Mars Protocol (MARS) là gì? Tương lai của ngân hàng phi tập trung

Sự ra mắt của Mars Protocol trên hệ sinh thái Terra đã mang lại một cú hit trong không gian tiền mã hóa. Sứ mệnh của dự án là thay đổi nền tài chính và trở thành một ngân hàng của tương lai.

Trong hơn 1 tháng qua, token MARS của dự án đã có mức tăng trưởng đến hơn 100%, từ $0.67 lên $1.34. Hiện tại MARS đang giao dịch quanh mức $1.34.

Mars Protocol là gì?

Nguồn: Mars Protocol

Mars là một giao thức tín dụng cho tương lai, được xây dựng trên Terra với các điểm nổi bật như: không giám sát, open-source (mã nguồn mở), minh bạch, sử dụng thuật toán và do cộng đồng quản lý.

Giống như các ngân hàng, Mars đặt mục tiêu thu hút tiền gửi và cho vay số tiền này, trong khi quản lý tính kém thanh khoản và rủi ro mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên nó khác các ngân hàng ở chỗ, Mars là một cơ sở tín dụng theo chuỗi hoàn toàn tự động, được quản lý bởi một cộng đồng phi tập trung, thông qua một quy trình quản trị minh bạch. Tất cả các quyết định được đưa ra bởi Martian Council, bao gồm cả các MARS Stakers.

Mars có 3 thành phần chính bao gồm:

  • The Red Bank: Nơi người dùng có thể cho vay và mượn tài sản (vay thế chấp).
  • The Fields of Mars: Nơi người dùng có thể tương tác với các ứng dụng được xây dựng trên Red Bank, chẳng hạn như leveraged yield farming.
  • The Martian Council: Nơi người dùng có thể stake MARS để đề xuất và bỏ phiếu về những thay đổi đối với giao thức.

Mars Protocol đang được phát triển bởi một liên doanh giữa Delphi Labs, IDEO CoLab Ventures và Terraform Labs.

Mars mang lại gì cho hệ sinh thái Terra?

Bằng cách tích hợp Mars vào hệ sinh thái Terra, người dùng sẽ có thể Lending và Borrowing nhiều hơn bình thường. Thông qua mô hình lãi suất động của Mars, các tài sản trên Terra sẽ được sử dụng một cách hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, người dùng sẽ không phải tìm kiếm các farm hay giao thức khác để nhận được lãi suất tốt hơn.

Vì Mars được tích hợp chặt chẽ với hệ sinh thái Terra, việc sử dụng giao thức Mars sẽ làm tăng việc sử dụng các tài sản khác trong hệ sinh thái, như UST, MIR,…

Với bản nâng cấp Columbus-5, Mars sẽ cho phép các hợp đồng thông minh xuyên chuỗi vay, đồng thời ký gửi tài sản. 

Nguồn: Mars Protocol

Việc được sử dụng rộng rãi bởi người dùng có thể giúp token MARS tăng giá mạnh hơn nữa. Đồng thời với sự gia tăng giao dịch của các tài sản như LUNA, UST hoặc MIR theo Mars Protocol, giá trị của những tài sản đó cũng có thể tăng lên.

Mars hoạt động như thế nào?

User có 2 cách để truy cập vào Mars:

  • Thứ nhất, với tư cách là người gửi tiền, đưa UST vào hệ thống để đổi lấy maTOKEN – có thể được đưa vào các pool thanh khoản nhằm hỗ trợ hệ thống Mars. 
  • Thứ hai, người dùng có thể truy cập Mars để đảm bảo một khoản vay bằng tài sản thế chấp tiền gửi của họ. 

Những “maTOKEN” này sau đó có thể mang lại phần thưởng lãi suất khi cho vay hoặc có thể được sử dụng làm tài sản thế chấp cho các khoản vay trên Mars Money Market (Thị trường tiền tệ của Mars). 

Có 4 thành phần chính trên Mars Protocol, bao gồm:

  • Lenders: Gửi tài sản vào các pool thanh khoản của Mars. Người cho vay có thể gửi tiền chỉ để hưởng lãi suất hoặc vay từ Mars Protocol.
  • Borrowers (collateralized): Vay từ Mars bằng cách gửi tài sản vào Mars Money Market (Thị trường tiền tệ của Mars).
  • Borrowers (uncollateralized): Hợp đồng thông minh vay từ Mars mà không cần ký quỹ tài sản. Hạn mức tín dụng của mỗi hợp đồng thông minh phải được ban quản trị phê duyệt và giới hạn tín dụng sẽ được đặt để giảm thiểu rủi ro cho Mars Protocol.
  • Council: Cổ phần MARS để kiếm phí giao thức và tham gia quản trị.
Nguồn: Mars Protocol

Với tư cách là người cho vay bán lẻ, chúng ta có thể hưởng lợi từ lãi suất cao hơn khi tham gia thị trường vay phi tập trung.

