“Metaverse” trở thành từ khoá được cộng đồng chú ý nhiều nhất 2021 khi các ông lớn lĩnh vực công nghệ lần lượt nối tiếp nhau đặt chân vào mảng này. Mặc dù vẫn còn khá non trẻ, nhưng Metaverse vẫn đang từng ngày chứng tỏ mình là mảnh ghép tiềm năng trong tương lai. Theo đó, Metaverse được nhận định sẽ là một cơ hội lớn trong ngành công nghiệp blockchain. Vậy câu hỏi được đặt ra là liệu năm 2022 này, Metaverse sẽ bùng nổ?
Khái niệm về Metaverse
“Metaverse là vũ trụ hư cấu và mang đến cho chúng ta một cuộc sống khác“
Metaverse là một không gian ảo được tạo nên từ Internet và các công cụ hỗ trợ thực tế ảo tăng cường nhằm giúp chúng ta có được những trải nghiệm chân thật nhất.
Thế hệ mạng xã hội tiếp theo được kỳ vọng sẽ được thúc đẩy bởi các công nghệ liên quan đến Metaverse, nghĩa là hỗ trợ bởi VR, AR và Blockchain. Vũ trụ hư cấu của Metaverse có thể trở thành ngành công nghiệp hàng nghìn tỷ đô. Một nơi để giải trí, thương mại và thậm chí còn là nơi làm việc.
Metaverse sẽ thay đổi cách chúng ta tương tác với thế giới kỹ thuật số, mang lại cơ hội mới cho người sáng tạo, gamers và nghệ sĩ. Nhà đầu tư mạo hiểm Matthew Ball tin rằng: “Metaverse sẽ là động lực để tạo ra một thế hệ công ty mới, tương tự như những gì đã xảy ra với sự phổ biến của Internet”.
Ông Haim Israel, giám đốc điều hành nghiên cứu của Bank of America và là nhà chiến lược toàn cầu của ngân hàng cũng cho rằng metaverse là một cơ hội lớn trong ngành công nghiệp blockchain “Tôi chắc chắn tin rằng đây là một cơ hội rất lớn. Chúng ta cần phải chuẩn bị những nền tảng phù hợp để thúc đẩy toàn bộ hệ sinh thái tiền mã hóa”.
Xem thêm:
Khám phá Metaverse: Tổng quan về xu hướng và sự phát triển của NFT
Vũ trụ Metaverse – Tương lai mới cho nền công nghệ
Nhìn lại sự phát triển của Metaverse trong năm 2021
Năm 2021 chắc chắn là một năm bùng nổ của Metaverse khi thị trường này đã dần nhận được sự quan tâm chú ý của cộng đồng và nhiều ông lớn công nghệ như Meta, Microsoft, Tencent, Google,, Shopify, Rolox, Qualcomm… Việc Facebook chính thức đổi tên công ty thành Meta được xem là chất xúc tác cho các nhà đầu tư và gã khổng lồ công nghệ Web 2.0 khác tiếp bước.
Hay gần đây nhất, JPMorgan cũng đã trở thành ngân hàng lớn đầu tiên thực hiện một bước tiến lớn vào Metaverse khi mở một phòng chờ ảo trên Decentraland, được đặt tên là Onyx Lounge, sau khi họ nhận định lĩnh vực này là “ cơ hội nghìn tỷ USD ”. Đặc biệt, theo hãng môi giới Bernstein, thuật ngữ “metaverse” đã được nhắc đến 449 lần trong các buổi công bố báo cáo tài chính trực tuyến quý III/2021, tăng 100 lần so với quý trước đó. Ngân hàng Jefferies cho biết dù hiện tượng này có thể chỉ tồn tại hơn một thập kỷ, metaverse vẫn có khả năng ảnh hưởng đến “mọi khía cạnh trong cuộc sống con người”.
Bên cạnh đó, các hãng thời trang nổi tiếng như Nike, Adidas, Zara.. cũng lần lượt đầu tư và nghiên cứu mô hình NFT để thời trang hóa. Đến nay, việc đầu tư vào metaverse của ngành thời trang là trang phục trong game, ước tính mỗi năm thu về 40 tỷ USD.
