Aurigami (PLY) là gì? – Tổng quan về nền tảng lending lớn nhất trên Aurora

Cũng giống như Solend trên Solana, BenQi trên Avalanche, Aurigami là thị trường tiền tệ để thiết lập nền tảng cốt lõi của nền kinh tế tài chính Aurora, cung cấp một nền tảng an toàn và bảo mật cho người dùng earn, lend và borrow. Kể từ khi ra mắt thông qua sự kiện phân phối token, TVL của Aurigami – giao thức nền tảng của Aurora, đã nhanh chóng cán mốc $171M. Với mức tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian ngắn, nền tảng này đang ngày càng thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư.

Trong bài viết này, Bitcoincuatoi sẽ phân tích đánh giá dự án lending hàng đầu trên Aurora nhé!

Aurigami là gì?

Nguồn: Aurigami

Aurigami là một giao thức thanh khoản phi tập trung, non – custodial (không lưu ký). Giao thức cho phép người dùng dễ dàng cho vay, mượn và kiếm lãi bằng tài sản kỹ thuật số của họ. 

Là thị trường cho vay đầu tiên trên Aurora, Aurigami đóng vai trò là giao thức nền tảng của Aurora, bổ sung cho cả giao thức hiện có và mới nổi để nuôi dưỡng sự phát triển của hệ sinh thái DeFi. Thị trường tiền tệ đóng vai trò là nền tảng cốt lõi của tất cả các nền kinh tế tài chính và với Aurigami, tài sản trên Aurora có thể được sử dụng một cách chiến lược và hiệu quả hơn. Cụ thể, tài sản nhàn rỗi của người dùng có thể được chuyển thành auTokens với mức lãi suất, đòn bẩy có thể đạt được thông qua vay thế chấp, các khoản vay có thể được triển khai ở nơi khác để có thêm lợi nhuận.

Cái tên Aurigami lấy cảm hứng từ Origami – nghệ thuật gấp giấy của Nhật Bản, giao thức kết hợp nhiều điểm nổi bật trong hệ sinh thái Aurora cùng nhau để tạo nên một sản phẩm tổng hợp cuối cùng.

Các tính năng của Aurigami

Deposits/ Withdrawals

Người dùng có thể gửi tiền không giới hạn vào giao thức. Việc rút tiền của người dùng sẽ khả dụng khi mà khoản tiền đó của người dùng không được sử dụng để thế chấp cho các khoản vay tài sản hoặc gây ra việc thanh lý khoản vay.

Người gửi tiền vào giao thức sẽ nhận được khoản thu nhập liên tục (tiền lãi) dựa trên số tiền gửi. auToken đại diện cho số dư tài sản của người dùng trong giao thức, auToken sẽ được mint dựa trên tài sản cơ bản được gửi vào giao thức (auUSDC, auDAI,..).

Borrow/ Repayments

Để vay tài sản trên Aurigami, người dùng sẽ phải đặt cọc tài sản để làm tài sản thế chấp. Theo mặc định, tài sản ký quỹ sẽ được kích hoạt làm tài sản thế chấp để vay.

Số tiền vay tối đa của người dùng tùy thuộc vào số tiền thế chấp mà người dùng gửi vào giao thức, số tiền này sẽ được hiển thị trong mục “Borrow Limit” trong tab “My Account“.

Việc trả nợ (repayments) sẽ được hiển thị tại mục “Borrows”.

Liquidation

Borrow limit

Hạn mức vay thể hiện tỷ lệ phần trăm của số tiền tối đa bạn có thể vay, dựa trên giá trị tài sản thế chấp của người dùng gửi ban đầu và khả năng thanh khoản. Hạn mức vay (borrow limit) = hiệu suất sử dụng vốn vay (borrow utilisation) ở mức 100%.

Borrow Utilisation

Hiệu quả sử dụng vốn vay là tỷ trọng của tổng tài sản thế chấp ký quỹ so với tổng giá trị tài sản đi vay. Phần trăm sử dụng càng thấp, tài sản thế chấp của người dùng càng an toàn:

  • Borrow Utilisation <75%: An toàn.
  • Borrow Utilisation từ 75% đến 90%: Chú ý vị thế.
  • Borrow Utilisation từ 90% đến 95%: Vui lòng cải thiện hiệu suất sử dụng vốn vay.
  • Borrow Utilisation > 95%: Rủi ro thanh lý cao.

Cải thiện hiệu suất bằng cách:

  • Hoàn trả một phần tài sản đã vay.
  • Thêm nhiều tài sản thế chấp.

Liquidations (Thanh lý)

Thanh lý xảy ra khi số tài sản đi vay của người vay vượt qua giới hạn vay (borrow limit). Trong trường hợp thanh lý xảy ra, người dùng sẽ bị thu giữ tài sản thế chấp từ có sẵn từ các khoản vượt qua ngưỡng thanh lý và thực hiện giao dịch thị trường giúp người vay trả nợ.

