản thanh toán nhỏ với mức phí bằng 0. Điều này đồng nghĩa với việc các nhà bán hàng trên mạng Celer có thể kiếm được nhiều hơn. Hơn nữa, Celer còn cho phép xử lý các hợp đồng thông minh off-chain. 

Đối với các nhà phát triển: 

  • Dễ xây dựng: Celer SDK hỗ trợ với tất các các nền tảng như: iOS, Android và Web. Các nhà phát triển không cần phải học ngôn ngữ mới cho hợp đồng thông minh và không mất quá nhiều công sức để chuyển các dApps chậm thành các dApps tương tác tốc độ của Celer. 
  • Hướng tới phổ biến diện rộng: Qua việc nâng cao cải thiện người dùng, Celer giảm bớt rào cản cho người dùng trong việc sử dụng các ứng dụng blockchain, qua đó mang lại sự phổ biến, ứng dụng rộng rãi của các ứng dụng phi tập trung. 
  • Lợi nhuận: Các ứng dụng phổ biến không đồng nghĩa dễ dàng có lợi nhuận. Tuy nhiên, đối với Celer Network, các nhà phát triển ứng dụng có thể chạy một full node để tham gia vào mạng phi tập trung Celer và kiếm lợi nhuận qua các ứng dụng.

Điểm nổi bật của Celer Network

Đặc điểm phân biệt chính của Celer là sự đa dạng của nhiều sản phẩm khác nhau trong hệ sinh thái Celer. Thay vì xây dựng duy nhất một giải pháp phù hợp cho tất cả, Celer tạo ra các sản phẩm khác nhau để giải quyết từng vấn đề cụ thể trong ngành. Bao gồm:

cBridge

cBridge là mạng đa chuỗi tạo điều kiện chuyển token với chi phí thấp giữa nhiều blockchain và các giải pháp layer 2 trong khi không cần sử dụng Ethereum (hoặc bất kỳ chuỗi layer 1 nào khác) làm layer cơ sở. Công nghệ này có thể được sử dụng để kết nối mạng kênh trạng thái của Celer với bất kỳ mạng nào, cho phép chuyển giá trị không giới hạn.

layer2.finance

Ứng dụng hàng đầu mới của Celer là layer2.finance, sử dụng Optimistic Rollups để cho phép người dùng truy cập hiệu quả vào lĩnh vực DeFi của Ethereum. Thông qua layer2.finance, người dùng có thể di chuyển tiền của họ từ, đến và giữa nhiều giao thức DeFi phổ biến như Compound và Aave, để tối đa hóa lợi nhuận trong khi phí giao dịch thấp. Nền tảng này tổng hợp an toàn tiền của người dùng trên chuỗi layer 2 của Celer để bỏ qua phí giao dịch cao trên Ethereum khi tương tác với các ứng dụng DeFi được hỗ trợ.

CelerX

Một trong những sản phẩm đầu tiên của Celer là CelerX. CelerX là nền tảng e-sports (thể thao điện tử) di động và ứng dụng game thưởng tiền điện tử cho người chơi, cạnh tranh với các trò chơi dựa trên kỹ năng. Nền tảng được thiết kế nhằm tích hợp game dễ dàng hơn, mang đến cho nhà phát triển phương thức mới để kiếm tiền từ “đứa con tinh thần” của họ.

Cách thức hoạt động của Celer Network

Kể từ khi ra mắt vào năm 2018, Celer đã nhanh chóng xây dựng và phát hành các giải pháp dựa trên layer2 khác nhau. Vào tháng 7/2021, Celer Network đã khởi chạy v1.0 của sản phẩm mở rộng layer2.finance DeFi cũng như v1.0 của cBridge. 

Celer Network sử dụng một loại giải pháp layer 2 được gọi là các state channel (kênh trạng thái) để theo dõi trạng thái của bất kỳ tương tác tùy ý nào giữa hai bên, chẳng hạn như thanh toán hoặc thỏa thuận qua blockchain. State channel hoạt động bằng cách cho phép hai hoặc nhiều bên mở một kênh thanh toán tốc độ cao, phí thấp và thông qua đó, các bên có thể gán lại giá trị cho nhau qua một hợp đồng thông minh trước khi hoàn tất các sự kiện trên chuỗi layer 1 cơ bản. Giải pháp này cho phép các blockchains layer 1 cải thiện tốc độ và khả năng xử lý giao dịch off-chain. 

