Mina Protocol là gì? Tổng quan về Blockchain nhẹ nhất thế giới

Hàng loạt các Blockchain hàng đầu hiện nay như Bitcoin hay Ethereum đều chứa hàng nghìn GB dữ liệu. Bên cạnh đó, số lượng người dùng ngày càng tăng, dẫn đến các Blockchain cũng sẽ tăng trưởng về khối lượng GB hơn nữa.

Mina Protocol được sinh ra với sứ mệnh mang đến cho người dùng một Blockchain siêu nhẹ. Cùng Bitcoincuatoi tìm hiểu chi tiết về giao thức nhẹ nhất thế giới này nhé!

Mina Protocol là gì?

Mina Protocol (trước đây là Coda Protocol) là dự án phát triển mạng lưới Blockchain thông qua giao thức của mình. Đây là giao thức tiền mã hóa đầu tiên tạo ra các block siêu ngắn và được coi là Blockchain nhẹ nhất thế giới.

Dự án giải quyết vấn đề về khả năng mở rộng của blockchain bằng việc cải tiến source code ban đầu của các blockchain như Bitcoin và Ethereum với giao thức recursive zk- SNARKs. Các giao thức này cho phép kích thước dữ liệu để tạo khối không vượt quá một vài dòng tweet (tương đương 22 kB).

mina-protocol-la-gi
Nguồn: Internet

Đơn vị tiền tệ của Mina

Đơn vị đồng tiền của Mina được gọi là mina.

Nguồn: Mina Protocol

Mina Protocol giải quyết vấn đề gì?

Đối với những Blockchain thông thường, người dùng phải tải xuống toàn bộ chain để xác minh độ chính xác, sau đó mới gửi giao dịch. Nếu có nhiều giao dịch được tạo ra, Blockchain trở nên quá tải và tiêu tốn nhiều GB hơn. Điều này cũng khiến cho tài nguyên dùng để xác thực node tăng lên đáng kể.

Ví dụ: Để xác minh giao dịch, Bitcoin yêu cầu tải xuống 300GB và mất khoảng 6 giờ để hoàn thành. Mặc dù, Blockchain được tạo lập với mục đích phi tập trung nhưng nếu kèm theo đó là sự đòi hỏi của các Node thì nó sẽ tốn thêm rất nhiều tài nguyên. Điều này có thể khiến các Node hạn chế tham gia vào Blockchain, giảm tính phi tập trung. Từ đó, network dễ bị tấn công đến 51%, tính bảo mật cũng bị ảnh hưởng theo.

MINA Protocol khác biệt ở chỗ: toàn bộ block được thêm vào chỉ gói gọn trong 22kB (kích thước của một vài dòng tweet), mang đến cho người dùng khả năng đồng bộ hóa toàn bộ network một cách dễ dàng.


Nguồn: Mina Protocol

Điểm đặc biệt này của Mina là nhờ vào recursive zk-SNARKs -một loại bằng chứng ngắn gọn về mật mã. Đồng thời mỗi có một block mới được tạo ra, thì sẽ có một bằng bằng chứng SNARK xác minh block đó là hợp lệ. Như vậy giao thức Mina sẽ cho phép thông lượng tại mạng cao hơn nhiều cũng như cho phép Blockchain được phân cấp tại quy mô lớn.

Bên cạnh đó, Mina còn được thiết kế để có thể mở rộng quy mô trong khi vẫn giữ quyền riêng tư, bảo mật cao nhất cho người dùng mà không ảnh hưởng đến khả năng phi tập trung.

Tính năng của Mina Protocol

Zk-SNARKs

Zk- SNARKs là một bằng chứng không kiến thức, nó cho phép một Verifier cùng với một bên khác chứng minh rằng tuyên bố là đúng, và không tiết lộ bất cứ thông tin nào thêm. Công nghệ zk- SNARKs sẽ giúp Mina có được những bước phát triển vô cùng đột phá.

Mina Protocol cho phép các full node loại bỏ block sau khi được xác thực và thay thế chúng với zk-SNARKs. Cách thức này sẽ giúp cho Mina nén 1 block hàng trăm GB xuống chỉ còn 22 kB. 

Công nghệ zk-SNARK
Công nghệ zk-SNARK

Snapps

Nếu như trên Ethereum có dApps thì những ứng dụng trên Mina chính là Snapps (SNARK Powered Applications). Theo đó Snapps được hỗ trợ SNARK và được phân biệt với dApps nhờ vào 3 đặc điểm sau đây:

Snapps = Dữ liệu off-chain + dApps + Khả năng mở rộng + Bảo Mật.