Để đáp ứng sự phát triển của Metaverse, cơ sở hạ tầng blockchain cũng đang phát triển từng ngày. Hàng loạt các hệ sinh thái khác như Binance Smart Chain, Near Protocol hay Avalanche… cũng đều có những quỹ của riêng mình nhằm hỗ trợ các dự án metaverse.
Tại thị trường crypto – nơi châm ngòi cho sự bùng nổ của Metaverse, cũng chứng kiến được sự tăng trưởng vượt bật của các nền tảng Metaverse như Decentraland, Sandbox, SomniumSpace. Theo thống kê, tổng vốn hóa của 3 nền tảng đã đạt ngưỡng 37 tỷ đô vào cuối tháng 11 đầu tháng 12/2021. Điều này cho thấy sức nóng của thị trường khi đó.
Bên cạnh đó, việc xuất hiện rất nhiều cải tiến về công nghệ và cơ sở hạ tầng vào năm gần đây cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Metaverse. Sự kết hợp của những cải tiến này đã tạo ra trải nghiệm trực tuyến mới, giúp số lượng người dùng các nền tảng Metaverse tăng trưởng nhanh chóng trong những năm gần đây. Cụ thể số lượng ví hoạt động dưới dạng proxy trong năm 2021 đạt gần 50,000 người dùng (tăng ~ 10 lần kể từ đầu năm 2020).
Các dự án metaverse nổi bật trong năm 2021
Decentraland (MANA)
Decentraland là một tựa game Metaverse được hỗ trợ trên Ethereum blockchain. Decentraland cho phép bạn tạo ra một nền kinh tế mới chỉ dựa trên các token để sở hữu đất đai trong thế giới được gọi là thực tế ảo. Tại đây, bạn có thể tùy thích sáng tạo và xây dựng bất cứ thứ gì bạn muốn. Tất cả những gì bạn cần là dùng tai nghe thực tế ảo của bạn hoặc sử dụng trình duyệt web để đắm mình trong một thế giới tương tác 3D.
Tương tự trong thế giới thực, ở Decentraland, khi mua các lô đất liền kề tạo nên “bất động sản” cho phép chủ sở hữu xây dựng phát triển chúng. Tất cả mọi người trên thế giới đều có thể tham gia vào không gian ảo này để chơi game, tham gia sự kiện,…
Nền tảng Metaverse Decentraland cũng đã thực hiện thành công tuần lễ thời trang đầu tiên của mình khi trang phục kỹ thuật số (digital clothes) thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn vào đầu tháng 3/2022 với sự tổ chức của UNXD – marketplace bán vật phẩm luxury trên Polygon.
Xem thêm: Decentraland (MANA) là gì? Tổng quan về trò chơi thế giới ảo Metaverse
The Sandbox (SAND)
The Sandbox là nền tảng thực tế ảo phi tập trung (Decentralized Virtual Reality Platform) được phát triển trên Blockchain của Ethereum. Tương tự các gaming NFT Play-To-Earn khác, Sandbox cho phép người chơi hoá thân thành các nhân vật, trao đổi mua bán các vật phẩm (xe cộ, rồng,…) trên NFT LAND. Ở khái niệm khác, Sandbox còn là hệ sinh thái, nơi mọi người có thể tạo, chia sẻ và tiền tệ hóa các tài sản bên trong game (giao dịch tài sản).
Đối với The Sandbox, những khả năng tưởng như không thể này lại được kết hợp chặt chẽ với nhau trong một không gian rộng mở, cho phép người dùng được tự do sáng tạo, thể hiện niềm đam mê giải trí, âm nhạc của chính họ. Đặc biệt, nhà sáng lập của dự án đã đề cập đến sự tương tác trực tuyến giữa cộng đồng người chơi trong vũ trụ Metaverse.
Sandbox hiện có nhiều đối tác nổi tiếng như Adidas, The Walking Dead để phát hành NFT. Mới đây, Sandbox cũng thông báo vừa nhận được khoản đầu tư trị giá $93 triệu đô tại vòng gọi vốn Series B, dẫn đầu bởi SoftBank.
