DAO là gì? Tìm hiểu khái niệm và ứng dụng thực tế của DAO

Nhắc đến Blockchain người ta hay nghĩ tới Decentralized – tính phi tập trung, tức là hệ thống không bị kiểm soát bởi một thực thể hay tổ chức như chính phủ hay ngân hàng, thay vào đó được chia ra thành nhiều node mạng quản lý. 

Trong nhiều thế kỷ, việc xác định quyền sở hữu, thứ bậc và quy tắc đã tạo ra những rào cản về mặt phát triển của các tổ chức. Nhưng một công ty có nhất thiết phải cần chủ sở hữu hay không? Cho đến nay, câu hỏi này chủ yếu dựa trên chủ nghĩa duy tâm. Tuy nhiên, nhờ sự xuất hiện của công nghệ Blockchain, giờ đây người ta có thể nhận ra một loại tổ chức phân tán, không chủ sở hữu trên internet với tên gọi là DAO.

Vậy DAO là gì? Hãy cùng Bitcoincuatoi tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay để biết chi tiết và lý do tại sao DAO lại nhận được nhiều sự chú ý đến như vậy.

DAO là gì?

Decentralized autonomous organizations (DAOs) | ethereum.org
Nguồn: Internet

DAO – Decentralized Autonomous Organization hay còn được gọi là Tổ chức tự trị phi tập trung. Ý tưởng ở đây là tạo ra một tổ chức không có bất kỳ một cá nhân nào kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp (không có CEO, CMO hay CFO), các thành viên được cùng kiểm soát và quản lý. Những logic nghiệp vụ và cách thực thi sẽ được đưa vào smart contract nhằm đảm bảo việc triển khai các tác vụ của tổ chức được thực hiện và sắp xếp một cách hợp lý.

DAO ra mắt vào cuối tháng 4 năm 2016 nhờ vào một đợt crowdsale token (bán token trong cộng đồng) kéo dài một tháng. Sự kiện này được tổ chức bởi công ty khởi nghiệp Slock.it của Đức và đã huy động được hơn 150 triệu USD tiền quỹ. Đây là chiến dịch gây quỹ từ cộng đồng lớn nhất mọi thời đại tại thời điểm đó.

Hiện nay, DAO được áp dụng trong khá nhiều lĩnh vực trong đó có thể kể đến các Blockchain hay giao thức DeFi áp dụng quản trị on-chain, nhằm mục đích giúp người dùng có thể tham gia biểu quyết, xem xét các đề xuất và hiểu rõ được các hoạt động một cách dễ dàng, minh bạch.

DAO hoạt động như thế nào?

DAO là một tổ chức phi tập trung chạy trên Blockchain. Các quy tắc của nó được mã hóa như một chương trình máy tính, làm cho nó trở nên minh bạch, dưới sự kiểm soát của các cổ đông và chủ sở hữu token và không bị ảnh hưởng bởi một cơ quan trung ương. Nó giống như một công ty không có CEO, không có nhân viên, không có thực thể, không có quyền tài phán và không có chủ sở hữu, nhưng nó vẫn có thể hoạt động thông qua quy trình quản trị token phi tập trung.

Việc quản lý được chia sẻ trong một DAO, cho phép mọi người trong DAO đưa ra các đề xuất và bỏ phiếu để đưa ra quyết định. Token quản trị của mạng DAO được sử dụng để đại diện cho các phiếu bầu trong quá trình bỏ phiếu và tùy chọn nhận được số phiếu bầu cao nhất vào cuối thời gian biểu quyết sẽ thắng. Thông thường, các đề xuất thường xuất hiện ở dạng câu hỏi có/ không, chẳng hạn như DAO ‘A’ có nên phát triển sản phẩm ‘X’ không?

Các quy tắc cho một DAO được viết thành mã của mạng và được thực thi tự động theo các thỏa thuận. Khi một điều kiện cụ thể xảy ra, quy tắc tương ứng sẽ được thực thi tự động.

What is DAO? Best Decentralized Autonomous Organization Explained!
Cách mà một DAO hoạt động. Nguồn: Blockchain Education

Theo định nghĩa này, mạng Bitcoin thực sự là một ví dụ hoàn hảo về DAO. Nó là một tổ chức hoạt động theo yêu cầu của những người quan tâm đến sự phát triển của Bitcoin. Không ai sở hữu nó, và mọi người đều có thể tham gia vào việc quản trị nó. Giống như tất cả các mạng Blockchain và Ứng dụng phi tập trung (Dapps) khác, mạng lưới càng lớn và càng phân tán thì DAO càng linh hoạt, đáng tin cậy và mạnh mẽ.

