DeFi 2.0 là gì? Tổng quan về thế hệ DeFi tiếp theo

Trong những làn sóng phát triển của toàn thị trường, DeFi đã không còn là một khái niệm quá xa lạ. Với sự đổ bộ của NFT, DeFi trong 2021 phần nào đã bị lu mờ. Mặc dù, các giao thức DeFi đã làm thay đổi nhận thức về tài chính và giúp hàng nghìn người tạo nguồn thu nhập mới.

Tuy nhiên, nhu cầu về DeFi dạo gần đây ngày càng tăng, các khuôn khổ phi tập trung cũng ngày một bùng nổ và kéo theo hàng loạt bất cập khiến người dùng mong chờ một sự cải tiến mới hơn nữa. Do đó, đây là lúc mà DeFi 2.0 dần được hình thành.

DeFi 2.0 là gì?

Nhờ sự phát triển của công nghệ Blockchain, Decentralized Finance (DeFi – Tài chính phi tập trung) cho phép mọi người truy cập và sử dụng các ứng dụng phi tập trung ở mọi lúc, mọi nơi mà không chịu sự kiểm soát của bất kỳ thực thể hay tổ chức nào. Tuy nhiên, nó vẫn có nhiều điểm yếu, đó là lý do tại sao DeFi 2.0 là một sự bổ sung bắt buộc.

DeFi 2.0 là phiên bản nâng cấp của DeFi nhằm cố gắng sửa chữa những điểm yếu hiện có và tận dụng những điểm mạnh của DeFi hiện tại. Trong đó, phiên bản này đang được mong đợi sẽ có thể mở ra được nhiều tiềm năng mới hơn cho người dùng.

Những hạn chế hiện có trên DeFi 1.0

Trước khi đi sâu vào phân tích về DeFi 2.0, hãy cùng điểm lại những chi tiết đang được cho là điều bất cập, cản trở và hạn chế mà phiên bản hiện tại đang gặp phải.

Scalability (Khả năng mở rộng)

  • Phí gas đắt đỏ là trở ngại lớn nhất đối với người dùng có khối lượng giao dịch nhỏ.
  • Tốc độ giao dịch vẫn còn khá chậm ảnh hưởng đến những trải nghiệm của người dùng.

Liquidity (Thanh khoản)

Đối với nền tảng DeFi nói riêng, và thị trường giao dịch nói chung, thanh khoản chính là yếu tố quan trọng nhất. Đối với phiên bản DeFi đời đầu, lượng thanh khoản nhìn chung còn yếu và thấp, chưa thực sự được tối ưu hóa một các triệt để.

Centralization (Tính tập trung)

  • Nhiều dự án DeFi ở thời điểm hiện tại vẫn bị phụ thuộc vào quyền lực của 1 bộ phận nhỏ các tay lớn nào đó. Chính vì vậy, có thể nói tính tài chính phi tập trung ở phiên bản đầu này chưa thực sự được triển khai một cách triệt để hoàn toàn và vẫn còn những hạn chế làm ảnh hưởng đến sự trải nghiệm của người dùng.

Tính an toàn, bảo mật

  • Bảo mật là vấn đề mà người dùng luôn đưa lên hàng đầu khi lựa chọn bất cứ một nền tảng nào để đầu tư. Tuy nhiên, tính bảo mật của nền tảng DeFi vẫn chưa thực sự được hoàn hảo 100%. DeFi là một thị trường màu mỡ song song với đó chắc chắn sẽ đi kèm theo nhiều rủi ro. Thời gian vừa qua, chúng ta đã chứng kiến khá nhiều dự án DeFi bị hack bởi những lỗi liên quan đến khả năng của nhà phát triển, lỗi lập trình, lỗi logic nghiệp vụ và bên thứ ba,…
  • Bên cạnh đó, mặc dù DeFi phụ thuộc rất nhiều vào Oracle, tuy nhiên nhiều dự án vẫn không hiểu rõ và xem nhẹ việc lựa chọn Oracle để tích hợp. Kết quả là dự án phải chịu nhiều thiệt hại từ các vụ hacker tấn công liên quan.

Capital Efficiency (Hiệu quả sử dụng vốn)

  • Cùng với sự phát triển vượt bậc của mình, thị trường DeFi đã thu hút cho mình số vốn đầu tư khổng lồ và bên cạnh đó với công nghệ đột phá – DeFi có đóng góp không nhỏ trong việc hỗ trợ người dùng sử dụng nguồn vốn của mình một cách hiệu quả. Như đã nói thị trường DeFi vô cùng tiềm năng, rộng lớn và chúng ta vẫn chưa thể khám phá hết toàn bộ những tiềm năng mà nó có thể mang lại trong tương lai. Điều này đồng nghĩa với việc, nhiều dòng tài sản vẫn chưa được khai thác tối đa khiến cho việc khai thác tiềm năng của nền tảng DeFi vẫn còn bị hạn chế.