Xem thêm: The Sandbox (SAND) là gì? Tổng quan về trò chơi thế giới mở trên Ethereum
Enjin Coin (ENJ)
Enjin Coin là một phần mềm cung cấp cho các nhà phát triển khả năng tạo và quản lý vật phẩm ảo trên Ethereum. Bằng cách sử dụng công nghệ blockchain, Enjin sẽ quản lý các vật phẩm trong game và giảm thiểu được một số vấn đề như chi phí cao, gian lận cùng các rào cản khiến việc trao đổi vật phẩm ảo trở nên khó khăn.
Với mục đích tạo ra cộng đồng game với độ minh bạch và bảo mật cao trong thế giới Metaverse của riêng mình, dịch vụ của Enjin cho phép nhà phát triển game tạo ra các trang web, các diễn đàn về game hay các cửa hàng để người chơi có thể mua bán vật phẩm trong game và kiếm tiền.
Enjin mới đây cũng công bố Quỹ Efinity Metaverse trị giá 100 triệu USD.
Xem thêm: Enjin Coin (ENJ) là gì? Tổng quan về dự án hỗ trợ Gamefi
Dự phóng về Metaverse trong năm 2022
Năm 2021 quả thật là một năm bùng nổ của Metaverse khi thị trường này đã nhận được sự quan tâm chú ý nồng nhiệt của cộng đồng đồng và nhiều ông lớn. Bước sang 2022, Metaverse hiện vẫn đang giữ vững được phong độ phát triển của mình với hàng loạt sự kiện nổi bật có thể kể đến như:
- Snoop Dogg ra mắt bộ sưu tập NFT trên Cardano
- Tuần lễ Thời trang Metaverse (MVFW) đầu tiên được tổ chức trên Decentraland
- Coincheck ra mắt thành phố ảo “Oasis TOKYO” trên Decentraland
- Ngân hàng HSBC tham gia vào The Sandbox
Với hàng loạt sự kiện đình đám được giới thiệu chỉ trong quý 1/2022, thế nhưng các chuyên gia vẫn nhận định rằng Metaverse có khả năng vẫn sẽ phát triển nhưng với tốc độ chậm hơn vì vẫn còn nhiều vấn đề tồn đọng cần được giải quyết: một cơ sở hạ tầng lớn hơn bao gồm tăng khả năng xử lý dữ liệu, hình ảnh 3D, công nghệ VR, truy cập Internet, …
Metaverse có thể sử dụng VR để mang đời sống thực vào thế giới ảo với nhiều lĩnh vực phổ biến trong trong cuộc sống, bao gồm giải trí, sản xuất, chăm sóc sức khỏe, giao tiếp, thể thao và đào tạo, nhờ vào khả năng tích hợp thế giới thực và ảo.
CEO The Sandbox nhận định gì về Metaverse?
Bên cạnh đó, tại thềm sự kiện Binance Blockchain Week 2022 diễn ra từ ngày 28 – 30/03 vừa qua ở Dubai, Sebastien cũng đã có những chia sẻ về điểm đặc biệt và giá trị mà các dự án Metaverse mang lại cho cuộc sống thực:
“Bạn đã bao giờ nghĩ đến việc chạy quanh sa mạc Sahara như một người ngoài hành tinh hay chưa? Có lẽ điều đó là không thể ở đời thực. Còn về việc tham gia một buổi hòa nhạc độc quyền hoặc ngồi ở hàng ghế đầu của sự kiện thể thao yêu thích của bạn thì sao? Trong Metaverse, khả năng là vô tận.”
Trong bối cảnh các dự án về Metaverse xuất hiện ngày càng nhiều, một dự án có thể phát triển bền vững là một dự án vừa có thể mang đến cho người dùng tính trải nghiệm chân thực, vừa đảm bảo duy trì nền kinh tế trong thế giới đó và giúp người dùng không chỉ giải trí mà còn kiếm tiền và thu về lợi nhuận để phục vụ cuộc sống thực của họ.
Lời kết
Với tiềm năng mở rộng của Metaverse, năm 2022 chắc chắn sẽ là một năm với nhiều cơ hội và thách thức dành cho các dự án thuộc hệ này. Theo đó, blockchain vẫn đang được kỳ vọng sẽ trở thành một trong những công nghệ then chốt, tạo ra một đột phá và mang Metaverse đến gần hơn với cộng đồng.
Minhya
—
* Thông tin trong bài viết chỉ mang mục tiêu chia sẻ và cung cấp kiến thức, không phải là lời khuyên tài chính. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.