Polkadot là gì?
Polkadot là một mạng lưới giúp kết nối những blockchain riêng lẻ với nhau. Nó cho phép các Blockchain này chia sẻ dữ liệu một cách phi tập trung. Polkadot tập trung giải quyết hai vấn đề chính của Blockchain đó là: Khả năng tương tác và khả năng mở rộng của mạng lưới. Tầm nhìn của Polkadot (DOT) là tạo ra một “Decentralized Web”
Một không gian kinh tế mạng không chịu sự kiểm soát của bất kỳ tổ chức hay chính phủ nào.
Xem thêm: Polkadot (DOT) là gì? Tổng quan về giao thức multi-chain với khả năng mở rộng cao
Cosmos là gì?
Cosmos là một Blockchain nền tảng phi tập trung gồm các mạng và công cụ để giúp các Blockchain khác nhau có thể tương tác và trao đổi dữ liệu.
Với mục tiêu trở thành “Internet of Blockchains”, Cosmos hướng tới việc tạo ra một hệ sinh thái Blockchain với cơ chế đồng thuận Tendermint BFT, các Blockchain được xây dựng trên Cosmos vẫn giữ được chủ quyền của chúng trong khi tương tác với các Blockchain khác.
Cosmos Hub chính là Blockchain đầu tiên chạy trên Blockchain Network mà Cosmos Network xây dựng.
Cosmos giải quyết các vấn đề:
- Liên kết và tương tác
- Khả năng mở rộng
- Vấn đề về nâng cấp
Xem thêm: Cosmos (ATOM) là gì? Tổng quan về nền tảng Internet of Blockchain
Điểm khác biệt giữa mô hình của mạng lưới Polkadot và Cosmos
Polkadot và Cosmos đều là giao thức blockchain cung cấp giao diện cho các máy trạng thái khác nhau giao tiếp với nhau. Cả hai giao thức đều được dự đoán dựa trên luận điểm rằng tương lai sẽ có nhiều blockchains cần tương tác với nhau thay vì các blockchains riêng lẻ tồn tại riêng lẻ.
Polkadot
Tuy nhiên đối với Polkadot, đây là một mô hình bao gồm nhiều phân đoạn được gọi là Parachain kết nối với chuỗi chính – Relay chain.
Mỗi khi Parachain muốn thực hiện chuyển đổi trạng thái, nó sẽ gửi một khối (hàng loạt chuyển đổi trạng thái) cùng với bằng chứng trạng thái mà validator Polkadot có thể xác minh một cách độc lập. Các khối này được hoàn thiện cho các Parachain sau khi chúng được xác minh bởi Relay chain của Polkadot, chuỗi chính của hệ thống. Do đó có thể nói rằng tất cả các Parachain đều chia sẻ trạng thái với toàn bộ hệ thống, có nghĩa là khi một Parachain duy nhất thực hiện tái tổ chức, mạng lưới sẽ yêu cầu tái tổ chức tất cả các Parachain và cả Relay Chain.
Polkadot có Relay chain hoạt động như chuỗi chính của hệ thống. Tất cả các trình xác thực trong Polkadot đều nằm trên Relay chain. Parachain có người đối chiếu, người xây dựng và đề xuất các khối Parachain cho người xác nhận
Cosmos
Cosmos có một chuỗi chính được gọi là “The Hub” kết nối các chuỗi khối khác được gọi là “zone”. Cosmos có thể có nhiều Hub, nhưng tổng quan chúng ta sẽ xem xét một Hub duy nhất. Mỗi Zone phải duy trì trạng thái riêng của mình và do đó có cộng đồng trình xác nhận của riêng mình. Khi một Zone muốn giao tiếp với vùng khác, nó sẽ gửi các gói thông tin qua IBC.
Cosmos sử dụng mô hình trung tâm cầu nối kết nối các chuỗi Tendermint. Hệ thống có thể có nhiều trung tâm (trung tâm chính là “Cosmos Hub”), nhưng mỗi trung tâm kết nối một nhóm các chuỗi bên ngoài, được gọi là “Zone”. Mỗi khu vực chịu trách nhiệm bảo mật chuỗi bằng một bộ xác thực được phân cấp và phân quyền đầy đủ. Các Zone gửi tin nhắn và mã thông báo cho nhau thông qua trung tâm bằng cách sử dụng một giao thức được gọi là Giao tiếp giữa các chuỗi khối (IBC). Vì các zone không chia sẻ trạng thái, một tổ chức lại của một zone sẽ không tổ chức lại các vùng khác, có nghĩa là mỗi tin nhắn được ràng buộc bởi sự tin cậy của người nhận đối với sự bảo mật của người gửi.