Nguồn: Mars Protocol

Điều quan trọng cần nhớ là có một cơ chế tự động để quản lý lãi suất được tính và trả.

Ngoài ra, rủi ro vỡ nợ của khoản vay được kiểm soát bằng cơ chế thanh lý đảm bảo rằng mọi rủi ro cho vay đều được hạn chế. 

Đối với những người đi vay có tài sản thế chấp – các khoản vay sẽ được thanh lý nếu tỷ lệ khoản vay trên giá trị của họ giảm xuống dưới mức duy trì bắt buộc. Điều này có thể xảy ra nếu tài sản thế chấp, ví dụ như số dư giá trị LUNA giảm xuống dưới mức đã thỏa thuận, khiến khoản vay không còn được trang trải đầy đủ, hoặc tài sản đi vay tăng lên đáng kể so với tài sản thế chấp. Rủi ro là sự dịch chuyển giá của bất kỳ tài sản vay nợ nào so với tài sản thế chấp. 

Điểm nổi bật của Mars Protocol

Mars khác với Anchor

Mars đang cố gắng trở thành một giao thức ngân hàng phi tập trung, trong khi Anchor là một dịch vụ tiết kiệm.

Điểm mạnh của Anchor là giúp người gửi dễ dàng kiếm được một mức lãi suất cố định cho khoản tiền gửi, trong khi MARS hướng tới mục tiêu trở thành một nền tảng để vay và cho vay dễ dàng.

Tỷ lệ đi vay và cho vay của Mars sẽ không ổn định, trong khi đó Anchor sử dụng các blockchains POS để đạt được mức lãi suất ổn định.

Mars chấp nhận nhiều loại tài sản thế chấp hơn so với Anchor.

Lending phi tập trung

Các thị trường tiền tệ truyền thống hoặc thậm chí các thị trường DeFi như AAVE và COMPOUND chỉ cho phép vay sau khi đã gửi tiền. Điều này dẫn đến hiệu suất sử dụng thấp và chỉ nhắm đến một thị trường nhỏ. Vay phi tập trung giải quyết vấn đề này.

Ví dụ: Anh em muốn farming sử dụng 1 MIR có giá hiện tại là 1 đô la. Anh em có thể tận dụng UST bằng cách sử dụng chức năng lending phi tập trung của MARS, là $1 UST (Đòn bẩy gấp đôi).

Chiến lược MIR-UST sử dụng MARS làm đòn bẩy. Nguồn: Mars Protocol
  1. MIR tăng giá trị: Giả sử MIR-UST hiện tăng lên 1.5 đô la, anh em có thể đóng vị thế và hoàn trả UST đã vay rồi nhận lãi.
  2. MIR giảm giá trị: MIR-UST hiện là 0.5 đô la, thấp hơn ngưỡng thanh lý, người thanh lý có thể cung cấp UST cần thiết để đóng vị thế và dừng giao dịch với MIR đã thanh lý.

Người thanh lý có lợi

Người thanh lý cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc vay MARS. Đối với phần vay thế chấp, nếu LTV của người đi vay giảm xuống dưới biên độ duy trì, người thanh lý có thể cung cấp một phần nợ (được xác định theo hệ số đóng) để nhận tài sản thế chấp cộng với tiền thưởng.

Nếu chúng ta xem xét phần đi vay không tập trung, nếu giá trị của token LP giảm xuống dưới ngưỡng thanh lý, bất kỳ ai cũng có thể đóng vị thế, cung cấp UST, họ sẽ nhận được phần LP còn lại.

Nếu chúng ta xem xét ví dụ trên, nếu giá trị LP của MIR-UST xuống dưới ngưỡng thanh lý, người thanh lý có thể cung cấp thêm UST để đóng nợ, để nhận MIR.

Mô hình lãi suất động

Mô hình lãi suất hiện tại: Trong các giao thức hiện tại như AAVE hoặc COMPOUND, người đi vay không được khuyến khích trả nợ. Nếu một giao thức bên ngoài có thể cung cấp cho họ lãi suất cao hơn lãi suất đi vay thực tế, tại sao họ phải trả nợ? 