Ngoài ra, Celer còn sử dụng công nghệ cStack (cOS, cRoute và cChannel) để cho phép các nhà phát triển dễ dàng tạo các ứng dụng hỗ trợ off-chain có thể sử dụng các state channel của Celer để giải quyết các khoản thanh toán và các giao dịch khác.

Ngoài ra, Celer còn có một số sản phẩm như CelerX, layer2.finance và cBridge, sử dụng nhiều giải pháp khác nhau để thực hiện chức năng của chúng.

Cấu trúc của Celer Network

Celer Network (cStack) được xây dựng dựa trên ba yếu tố: 

  • cOS: Cốt lõi của mạng lưới để cung cấp quy trình làm việc. 
  • cRoute: Một cơ chế cho phép tăng khả năng hoạt động bằng cách hợp lý hóa các tuyến trong mạng. Nó có hiệu quả về lưu lượng gấp 15 lần so với các giải pháp mới mang lại.
  • cChannel: Bao gồm các kênh state channel và sidechain hỗ trợ chuyển giao trạng thái một cách nhanh chóng. 

Ngoài ra còn có cApps: Một layer trong hệ sinh thái, được sử dụng để mở rộng quy mô và quyền riêng tư của người dùng. 

Celer Network sử dụng thuật toán Delegated Proof of Stack (DPoS) để người dùng có thể stake và nhận phần thưởng. Trách nhiệm xác thực giao dịch sẽ do các delegated nắm giữ.

Điểm mấu chốt của Celer Network là nó cho phép mở rộng quy mô layer 2 cho bất kỳ blockchain nào. 

Các sản phẩm chủ lực của Celer Network

CelerX và cStack 

CelerX được ra mắt vào tháng 2.2019, đây là điểm truy cập người dùng di động cho mạng thử nghiệm Sirius mới nhất của Celer Network, hiện có hơn 3,300 người dùng và hơn 28,000 trò chơi Gomoku đã được chơi. 

CelerX hiện cho phép người dùng thanh toán ngay lập tức mà không cần bất kỳ khoản phí giao dịch nào, đồng thời cũng giới thiệu Gomoku – một game mà người dùng có thể cạnh tranh với bạn bè, chiến thắng và giành được ETH. Gomoku là một minh chứng về sức mạnh của Celer Network đối với các hợp đồng thông minh off-chain.

Testnet của CelerX

Mặc dù không có không có tiền thưởng khi sử dụng testnet nhưng CelerX đã đạt 3,300 MAU (người dùng hoạt động hàng tháng) và DAU (người dùng hoạt động hàng ngày) cao nhất được ghi nhận là 396. Tổng cộng, có 28,924 trò chơi Gomoku được chơi hàng tháng với 9 trung bình game được chơi trên mỗi người dùng. 

Các giao dịch off-chain được thực hiện với độ trễ cấp mili giây, điều này khuyến khích tỷ lệ giữ chân người dùng trong 7 ngày trên ứng dụng là + 21%. Trên testnet hiện tại, Celer đã đạt được độ trễ xác nhận giao dịch blockchain 20ms. Hiện tại, dự án đang chạy testnet, vì vậy không có phí nào liên quan. Khi Celer chuyển sang mainnet, phí giao dịch trên Celer sẽ hoàn toàn miễn phí đối với hầu hết các giao dịch blockchain (tức là hợp đồng thông minh off-chain). Trên testnet Centauri, Celer đã xử lý hơn 1.1 triệu giao dịch off-chain.

Token CELR là gì?

Thông tin chi tiết về token CELR

  • Tên token: Celer Token 
  • Ticker: CELR
  • Blockchain: Ethereum
  • Tiêu chuẩn token: ERC-20
  • Contract: 0x4f9254c83eb525f9fcf346490bbb3ed28a81c667
  • Loại token: Utility Token (Tiện ích)
  • Tổng nguồn cung: 10,000,000,000 CELR 
  • Nguồn cung lưu hành: 6,131,211,958 CELR

Phân bổ token CELR

Token CELER được phân bổ như sau:

  • Phần thưởng mining: 25%
  • Seed Sale: 11.5% (đã hoàn thành vào tháng 4/2018)
  • Private Sale: 15.5% (đã hoàn thành vào tháng 8/2018)
  • Launchpad Sale: 6% (đã hoàn thành vào 19/3/2019)
  • Team: 18.3%
  • Foundation: 17%
  • Marketing và hệ sinh thái: 5%
  • Cố vấn: 1.7%

Lịch trình phân bổ

Token CELR được sử dụng để làm gì?