Phân tích điểm mạnh yếu của Polkadot và Cosmos
Blockchain đã có lịch sử phát triển hàng chục năm, hiện tại có thể nói rằng công nghệ lập trình cốt lõi đã không còn quá chênh lệch giữa các blockchain. Để đặt lên bàn cân và so sánh giữa hai mạng lưới Polkadot và Cosmos chúng ta nên tập trung mạnh vào so sánh mô hình thiết kế của chúng.
Polkadot
Về Polkadot ta có thể thấy rõ điểm mạnh về tính đồng bộ của hệ thống, các Parachain sẽ có khả năng tương tác với nhau một cách nhanh chóng và dễ dàng. Mặt khác với hệ thống chuỗi Parachain có tính đồng bộ và liên kết cao, Polkadot có thể dễ dàng triển khai mô hình Sharding và trở thành một mạng lưới blockchain sở hữu khả năng mở rộng mạnh mẽ với tốc độ giao dịch vượt trội.
Tuy nhiên điểm yếu của mô hình này nằm ở vấn đề phi tập trung của mạng lưới, đồng thời việc đồng bộ quá mức của các Parachain cũng sẽ khiến cho mạng lưới của Polkadot dễ bị tấn công hơn, khi chỉ cần một Parachain bị tấn công, hoặc gặp sự cố cũng sẽ ảnh hưởng đến cả mạng lưới. Đồng thời với giới hạn 100 Parachain mạng lưới Polkadot cũng khó có thể đạt được một sự mở rộng vô hạn.
Cosmos
Về Cosmos điểm mạnh của Cosmos nằm ở khả năng mở rộng vô hạn của mạng lưới, với thiết kế có thể dễ dàng tăng số lượng Hubs và các chuỗi liên kết, mặt khác với bề dày lâu đời cùng với sự liên kết của hàng loạt blockchain danh tiếng như BNB, DYDX,… để đảm bảo được sức mạnh kinh tế cũng là một điểm mạnh của mạng lưới Cosmos.
Một điểm mạnh khác của Cosmos chính là việc mạng lưới này không quá yêu cầu khắt khe về ngôn ngữ lập trình nền tảng, các chuỗi EVM (chuỗi hỗ trợ máy ảo Ethereum) và Non EVM đều có thể dễ dàng liên kết với mạng lưới, việc tương tác giữa các chuỗi cũng có thể không phải là một điểm yếu, mạng lưới Cosmos giúp cho các chuỗi có thể dễ dàng liên kết với nhau thông qua Hub và IBC để có thể luân chuyển thông tin và tài sản. Đồng thời mạng lưới cũng đang chuẩn bị cho ra mắt bộ công cụ để giúp các Blockchain có thể tương tác trực tiếp với nhau thông qua Hub.
Điểm yếu của Cosmos có thể dễ dàng thấy được chính là tính phi tập trung của mạng lưới Cosmos, hiện tại chúng hoàn toàn nằm trong tay của những tổ chức.
Mặt khác nếu đặt lên bàn cân so với Polkadot khả năng giao tiếp và tương tác của Cosmos có thể nói là thua thiệt hơn nhiều so với Polkadot.
Tổng quan
Chung quy lại gần như cùng một sứ mệnh tạo ra một nền kinh tế một không gian blockchain rộng mở và phi tập trung, tuy nhiên cả hai mạng lưới này đều không cho thấy một sức mạnh phi tập trung vượt trội.
Xét về mặt mở rộng và bảo mật, cá nhân mình sẽ đánh giá cao mô hình của Cosmos hơn Polkadot về cả mặt kỹ thuật và kinh tế.
- Cosmos có khả năng mở rộng vượt trội và mang đến khả năng tương tác và thông tin xuyên chuỗi ở mức đủ để đáp ứng nhu cầu của người dùng.
- Bảo mật của Cosmos cũng cho thấy sự mạnh mẽ hơn so với Polkadot khi cả mạng lưới vẫn có thể hoạt động ổn định bất chấp sự sụp đổ của một blockchain trong mạng lưới, điển hình là câu chuyện của Terra.
Tuy nhiên định luật ” High risk, high return” vẫn còn đó. Theo cá nhân mình, khả năng tăng trưởng về giá trị sự đồng nhất của mạng lưới Polkadot lại cho thấy tiềm năng phát triển mạnh mẽ về giá trị của DOT- Polkadot so với ATOM- Cosmos.
Lời kết
Polkadot và Cosmos đều là hai mạng lưới có nhiều hứa hẹn và tiềm năng để phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Cả hai đều có những điểm mạnh và yếu riêng biệt và rõ ràng để anh em có thể dễ dàng đánh giá và đưa ra sự lựa chọn cho bản thân mình.
Hy vọng anh em nhận được nhiều giá trị qua bài viết.
Trump Thành
—
* Thông tin trong bài viết chỉ mang mục tiêu chia sẻ và cung cấp kiến thức, không phải là lời khuyên tài chính. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.