Giải pháp mà DeFi 2.0 đưa ra

Nhìn chung, sự phát triển của DeFi 2.0 xuất phát từ các nhu cầu và hạn chế mà những người dùng lẫn cả dự án đang gặp phải. Sau đó, phiên bản 2.0 sẽ tìm những hướng đi phù hợp cho mỗi trở ngại trên đó.

Khả năng mở rộng 

Khả năng mở rộng được cho là chất xúc tác lớn cho thị trường bởi nó là cội nguồn để giải quyết các vấn đề liên quan đề phí gas và thời gian tương tác trên blockchain. Điều này đặc biệt đúng cho những newbie mới bắt đầu với khoản vốn nhỏ. Theo đó, việc giao dịch trên Ethereum gần như là điểm nhức nhối do 2 yếu tố này.

Chính vì thế, việc dòng tiền dần đổ sang những giải pháp layer-1 khác như BSC, Polygon và Solana hay người dùng dần chú ý đến layer-2 cũng là điều không quá khó hiểu. 

Thanh khoản

Ở đây, hiểu một cách đơn giản thì thanh khoản càng cao sẽ tỷ lệ thuận với sự thu hút của thị trường DeFi, giúp thúc đẩy người dùng tham gia vào rót vốn vào đó. Và trên thực tế, cách hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề này chính là giúp người dùng kiếm được lợi nhuận từ các dự án. Nhưng chương trình, sự kiện, chiến dịch mang lại ROI x10, x100 hay những pool farm với APY 4 con số, và cả những đợt airdrop giá trị lớn thường là mấu chốt củng cố người dùng tham gia vào hệ sinh thái. Và dĩ nhiên, điều này đồng nghĩa với việc tính thanh khoản cũng tăng theo.

Tính tập trung – DAO

Bên cạnh lý do hàng đầu khiến mọi người tham gia vào DeFi là lợi nhuận, thì số đông người dùng đều cho rằng sự tự do, độc lập tài chính là một yếu tố rất đáng để tâm. Theo đó, họ hoàn toàn đồng ý rằng việc góp tay của bên thứ 3 vào các hành động trên nền tảng nên được bãi bỏ. Tuy vậy, trên DeFi vẫn đang tồn tại rất nhiều dApp “mượn danh Decentralized” nhưng lại chưa hoàn toàn kiểm soát chặt chẽ việc này đã tạo cho người dùng một góc nhìn mất thiện cảm.

Và để giải quyết vấn đề này, các dự án phát triển theo hướng DeFi 2.0 đã chọn yếu tố Decentralized là một trong những ưu tiên hàng đầu. Lúc này, các DAO (Decentralized Autonomous Organization – Tổ chức Tự trị Phi tập trung) được khởi chạy mạnh mẽ. Nó có nhiệm vụ xây dựng nền tảng dựa trên những quy tắc mã hóa các chương trình, được vận hành tự động và loại bỏ hoàn toàn các cơ quan quản lý trung ương (bên thứ 3) với hệ thống kiểm soát phi tập trung.

Hiệu quả sử dụng vốn

Một trở ngại lớn của DeFi là hầu hết các tài sản hiện có vẫn ở trạng thái “dậm chân tại chỗ” và không được sử dụng. Ví dụ:

  • AMM: mặc dù AMM được xem như một “Liquidity Pool” của DeFi và thu hút một lượng lớn TVL, nhưng hầu hết nó không được sử dụng. Điều này xuất phát từ thiết kế của AMM khiến thanh khoản không thể tự tái tạo hoặc phát triển thêm, mà chỉ là một vòng tuần hoàn không thay đổi dòng tiền.
  • Lending: có tỷ lệ sử dụng thấp do thị phần người cho vay hiện quá cao so với lượng người đi vay.
  • Aggregator: về cơ bản, khi người dùng gửi tài sản vào các giao thức Aggregator, họ sẽ nhận được Agtokens về tài khoản. Song, điều khó chịu nhất ở đây chính là việc các token này hoàn toàn không thể sử dụng trên những sàn giao dịch, nền tảng hoặc hệ sinh thái nào khác khiến người dùng khá e ngại.
  • Và nhiều yếu tố khác dẫn đến bất cập trong việc tối ưu tài sản bao gồm: mô hình farming, tài sản không được gửi vào các pool tối ưu,…