  • Trả phí các giao dịch. Các phí đó sẽ được trả 1 phần cho các OSP – những người cung cấp dịch vụ off-chain. 
  • Proof of Liquidity Commitment (PoLC) lock token CELR để tham gia quá trình khai thác ảo nhằm tạo ra thanh khoản. 
  • Liquidity Backing Auction (LiBA) cung cấp dịch vụ thanh khoản thông qua Crowd Lending. Để cung cấp dịch vụ này, họ phải stake token CELR.
  • State Guardian Network (SGN) stake token CELR để trở thành các State Guardian làm nhiệm vụ duy trì hoạt động và bảo vệ hệ thống. 
  • Phần thưởng cho PoLC, LiBA và SGN. 

Cách kiếm và sở hữu token CELR

Người dùng có thể sở hữu token CELR trên các sàn giao dịch sau: Binance, Gate.io, Bithumb, OKEx, Crypto.com Exchange, WazirX, AscendEX (Bitmax), CoinDCX, MXC.com, Bitay, DigiFinex, BKEX, AEX, BiKi, Hotbit, HitBTC, TOKOK, Uniswap V2, TOCENCAN, DragonEX, ZT.

Ví lưu trữ token CELR

Người dùng có thể lưu trữ token CELR trên các ví sau: Trust Wallet, MetaMask, HyperPay, Binance Chain Wallet, Atomic Wallet.

Lộ trình

Q1/2021: Khởi chạy Mainnet v0.1 và ​cBridge MVP. 

Q2/2021: Khởi chạy Mainnet v1.0 và ​cBridge v1.0. 

Q3/2021: Khởi chạy​ cBridge v1.1 và Mainnet v1.1 với sự hỗ trợ của ZK Rollup. 

Q4/2021: Khởi chạy Mainnet v2.0 với chức năng Cross-chain.

Đội ngũ, quỹ đầu tư và đối tác

Đội ngũ dự án

celer

Celer Network được thành lập vào năm 2018 bởi một đội ngũ giàu kinh nghiệm. Bốn co-founder của Celer Network bao gồm:

  • Mo Dong – Co-founder: Tiến sĩ đại học Illinois Urbana Champaign. Trước đây ông từng là một kỹ sư và quản lý sản phẩm của dự án Veriflow (một startup trong lĩnh vực bảo mật và quản trị xác nhận thông tin). 
  • Junda Liu – Co-founder: Tiến sĩ đại học Berkeley. Trước đây, ông từng làm việc tại Google năm 2011 trong dự án xây dựng cấu trúc mạng lưới trung tâm dữ liệu. 
  • Xiaozhou Li – Co-founder: Tiến sĩ đại học Princeton. Ông từng làm việc tại Barefoot Networks, một công ty startup trong lĩnh vực thiết kế mạng và khả năng lập trình nhanh nhất thế giới. 
  • Qingkao Liang – Co-founder: Tiến sĩ đại học MIT. Trước khi tham gia vào Celer, ông từng nhận rất nhiều giải thưởng về học thuật.

Nhóm cố vấn của dự án bao gồm:

  • Christos Kozyrakis – Cố vấn kỹ thuật: Giảng viên Khoa học máy tính và kỹ thuật điện tại đại học Stanford, một thành viên chính trong ACM – Association for Computing Machinery- Hiệp hội cơ khí điện toán và IEEE Institution of Electrical and Electronics Engineers tổ chức chuyên môn kỹ thuật hàng đầu thế giới. Quan tâm phát triển các hệ thống phân tán bảo mật và tiết kiệm năng lượng.
  • Alan Mishchenko – Cố vấn kỹ thuật: từng là nhà khoa học nghiên cứu tại đại học Berkeley từ năm 2002. Chuyên xây dựng các công cụ hỗ trợ tốc độ nhanh chóng và khả năng mở rộng cao trong thiết kế tự động hóa, và lập trình những phương pháp tính toán hiệu quả trong các phương thức tổng hợp logic và xác nhận quy chuẩn.
  • Shoucheng Zhang – Cố vấn: Giảng viên khoa Vật lý trường đại học Stanford, một thành viên của Viện Khoa học và nghệ thuật Mỹ, và Viện khoa học quốc gia Mỹ. Sáng lập quỹ đầu tư Danhua Capital năm 2013 và là chủ tịch tới nay.