  • Quyền riêng tư: Snapps sẽ xác minh về tính toàn vẹn của dữ liệu và không tiết lộ rằng nó là gì.  
  • Khả năng mở rộng.
  • Xác minh về việc thực thi chính xác những tính toán đắt tiền.  

Cách thức hoạt động của Mina Protocol

Hầu hết giao thức tiền mã hóa hiện nay đều có ít nhất hai vai trò trong network của mình, bao gồm:

  • Những người xác minh mọi giao dịch trong network, thường được gọi là full node, staker hoặc miner (thợ đào).
  • Những người tin tưởng bên thứ ba xác minh giao dịch cho họ – light client. Khi các giao thức này được chấp nhận, việc xác minh sổ cái ngày càng đắt đỏ, dẫn đến nhiều người tham gia ở nhóm một bị loại khỏi nhóm đầu tiên và bị đẩy sang nhóm thứ hai.  

Ví dụ: Mặc dù Bitcoin có trung bình ít hơn 1.5 giao dịch mỗi giây trong lịch sử, nhưng một thành viên mới tham gia network phải xác minh gần 500,000,000 giao dịch để có được bảo mật full node. Vấn đề này thường gây nên sự phức tạp trong một số loại tiền mã hóa có lưu lượng giao dịch gấp 10 lần – 100,000 lần so với Bitcoin. Do đó tạo ra một khối lượng lớn Gigabyte hoặc Terabyte dữ liệu mỗi tuần khi tải cao điểm.  

Tuy nhiên, Mina Protocol yêu cầu tài nguyên không đổi: bất kể network đã xử lý bao nhiêu giao dịch, người dùng hoàn toàn có thể xác minh trạng thái hiện tại chỉ với một zk-SNARK nhỏ. Có ba thành phần chính trong cấu trúc của Mina, mỗi vai trò được khuyến khích tham gia theo các cơ chế khác nhau:

Verifiers

Người tham gia network có khả năng xác minh, dự án mong muốn hầu hết những người tham gia network đều trở thành Verifier (người xác minh). Do Mina sử dụng recursive zk-SNARK để liên tục chứng minh tính hợp lệ của trạng thái, bảo mật full node đạt được chỉ bằng cách tải xuống zk-SNARK (có kích thước khoảng vài trăm byte và mất vài mili giây máy tính để xác minh). Zk-SNARK sẽ chứng nhận thông tin đồng thuận và root Merkle đến trạng thái sổ cái gần đây. Tại thời điểm này, Verifiers có thể yêu cầu đường dẫn Merkle đến các phần có liên quan của trạng thái. 

Bằng cách kiểm tra đường dẫn Merkle, Verifier đảm bảo rằng các phần của trạng thái mà họ quan tâm (chẳng hạn như số dư tài khoản) thực sự được chứa trong cùng một sổ cái được chứng nhận bởi zk-SNARK.

Block Producers

Các Block Producer (nhà sản xuất khối) cũng giống như các miner hoặc staker trong các giao thức khác. Họ được khuyến khích bởi các phần thưởng block hoặc giao dịch coin cơ bản, cũng như phí mạng mà người dùng trả. Mina Protocol sử dụng Ouroboros [DGKR17]. Ngoài việc staking trực tiếp, người dùng có thể ủy thác Staking của họ cho một Block Producers khác. 

Một số Block Producers chuyên nghiệp
Nguồn: Mina Protocol

Các Block Producers chọn các giao dịch để đưa vào block tiếp theo. Tuy nhiên, để đảm bảo tính ngắn gọn, họ phải có trách nhiệm bổ sung: đối với mỗi giao dịch họ thêm vào một block, họ phải SNARK tương đương với số lượng giao dịch đã thêm trước đó, nếu không thì block đó sẽ không tuân thủ các quy tắc đồng thuận và sẽ bị các node khác từ chối. 

Nguồn: Mina Protocol

Chúng ta có thể tưởng tượng một hàng đợi giao dịch. Nếu Block Producer muốn thêm 10 giao dịch trở lại sau hàng đợi (để họ có thể claim phí giao dịch), họ phải SNARK 10 giao dịch từ phía đó. Họ có thể tự sản xuất các SNARK đó hoặc có thể chọn chúng từ marketplace – Snakers.

Snarkers

Snarker là những người tham gia network tạo zk-SNARK để xác minh giao dịch cho các Block Producers và các Block Producers sẽ thanh toán các khoản phí đó từ tổng phí giao dịch. 