Rất may, hiện nay trên DeFi, một số dự án đã có thể nắm bắt được các điều trên để chỉnh sửa phù hợp. Một trong những cái tên tiêu biểu nhất là như Olympus DAO (OHM) hay Abracadabra (SPELL),… 

Hiệu quả của việc tập trung vốn ở DeFi 2.0

Hiệu quả sử dụng vốn là mục tiêu cuối cùng của DeFi nếu nó hướng tới trạng thái áp dụng hàng loạt. Việc thiếu khả năng sử dụng của các chức năng nền tảng, ngoài thu nhập thụ động do người dùng tạo ra, gần như không có. 

Các dự án tập trung vào hiệu quả sử dụng vốn sẽ cho phép DeFi:

  • Tối ưu hóa TVL: TVL đang trở thành một thước đo khi người dùng quá coi trọng và xem nó như cách đánh giá tầm quan trọng của một giao thức. Trong khi dự án có tận dụng được số TVL để tạo ra doanh thu là một chuyện khác. Và như vậy, các sản phẩm mới được ra mắt gần đây đang dần thay đổi những định kiến trên và đưa việc sử dụng tối đa tài sản ký quỹ làm tiêu chí phát triển hàng đầu.
  • Tạo dòng tiền lành mạnh: việc ngăn chặn dòng tiền không lành mạnh sẽ làm cho các dự án phát triển bền vững hơn và nhận được nhiều người ủng hộ hơn.

Chân dung của DeFi 2.0 

DeFi 2.0 được cấu thành bởi các giao thức mới nhằm tăng nhu cầu và thu hút sự chú ý của nhà đầu tư. Hackernoon đã lưu ý trong một bài báo năm 2020 rằng DeFi 2.0 là điều kiện để tăng “hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế trong thế giới thực”, nhưng yêu cầu sửa đổi cơ bản các chức năng, bao gồm cả tính thanh khoản và khả năng mở rộng.

Bên cạnh đó, một bài báo của Messari Research cũng nhấn mạnh DeFi 2.0 nên chú trọng vào mục đích giải quyết các yếu tố khai thác thanh khoản, cùng khả năng ngăn chặn những “kẻ bỏ vốn” ảnh hưởng đến tính bền vững của các dự án. Sam Kazemian – Founder Frax Finance lập luận rằng, DeFi 2.0 là “thử nghiệm với các quy tắc xã hội và thuật toán, giúp việc triển khai vốn của họ được thực hiện rành mạch”, nhằm hợp lý hóa để tạo ra các giao thức hoạt động tốt hơn theo định hướng phân quyền toàn diện.

DeFi 2.0. cần phải vượt ra ngoài các cơ chế khởi động trước đó. Và chúng ta gần như phải thừa nhận rằng, các APY khai thác có tính thanh khoản cao là một quy trình thu hút khách hàng thông minh. Điều này cho thấy việc giá token cũng là một yếu tố đáng chú ý để hạn chế tối đa lạm phát – thứ mà ngành tài chính tập trung đang gặp phải.

Tóm lại, DeFi 2.0 đang hướng đến một bức tranh hoàn chỉnh nhất trên cục diện của một nền kinh tế phi tập trung. Trong đó, nó là nơi xử lý được những bất cập, điểm yếu, mối lo ngại của người dùng. Sau đó, tiếp tục duy trì và triển khai những điểm mạnh, ưu thế lớn để đa dạng hoá các trường hợp sử dụng, mang lại cho người dùng các trải nghiệm tốt nhất mà DeFi đã thực hiện được.

Lời kết

Có thể nói, DeFi 2.0 đang được mong chờ sẽ mang lại hiệu quả lớn với khả năng tăng nhu cầu và thu hút sự chú ý của nhà đầu tư. Phiên bản 2.0 là nơi lập trình các kỳ vọng mới cho các giao thức, để giải quyết một số vấn đề, bao gồm khả năng mở rộng, tập trung quản trị và khai thác thanh khoản. 

Vì vậy, tin tưởng vào một giao thức được điều chỉnh bởi một bộ quy tắc mạng sẽ làm tăng yếu tố phân cấp và tính thanh khoản của bảng cân đối đạt được và được lưu trữ bởi các giao thức làm giảm yếu tố rủi ro. 

Biên tập và tổng hợp – Bitcoincuatoi


* Thông tin trong bài viết chỉ mang mục tiêu chia sẻ và cung cấp kiến thức, không phải là lời khuyên tài chính. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Leave a Comment