Quỹ đầu tư và đối tác

Celer Network được hậu thuẫn rất nhiều bởi các nhà đầu dư danh tiếng và các đối tác lớn trong thị trường tiền mã hóa.

Các đối tác của Celer bao gồm: 

  • DFINITY: hệ thống blockchain công cộng có các giao thức tạo ra một “máy tính blockchain ảo” đáng tin cậy mà phần mềm của nó có thể được cài đặt và hoạt động ở chế độ chống giả mạo các hợp đồng thông minh. Celer đã triển khai hỗ trợ hợp đồng thông như một giải pháp mở rộng quy mô off-chain đầu tiên trên nền tảng DFINITY. 
  • L4: L4 đang giúp xây dựng Counterfactual – một khuôn khổ mã nguồn mở cho các state channel tổng quát trên Ethereum. Celer đang làm việc với L4 để phát triển một tiêu chuẩn mở rộng off-chain chung cho hệ sinh thái Ethereum. 
  • Nervos Network: là blockchain và nền tảng DApp được xây dựng với kiến ​​trúc phân lớp. Celer đang hợp tác với Nervos để chỉnh cấu ​trúc blockchain phân lớp với một vòng phản hồi chặt chẽ và đã xác định được một số trường hợp chính về tối ưu hóa nhiều layer và liên kết giao diện. 
  • Quarkchain: QuarkChain là một hệ thống blockchain công cộng thế hệ tiếp theo tận dụng sharding như một phương pháp tiếp cận khả năng mở rộng theo chiều ngang. Celer đang thử nghiệm một hệ thống giao dịch off-chain nhiều phân đoạn trong cấu ​​trúc blockchain phân mảnh của Quarkchain. 
  • QTUM: QTUM kết nối thành công mô hình UTXO của Bitcoin với việc thực thi hợp đồng thông minh Ethereum. Celer đang thử nghiệm máy ảo x86 mới của Qtum và so sánh với EVM và các kiến ​​trúc VM khác để mở rộng quy mô off-chain. 
  • Atlas Protocol (ATP): là một giao thức ứng dụng marketing token, nhằm xác định một mô hình quảng cáo tương tác on-chain mới. Celer đang hợp tác với Atlas Protocol để phá vỡ các rào cản kỹ thuật của quảng cáo tương tác on-chain bằng cách sử dụng các kỹ thuật mở rộng quy mô off-chain. 
  • DxChain: DxChain là mạng dữ liệu lớn và máy học phi tập trung đầu tiên trên thế giới được cung cấp bởi một blockchain lấy máy tính làm trung tâm. Celer sẽ phát triển và tích hợp các giải pháp mở rộng quy mô off-chain trên DxChain để tăng cường hơn nữa khả năng mở rộng của nó. 
  • 500 Startups: Sau khi phân loại qua hơn 1700 ứng dụng, Celer Network được chọn là một trong 22 team cuối cùng tham gia 500 Startups Batch tại San Francisco. Celer đã tham gia theo dõi blockchain 500S với trọng tâm là tăng tốc tăng trưởng và hướng tới đóng góp vào sự phát triển của hệ sinh thái blockchain trên toàn cầu. 
  • Chainlink: Chainlink là một mạng lưới oracle phi tập trung cho phép các hợp đồng thông minh truy cập các tài nguyên off-chain như các nguồn cấp dữ liệu, các API web khác nhau và các khoản thanh toán tài khoản ngân hàng truyền thống. Celer đang phát triển một mô hình thiết kế kết hợp các điều kiện chuyển tiếp off-chain với một oracle on-chain không độc lập. Sự kết hợp này sẽ có thể mở ra khả năng liên kết thông tin thế giới thực và khả năng mở rộng layer 2.

Lời kết

Celer Network có chiến lược tăng trưởng và phát triển cộng đồng mạnh mẽ nhắm đến cả người dùng và nhà phát triển để xây dựng một hệ sinh thái blockchain phát triển mạnh. Nếu Celer Network khắc phục tốt những hạn chế về quy mô mà các blockchain gặp phải thì nó sẽ có tiềm năng phát triển tốt hơn nữa trong tương lai.

Biên tập và tổng hợp – Bitcoincuatoi


* Thông tin trong bài viết chỉ mang mục tiêu chia sẻ và cung cấp kiến ​​thức, không phải là lời khuyên tài chính. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Leave a Comment