Những Snarkers khác nhau có mức phí khác nhau để hoàn thành công việc, và các Block Producers lựa chọn Snarkers để giảm thiểu phí khi thực hiện công việc. Điều này sẽ hình thành một Marketplace (hoặc có thể gọi là Snarketplace) – nơi những người tham gia phải cạnh tranh để tạo ra các bằng chứng zk-SNARK hiệu quả nhất về chi phí.

Mô hình kinh tế của hệ thống thanh toán Mina Protocol như sau:

Nguồn: Mina Protocol
Nguồn: Mina Protocol

Ưu điểm và nhược điểm của Mina Protocol

Ưu điểm

  • Blockchain siêu nhẹ, chỉ có 22kb cho một block (tương đương vài dòng tweet).
  • Có mặt trên các thiết bị, kể cả thiết bị di động.
  • Do Blockchain nhẹ nên ít gây tác động đến môi trường.
  • Khả năng phân quyền vượt trội.
  • Tính bảo mật và quyền riêng tư cao

Nhược điểm

  • Hệ sinh thái của Mina vẫn chưa phát triển mạnh so với các nền tảng Blockchain khác.
  • Giá token dễ bị ảnh hưởng bởi tác động của thị trường.
  • Tốc độ xử lý giao dịch khá thấp, ở mức 22 TPS.
  • Chưa liên kết với các ví tiền mã hóa phổ biến hiện nay như: Ledger, Atomic, Trustwallet,…

Token MINA là gì?

Thông tin chi tiết về token MINA

  • Tên token: Mina Protocol
  • Ticker: MINA
  • Blockchain: Mina
  • Loại token: Utility Token (tiện ích) và Governance Token (quản trị)
  • Tổng nguồn cung hiện tại: 824,104,972 MINA 
  • Nguồn cung lưu hành: 448,777,648.84 MINA

MINA là một native token của Mina, có vai trò cơ bản như sau:

  • MINA là một loại tiền tệ lạm phát, chủ sở hữu token MINA có thể tham gia hoặc ủy quyền để nhận phần tỷ lệ lạm phát của họ mà không cần khóa. 
  • Sẽ có tổng cộng 1 tỷ token MINA được khởi tạo ban đầu (không bao gồm phần thưởng theo block trong tương lai) phân phối khi ra mắt.
  • Trong năm đầu tiên của mainnet, các tài khoản bị khóa sẽ nhận được phần thưởng theo block để bù đắp mức lạm phát hàng năm là 12%. Tỷ lệ lạm phát sẽ giảm dần theo thời gian và cuối cùng là 7%. Đây là cơ chế khuyến khích người tham gia. Sau khi mainnet, người dùng sẽ được phân phối phần thưởng theo lạm phát dựa trên số lượng tham gia staking.
Chi tiết tỉ số lạm phát Mina
  • Trong 15 tháng đầu tiên của mainnet, tài khoản được mở khóa sẽ nhận được gấp đôi phần thưởng theo block mà tài khoản bị khóa nhận được (xem “Supercharged Rewards” – “Phần thưởng bổ sung ” để biết thêm chi tiết). Điều này khuyến khích những người tham gia mới vào mạng lưới và những người sở hữu MINA coin đã mở khóa trở thành những người đóng góp trong trung thành cho hệ sinh thái.

Cơ chế lạm phát và phần thưởng block dành cho staker MINA

Mina Protocol sử dụng một biến thể của Ouroboros Proof of Stake [DGKR17] [BMRS20], phần thưởng và phí block được phân phối xấp xỉ theo tỷ lệ cho các khoản nắm giữ hiện tại cho stakers.  

Do đó, giả sử mức độ tham gia staking cao, bất kỳ lạm phát danh nghĩa nào trong giao thức đều bị hủy bỏ bởi lợi tức danh nghĩa được tính theo giao thức, đảm bảo rằng tỷ lệ nắm giữ tiền tệ của tài khoản không đổi.  

Để thúc đẩy những người dùng staking, lạm phát của Mina sẽ bắt đầu ở mức 12%. Và trong vòng 5 năm đầu tiên, tỷ lệ lạm phát sẽ giảm xuống 7% và giữ theo mặc định, tùy thuộc vào những thay đổi thông qua quản trị.

Nguồn: Mina Protocol

Giao thức sẽ nhắm mục tiêu các tỷ lệ lạm phát để điều chỉnh phân phần thưởng block mà không phụ thuộc vào các staker. Điều đó có nghĩa là phần thưởng block sẽ thay đổi để nhắm mục tiêu tỷ lệ lạm phát này.  