Mô hình lãi suất động của Mars: 

Có ba thành phần chính của Mô hình lãi suất động:

  1. Thành phần tỷ lệ Kₚ- Mục điều chỉnh giữa giá trị mong muốn và giá trị tối ưu.
  2. Thành phần tích phân Kᵢ- Theo dõi giá trị lỗi trong quá khứ và tích hợp nó.
  3. Thành phần phái sinh K𝒹- Nó ước tính giá trị tương lai dựa trên tốc độ thay đổi hiện tại.

e (t) là giá trị sai số. e (t) = Uₒ -Uₜ. Trong đó Uₒ là giá trị sử dụng mong muốn và Uₜ là giá trị sử dụng hiện tại.

Nguồn: Mars Protocol

Nghiên cứu được thực hiện với giả định không có yếu tố bên ngoài nào can thiệp. Nghiên cứu bắt đầu với tỷ lệ sử dụng 60%, mục tiêu đạt được 90% với lãi suất là 10%. Từ biểu đồ, chúng ta có thể suy ra rằng sau khi đạt được 90% mức sử dụng, lãi suất gần như không đổi. 

Đánh giá rủi ro của tài sản được thêm vào Mars

Martian Council sẽ chịu trách nhiệm bổ sung Tài sản mới vào giao thức Mars, họ sẽ thực hiện việc đó bằng cách sử dụng Khung đánh giá rủi ro.

Mỗi nội dung sẽ được xem xét theo từng trường hợp cụ thể và Điểm số sẽ được phân bổ cho chúng dựa trên 3 loại.

  • Rủi ro thị trường: Đo tính thanh khoản và sự biến động của tài sản.
  • Rủi ro Hợp đồng Thông minh (SC): Đo lường mức độ rủi ro của tài sản ở lớp kỹ thuật.
  • Rủi ro đối tác (CP): Đo lường rủi ro tập trung của tài sản.

Token MARS là gì?

Thông tin cơ bản về token MARS

  • Tên token: Mars Protocol
  • Ticker: MARS
  • Blockchain: Terra
  • Tiêu chuẩn token: Đang cập nhật…
  • Loại token: Utility, Governance
  • Tổng nguồn cung: 1,000,000,000 MARS
  • Nguồn cung lưu hành: 71,200,891 MARS
  • Địa chỉ hợp đồng: terra12hgwnpupflfpuual532wgrxu2gjp0tcagzgx4n

Phân bổ token MARS

Nguồn: Mars Protocol

Tổng cung 1 tỷ token MARS sẽ được phân bổ như sau:

  • Lockdrop & Airdrop: 7%
  • Mars reserve: 10%
  • Đội ngũ xây dựng Mars: 30%
  • Community: 53%

Phần lớn (70%) MARS sẽ được dành để phân phối sau khi ra mắt hoặc quản lý bởi người dùng và nhiều người tham gia khác trong cộng đồng Mars. 30% MARS sẽ được dành cho những ai đã tham gia vào joint venture developing Mars và các nhà cung cấp dịch vụ.

Token MARS được dùng để làm gì?

  • Quản trị: Người dùng sở hữu token MARS có thể bỏ phiếu cho các đề xuất của dự án. 
  • Chia sẻ rủi ro với dự án: Người nắm giữ xMARS sẽ bảo hiểm khoản rủi ro giao thức, với tối đa 30% cổ phần của họ bị khóa và bán trong trường hợp xảy ra sự cố hụt.
  • Phí hệ thống: Chủ sở hữu xMARS sẽ nhận được một phần doanh thu từ lãi suất giao thức.

Ví lưu trữ token MARS

Đang cập nhật…

Sở hữu token MARS như thế nào?

5% MARS dùng để Airdrop cho người dùng Stake LUNA (50%). Ngoài ra, người dùng có thể mua trên sàn sau khi list.

Sàn giao dịch token MARS

Đang cập nhật…

Lộ trình dự án

Đang cập nhật…

Đội ngũ phát triển, quỹ đầu tư và đối tác

Đội ngũ phát triển

Đang cập nhật…

Quỹ đầu tư & Đối tác

Đang cập nhật…

Lời kết

Về bản chất, Mars là một Blockchain Mutual, một Ngân hàng thuộc sở hữu của các thành viên (money makers) và chạy với các cơ chế kiểm soát cùng phí lãi suất có thể điều chỉnh. Giống như các giao thức khác trong Terra, Mars đang cố gắng xây dựng một thế giới farming có lợi cho end-user, đồng thời các nhà thanh lý cũng sẽ có lợi khi sử dụng Mars.

Terra đang phát triển vô cùng mạnh mẽ và Mars chắc chắn sẽ là một mảnh ghép quan trọng, không thể thiếu trong hệ sinh thái này.

Biên tập và tổng hợp – Bitcoincuatoi


* Thông tin trong bài viết chỉ mang mục tiêu chia sẻ và cung cấp kiến ​​thức, không phải là lời khuyên tài chính. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Leave a Comment