Tất cả các quy tắc thủ tục và các hành động tiếp theo của một DAO được ghi lại trên một sổ cái Blockchain minh bạch và an toàn. Với một dấu thời gian không thể thay đổi và bản ghi các tin nhắn được phân phối cho những người tham gia mạng, hầu như không thể giả mạo nó.

Các quy tắc quản lý một DAO có thể rất phức tạp và khó thay đổi sau khi chúng có hiệu lực. Nếu thay đổi xảy ra, mã mới cần được viết và mạng phải đạt được sự đồng thuận mới để cho phép thay đổi mới diễn ra.

So sánh DAO và các tổ chức phân quyền truyền thống

Tổ chức dạng phân cấp theo thứ bậc hoặc theo chiều dọc là cách thức phổ biến để tổ chức một doanh nghiệp. Ý tưởng đơn giản là mọi người trong tổ chức (trừ người đứng đầu) đều là cấp dưới của một cá nhân hoặc tổ chức nào đó. Vì vậy, những người có nhiều quyền lực nhất đang đứng trên đầu tổ chức. Đồng thời, những người có ít sức mạnh nhất sẽ xuất hiện ở phía dưới.

Tuy nhiên, do cấu trúc của nó, tổ chức dạng phân cấp có một số nhược điểm khi so sánh với DAO:

DAOTổ chức dạng phân cấp
Cấu trúcNgang hàng và dân chủPhân cấp
Quyền biểu quyếtMọi thay đổi trong hệ thống đều cần có sự biểu quyết từ các thành viênHệ thống có yêu cầu biểu quyết hay không phụ thuộc vào cấu trúc và các quy tắc do hệ thống quy định
Trung gianPhiếu bầu được kiểm tra và kết quả được thực hiện mà không cần một bên trung gianNếu việc bỏ phiếu được cho phép thì cần được kiểm tra bởi một bên trung gian thứ 3
Tự động hóaCác vấn đề liên quan đến quản trị được xử lý tự động bằng hợp đồng thông minh và phi tập trungYêu cầu con người và xử lý tập trung nên dễ bị thao túng
Mức độ tiếp cận với mọi ngườiHoàn toàn công khai và minh bạchRiêng tư và hầu như là không minh bạch

Ưu và nhược điểm của DAO

Ưu điểm

  • Ra quyết định nhanh chóng, không biên giới: Giả sử ai đó ở Úc muốn bắt đầu kinh doanh với các đối tác ở Nhật Bản và Pháp. Quá trình thiết lập mọi thứ hiện tại rất phức tạp. Tuy nhiên DAO sẽ cung cấp giải pháp cho phép mọi người làm việc trong những điều kiện như nhau bằng cách tuân theo một bộ quy tắc tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả các bên, bất kể vị trí địa lý của họ. 
  • Bỏ phiếu toàn tổ chức: DAO cho phép mọi người trong tổ chức bỏ phiếu về các vấn đề họ thực sự quan tâm, kết quả sẽ được thực hiện theo mong muốn của số đông.
  • Không có khả năng xáo trộn các quy tắc: Trong DAO, người ta có thể sử dụng mã để đảm bảo các quy tắc áp dụng cho tất cả mọi người, không có ngoại lệ. Một bộ quy tắc đã thiết lập trong tổ chức không thể bị can thiệp trừ khi nhóm cử tri đồng ý làm như vậy, đảm bảo sự công bằng, hiệu quả và minh bạch của quản trị.
  • Cộng tác ngang hàng: Nhờ công nghệ Blockchain, các tổ chức có thể tạo ra một môi trường để cộng tác ngang hàng giữa các thành viên mà không cần phải dựa vào một thực thể tập trung.

Nhược điểm

  • Thường bị trì hoãn: Ngoài ra trong những trường hợp khẩn cấp, việc phải có thời gian chờ để được bỏ phiếu thông qua có thể sẽ tạo hệ quả xấu cho DAO. Ví dụ trong trường hợp của Maker khi thị trường sập hồi tháng 3/2020, nếu lúc đó còn đợi để vote xong mới triển khai các biện pháp thì thiệt hại về tài sản sẽ là rất lớn. 
  • Rủi ro bị tấn công: Vấn đề về smart contract, một khi DAOs đã được deployed (triển khai) thì rất khó thể thay đổi, các hoạt động phải diễn ra như đúng những gì quy định ở smart contract. Vào ngày 17/6/2016, hacker đã tấn công The DAO – một DAO rất lớn trên Ethereum và lấy đi số ETH trị giá 50 triệu USD. Cộng đồng Ethereum đã quyết định sửa chữa sự cố này thông qua một hard fork. Tuy nhiên, một số khác lại phản đối động thái này. Điều này cuối cùng đã dẫn đến một đợt hard fork chia tách giao thức Ethereum thành Ethereum và Ethereum Classic. Gần đây DAO Maker cũng bị hack, tổn thất lên đến 7 triệu USD.
  • Rủi ro vốn: Với đặc tính phi tập trung, bất biến lại chính là là hạn chế của DAO. Rất nhiều tổ chức thành lập DAO nên có thể mang lại nhiều rủi ro vốn cho người tham gia. Nên cần phải tìm hiểu cụ thể về tổ chức DAO bạn định tham gia.
  • Rủi ro pháp lý: Áp dụng DAO trong công nghệ Blockchain vẫn còn nhiều khó khăn, vì Blockchain vẫn còn là công nghệ mới, hành lang pháp lý hay tính hợp pháp của DAO gần như là không chắc chắn.
  • Privacy: Mọi thứ đều minh bạch on-chain cũng không hoàn toàn là một điều tốt, việc các đề xuất phải được đưa on-chain để biểu quyết rồi mới được thực hiện đồng nghĩa với việc kế hoạch phát triển được công khai hoàn toàn và đối thủ cạnh tranh có thể biết được hướng đi tương lai của dự án. 
  • Centralized entity: Một thực thể, tổ chức có sức mạnh voting cao hơn các thành viên khác. Tạo nên cảm giác centralized ngay trong việc voting của protocol.