Ví dụ cụ thể: nếu chỉ có 50% được staking thì phần thưởng block sẽ tăng gấp đôi. Điều này là do trên mỗi Ouroboros, số lượng khối được tạo ra trên mỗi kỷ nguyên sẽ tỷ lệ thuận với tỷ lệ staking. Nó sẽ khuyến khích nhiều cá nhân hơn tham gia với tỷ lệ tham gia thấp.

Nguồn: Mina Protocol

Phân bổ token MINA

1 tỷ token MINA được khởi tạo lần đầu phân bổ như sau:

  • Cộng đồng: 42.3%.
  • Những người đóng góp cốt lõi: 23.6%
  • Backers: 20.5%.
  • O(1) Labs Endowment: 7.5%
  • Mina Foundation Endowment: 6%.

Sau 4 năm, token MINA thay đổi phân bổ như sau:

  • Phần thưởng Block: 30.2%
  • Cộng đồng: 26.8%
  • Backers: 15.3%
  • Những người đóng góp cốt lõi: 17.6%
  • O(1) Labs Endowment: 5.6%
  • Mina Foundation Endowment: 4.5%

Lịch trình phân bổ

Chi tiết lịch trình phân bổ 1 tỷ token đầu tiên:

Cộng đồng: 42.3%

  • Thành viên đầu tiên trước mainnet (4.3% Tổng lượng phân phối ban đầu)
  • Mở bán cộng đồng (7.5% Tổng lượng phân phối ban đầu)
  • Phần thưởng Dự án (11.0% Tổng lượng phân phối ban đầu)
  • Phần thưởng cộng dồn (4.6% Tổng lượng phân phối ban đầu)
  • Phần thưởng dành cho thành viên sau khi Genesis Mainnet (8.9% Tổng lượng phân phối ban đầu)
  • Khai thác SNARK (6.0% Tổng lượng phân phối ban đầu)

Mina Foundation: 6% 

Mina Foundation (MF) là một tổ chức quản lý hoàn toàn độc lập và phi lợi nhuận của Mina. Khoản phân bổ này sẽ cho phép MF hoạt động độc lập, đảm bảo network và token MINA hoạt động trơn tru trong suốt quá trình hoạt động của nó. Để cho phép các chiến lược khác nhau được triển khai khi ra mắt network:

  • 20% Khoản tài trợ MF sẽ được mở khóa khi khởi chạy.
  • Phần còn lại của khoản tài trợ sẽ mở khóa liên tục trong 3,5 năm, bắt đầu từ 6 tháng sau khi ra mắt.

Nhóm tài trợ O(1) Labs: 7.5%

O(1) Labs, LLC – một đối tác của Delaware, Hoa Kỳ có trụ sở tại San Francisco. Để tài trợ cho hoạt động của mình, O(1) Labs, LLC đã huy động vốn từ tổng số 46 tổ chức nổi tiếng ủng hộ lâu dài và có định hướng.

Theo O(1) Labs, các đơn vị cấu thành của LLC bao gồm cả những người ủng hộ, sẽ nhận được một phần theo tỷ lệ của token MINA, kể từ Genesis Block. Nhằm thúc đẩy sự phi tập trung, O(1) Labs đã chọn những Backer của mình sao cho không ai nắm giữ nhiều hơn 3.3% Phân phối ban đầu và chỉ 7 người có hơn 1%.

Nhóm Quỹ đầu tư hỗ trợ: 20.5%

Lượng token Mina này sẽ mở khóa trong hơn 18 tháng kể từ khi ra mắt, không có Backer nào mở khóa toàn bộ phân bổ của chúng khi ra mắt.

Ngoài ra, tất cả các token được phân bổ cho các Backer đều bị lock hoàn toàn cho đến 40 ngày sau khi Community Sale. Do đó, token của các Backer chỉ nhận được đợt đầu tiên trong số các token đã mở khóa của họ sau khi tất cả token Community Sale được mở khóa hoàn toàn.

Phân bổ token sau 4 năm:

Nguồn: Mina Protocol

Token MINA được sử dụng để làm gì?

  • Token MINA được sử dụng để thực hiện các giao dịch trên giao thức. 
  • Người dùng có thể stake token MINA để nhận phần thưởng.
  • Làm phương tiện thanh toán trên giao thức để khuyến khích người dùng tạo ra các block mới. 
  • Tham gia giao tiếp với các dApps khác xây dựng trên hệ sinh thái Mina như Snapps.

Cách kiếm và sở hữu token MINA

Người dùng có thể giao dịch token MINA trên một số sàn giao dịch: Kraken, Binance, Gate.io, OKEx, MEXC Global.

Ngoài ra, người dùng cũng có trở thành validator để có thể nhận phần thưởng token MINA.

Ví lưu trữ token MINA

Người dùng có thể lưu trữ token MINA trên các ví sau:

  • Clorio: Sử dụng để lưu trữ token MINA trên trình duyệt hoặc máy tính desktop
  • StakingPower: Ví lưu trữ token MINA dành cho thiết bị di động.
  • Auro: Lưu trữ được trên các trình duyệt và thiết bị di động.

Lộ trình

Thời gianLộ trình thực hiện
Quý 1/2020– Khởi tạo Ouroboros Smasika 
– Khởi tạo Pickles
Quý 2/2020– Testnet giai đoạn 3
– Khởi tạo Snapps
Quý 4/2020– Testnet giai đoạn 4
– Khởi chạy testnet
Quý 1/2021– Ra mắt mainnet
Quý 2/2021– Token Sale cộng đồng
– Bắt đầu thực hiện rust
Quý 3/2021– Tái cấu trúc nền tảng Mina
– Thông báo kế hoạch tích hợp với Polygon
– Thông báo cập nhật Ethereum Foundation RFP
Quý 4/2021– Testnet Snapps
– Hackathon Snapps
Quý 1/2022– Snapps Programmability trên Mainnet
– Snapps SDK
– Multi-Environment Setup
– Cầu nối đến Ethereum.

Đội ngũ, quỹ đầu tư và đối tác

Đội ngũ

Đội ngũ của Mina là đội ngũ 0(1) Labs với CEO Evan Shapiro và CTO Izaak Meckler đứng sau. 

  • Evan Shapiro là cựu kỹ sư của Mozilla.
  • Izaak Meckler là một nhà toán học và khoa học máy tính.

Các kỹ sư của 0(1) Labs bao gồm nhiều người là cựu sinh viên các trường đại học danh giá như Đại Học Stanford, Đại Học Harvard, NYU,… hoặc từng làm việc tại các tổ chức, công ty nổi tiếng như Coinbase, Ripple, Cosmos,…

Trong đó có một số cái tên nổi bật như:

  • Paul Davison – Co Founder và CEO tại CoinList.
  • Josh Cincinnati – Cựu CEO Quỹ Zcash.
  • Joon Kim – cựu Tổng cố vấn tại Terra, Phó Chủ tịch tại Goldman Sachs.
Nguồn: Mina Protocol

Quỹ đầu tư

Mina đã huy động được $44.7M trong 4 lần gọi vốn. Vòng huy động gần nhất là ICO vào ngày 5/5/2021 với số tiền $18.8M.

Ngoài ra dự án cũng được các quỹ đầu tư lớn, có uy tín đầu tư như: Coinbase Ventures, Multicoin Capital, Polychain Capital, Three Arrows Capital, Hashkey Capital, NGC Ventures,… và các nhà đầu tư cá nhân có tiếng trong lĩnh vực công nghệ như: Naval Ravikant, Linda Xie, Fred Ehrsam, Charlie Noyes,…

Nguồn: Mina Protocol

Đối tác

Đối tác của Mina Coin
Nguồn: Mina Protocol

Đánh giá cá nhân

Mina Protocol sử dụng một cách tiếp cận độc đáo để giải quyết một số vấn đề về blockchain: giải quyết “sức nặng” của dữ liệu, gói gọn chúng chỉ còn 22 Kb, khả năng mở rộng và tăng cường tập trung. Bên cạnh đó, dự án đang đến giải pháp tối ưu cho phép người dùng truy cập an toàn trên mọi thiết bị, tích hợp dễ dàng tiền mã hóa vào ứng dụng dành cho nhà phát triển => Mina Protocol sẽ là một đối thủ khá nặng ký đối với các Blockchain hàng đầu trong thị trường Crypto như Bitcoin và Ethereum.

MINA Protocol hứa hẹn sẽ còn cải tiến, mang đến những giải pháp tối ưu, khắc phục các vấn đề về khả năng mở rộng của Blockchain. Cùng chờ xem Mina có thực hiện theo đúng lộ trình của mình không và những tiềm năng phát triển dự án hơn nữa trong tương lai nhé!

Lời kết

Bài viết đã tổng hợp cho bạn chi tiết thông tin về Blockchain nhẹ nhất thế giới – Mina Protocol. Nếu có thắc mắc gì hãy comment bên dưới để Bitcoincuatoi giải đáp cho bạn nhé!

Biên tập và tổng hợp – Bitcoincuatoi


Thông tin trong bài viết chỉ mang mục tiêu chia sẻ và cung cấp kiến ​​thức, không phải là lời khuyên tài chính. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Leave a Comment