Các loại hình DAO

DAO hoạt động theo 2 loại hình chính bao gồm: Token-based DAO và Share-based DAO. Mỗi loại hình lại chia thành những mô hình nhỏ hơn bên trong nó.

Nguồn: Internet

Token-based DAO

Tên gọi Token-based cũng đủ chứng tỏ vai trò cốt lõi của token đối với loại hình hoạt động này. 

  • Cụ thể, đối với các Blockchain như Bitcoin hay Ethereum,… những miner chắc chắn phải bảo mật mạng lưới và họ sẽ nhận được token làm phần thưởng.
  • Trong khi đó, các giao thức như Uniswap, SushiSwap, Marker DAO,… thì những người nắm giữ token sẽ có quyền biểu quyết cho bất kỳ những thay đổi, quyết định trong giao thức đó.

Hiện nay, Token-based DAO đang là loại hình phổ biến nhất đối với ngành công nghiệp tiền mã hóa.

Share-based DAO

Share-based DAO có thể được hiểu theo nghĩa là một tổ chức hoạt động hướng đến một mục đích chung nào đó. Tại đây, những người tham gia sẽ dùng cổ phần của họ để biểu quyết. Share-based DAO khác với Token-based DAO ở chỗ không phải bất kỳ ai cũng có thể token. Thay vào đó, loại hình này sẽ yêu cầu người tham gia đáp ứng những điều kiện đề ra.

Trong Share-based DAO, người tham gia có thể biểu quyết trực tiếp bằng cách chia sẻ, đồng thời họ cũng có thể rời đi với tỷ lệ tương xứng trong quỹ.

Ví dụ: Một cái tên điển hình của loại hình này chính là MolochDAO. Đây là một giao thức có chức năng cung cấp vốn cho các dự án trên Ethereum. Với MolochDAO, các thành viên tham gia sẽ phải hoàn thành một đề xuất từ phía giao thức để đánh giá xem liệu họ có đủ chuyên môn và cả nguồn vốn. Điều này giúp MolochDAO xem xét người tham gia có đủ điều kiện để tài trợ cho các dự án tiềm năng hay không.

Một vài mô hình Share-based DAO có thể kể đến như:

  • DAO Operating System: được xem như hệ điều hành để user khởi tạo DAO
  • Grants DAO: mô hình biểu quyết quyên góp để tài trợ dự án
  • Investment DAO: khá giống Grant DAO nhưng tuân thủ pháp lý
  • Service DAO: tuyển dụng nhân sự cho dự án
  • Social DAO: tương tự Facebook phiên bản Web3
  • Collector DAO: nơi ươm mầm cho các NFT
  • Media DAO: trang tin tức phiên bản Web3

Các dự án nổi bật hiện tại

Token-based DAO

Ethereum Price Prediction: $7,609 in 2022, and $26,338 by 2030
Nguồn: Internet

Ethereum (ETH): Một nền tảng phần mềm mã nguồn mở, phi tập trung và dựa trên các chuỗi khối. Đây là một nền tảng cho phép người dùng sử dụng Hợp đồng thông minh (Smart Contract) và Ứng dụng phi tập trung (dApp) để giúp các giao dịch được thực hiện nhanh chóng hơn, ngăn ngừa những hành vi lừa đảo.

Compound: Cryptocurrency Interest Rates with Jared Flatow - Software  Engineering Daily
Nguồn: Internet

Compound: Compound là một protocol rất thành công việc quản trị on-chain. Với việc cho phép token holders tham gia bỏ phiếu với các đề xuất trong protocol, đi cùng với sự ra mắt của token COMP vào ngày 15 tháng 6 năm 2020, đã giúp Compound có một kế hoạch tăng trưởng rõ ràng, từ đó tiếp tục duy trì vị thế là một trong những lending platforms hàng đầu.

SushiSwap Và Các Cuộc Tấn Công Của Ma Cà Rồng Trong Tài Chính Phi Tập Trung  (DeFi) | Tinh tế
Nguồn: Internet

SushiSwap: Sushi là một case khá hay về việc cộng đồng có vai trò quyết định trong sự phát triển của dự án. Vào hồi tháng 7/2021, đã có một đề xuất bán khoảng hơn 50 triệu token SUSHI cho VC với giá discount, cuối cùng cộng đồng không thông qua đề xuất này và Sushi tiếp tục phát triển mà không có nguồn vốn của VC.

DAO Maker (DAO) là gì? Kiến thức cần biết về nền tảng DAO
Nguồn: Internet

DAO Maker: DAO Maker đã tư vấn công nghệ hợp tác với các dự án hàng đầu trong ngành công nghiệp Blockchain để thực hiện những thách thức quan trọng nhằm nắm bắt các cơ hội thị trường. Cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau cho khách hàng như Social Mining, omnipresent exposure (phương pháp tiếp xúc toàn diện) và các dịch vụ BizDev, đã mang lại kết quả thành công lâu dài cho tất cả khách hàng từ các lĩnh vực Blockchain khác nhau. Nhờ đó, đã thiết lập một mạng lưới rộng lớn.

Share-based DAO

What is the LAO? | 👾 The LAO - FAQs
Nguồn: Internet

The Lao: The Lao là dự án nổi bật nhất trong các Quỹ đầu tư Phi tập trung, thành lập từ tháng 4/2020, hiện The Lao đã hoàn thành 35 khoản đầu tư, đa phần là các dự án trên Ethereum như Gitcoin, Zapper, Lido Finance,… The Lao là quỹ đầu tư hoạt động mạnh nhất trong các Quỹ đầu tư phi tập trung.

ConsenSys and EF Commit to MolochDAO to Fund Ethereum Development |  ConsenSys
Nguồn: Internet

MolochDAO: MolochDAO là một Tổ chức tự trị phi tập trung, được triển khai trên mạng chính Ethereum. Các thành viên góp vốn với mục đích duy nhất là cho đi tất cả để tài trợ cho cơ sở hạ tầng Ethereum như một hàng hóa công cộng kỹ thuật số thiết yếu.

Trường hợp sử dụng rộng hơn

Ngoài việc DAO được các công ty tiền mã hóa hay hoạt động tài chính áp dụng, nó còn lớn hơn thế:

  • Chính phủ: DAO sẽ tăng cường kiểm toán, bỏ phiếu, giám sát thực hiện hợp đồng, đấu thầu và nhiều quy trình,…
  • Tổ chức phi lợi nhuận: Cho phép cá nhân nhận quyên góp một cách ẩn danh và chấp nhận các thành viên từ mọi nơi trên thế giới. Các thành viên có thể bỏ phiếu về cách sử dụng số tiền quyên góp được.
  • Công ty Audit: Cải thiện hoạt động kiểm toán bằng cách cho phép quản lý dự án tự động, cải tiến theo dõi và bảo mật tốt hơn.

Tương lai của DAO

Hiện nay, sự phát triển của DAO được cho là gắn liền với Blockchain và tính phi tập trung. Bên cạnh đó, trong bối cảnh các tổ chức truyền thống đang ghi nhận nhiều sự việc liên quan đến việc lạm dụng quyền hạn, thao túng tài sản gây thiệt hại lớn đối với cả doanh nghiệp thì mô hình DAO càng được nhiều người trên thế giới quan tâm hơn cả.

Ngoài ra, thị trường tiền mã hóa đang ngày càng có những bước tiến lớn và tác động đáng kể đến đời sống, nguồn thu nhập của rất nhiều người dùng. Chưa kể đến việc thị trường này còn mở ra nhiều cơ hội để người dùng có thể dễ dàng tiếp cận và hưởng lợi, chẳng hạn như DeFi, NFT,… DAO xuất hiện và là nơi giúp cho người dùng trên toàn thế giới có thể trải nghiệm, cải thiện tài chính một cách tốt hơn.

Lời kết

Mặc dù còn nhiều vấn đề liên quan đến tính hợp pháp, bảo mật và cấu trúc, nhưng một số nhà phân tích và nhà đầu tư tin rằng loại hình DAO vẫn sẽ trở nên nổi bật, thậm chí có thể thay thế các doanh nghiệp có cấu trúc truyền thống.

Biên tập và tổng hợp – Bitcoincuatoi


* Thông tin trong bài viết chỉ mang mục tiêu chia sẻ và cung cấp kiến thức, không phải là lời khuyên tài chính. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Leave a Comment