Điểm nổi bật của Aurigami

Nguồn: Aurigami
  • Dễ dàng tiếp cận và thu hút người dùng vì có một giao diện dễ sử dụng.
  • Người dùng dễ dàng kết nối với Aurigami thông qua việc gửi tài sản của mình vào giao thức để có thể thu lãi thụ động theo nhu cầu vay vốn của thị trường.
  • Người dùng có thể dụng tài sản ký gửi để làm tài sản thế chấp nhằm vay được các tài sản khác.
  • Việc Aurigami ra mắt sẽ mở rộng tối đa tiềm năng của Aurora từ đó phát triển hệ sinh thái NEAR Protocol nói chung.

Làm sao để tương tác với Aurigami?

Nguồn: Aurigami

Để tương tác với Aurigami, người dùng gửi tài sản của mình vào Aurigami để có thể thu lãi thụ động theo nhu cầu vay vốn của thị trường.

Ngoài ra tài sản ký gửi của người dùng có thể được dùng làm tài sản thế chấp để đi vay các tài sản khác. Tiền lãi thu được từ tài sản ký gửi sẽ giúp bù đắp các khoản lãi tích lũy từ việc đi vay.

Người gửi tiền/ người đi vay sẽ nhận lại được auTokens được sử dụng để rút tiền từ các pools. AuTokens có thể giao dịch và chuyển nhượng được.

Những rủi ro mà người dùng có thể gặp phải trên Aurigami

Trong DeFi thì luôn luôn tiềm ẩn những rủi ro. Các rủi ro liên quan đến giao thức có thể kể đến như rủi ro về smart contact và rủi ro về thanh lý. Aurigami đã giảm thiểu rủi ro bằng cách audits smart contract và giữ cho giao thức được công khai có mã nguồn mở.

  • Rủi ro smart contract: Aurigami sẽ tương tác với một số smart contract. Đây có thể là những rủi ro liên quan đến lỗi hoặc lỗ hổng bảo mật trên các smart contract dẫn đến việc mất mát tài sản của người dùng.
  • Rủi ro thanh lý: Các tải sản được gửi hoặc vay trên giao thức có thể giao động về giá trị do rủi ro hệ thống của các nền hoặc sự biến động về giá cả của thị trường bao gồm việc mất giá của một số tài sản cố định. Điều này dẫn đến việc thanh lý hoặc đóng vị thế của người dùng.
  • Audits: Kể từ khi ra mắt đến nay Aurigami đã trải qua 3 đợt audit smart contract và vẫn đang tiếp tục trong quá trình audit. Tuy nhiên, audit sẽ không hoàn toàn loại bỏ được hết những rủi ro trong smart contract vì vậy người dùng vẫn nên quản lý vốn khi tham gia vào nền tảng.

Token PLY là gì?

Thông tin cơ bản về token PLY

  • Tên token: Aurigami
  • Ticker: PLY
  • Blockchain: NEAR Protocol
  • Loại token: Utility, Governance
  • Tiêu chuẩn token: ERC-20
  • Tổng nguồn cung: 10,000,000,000
  • Nguồn cung lưu hành: Đang cập nhật…
  • Địa chỉ hợp đồng: 0x981bd5832eab9c8f607940e0e9facbf8c09ee20a

Phân bổ token PLY

Với tổng nguồn cung là 10,000,000,000, token PLY được phân bổ như sau:

Nguồn: Aurigami

40% nguồn cung cấp token sẽ được dành cho khai thác thanh khoản, với 0.5% trong số này được phát hành dưới dạng phần thưởng tiền khai thác mỗi tuần. Điều này có nghĩa là 20 triệu PLY sẽ được phân phối hàng tuần.

Lịch phát hành PLY

Đang cập nhật…

Token PLY được dùng để làm gì?

  • Staking: Người dùng có thể stake token để nhận rewards từ mạng lưới. 
  • Trả phí giao dịch: Người dùng sẽ phải trả phí giao dịch bằng token PLY. Lợi nhuận thu được từ hoạt động thu phí giao dịch sẽ được chia sẻ lại một phần cho các holders.
  • Governance: Holders PLY có thể tham gia vào việc biểu quyết trước các đề xuất phát triển của dự án như biểu quyết về phí giao dịch, burn token, các khoản chi phí cho sự phát triển dự án,…

Ví lưu trữ token PLY

Đang cập nhật…

Sở hữu token PLY như thế nào?

Hiện tại token PLY chưa được niêm yết trên bất cứ sàn giao dịch nào. Từ bây giờ cho đến một thời điểm mở bán, người dùng có thể kiếm trước $PLY thông qua các khoản tiền gửi /vay trên nền tảng.

Sàn giao dịch token PLY

Đang cập nhật…

Lộ trình dự án

Đang cập nhật…

Đội ngũ phát triển, quỹ đầu tư và đối tác

Đội ngũ phát triển

Hiện tại, đội ngũ của dự án vẫn đang ẩn danh.

Quỹ đầu tư & Đối tác

Nguồn: Aurigami

Aurigami đã kết thúc một vòng đầu tư, do Dragonfly Capital và Polychain Capital đồng dẫn đầu, với sự tham gia của Mechanism Capital, Amber Group, Jump Crypto, Coinbase Ventures, Alameda Research, Lemniscap, QCP Capital, DeFi Capital, Folius Ventures, D1 Ventures và Genblock Capital.

Các nhà đầu tư thiên thần bao gồm Alex Shevchenko, Giám đốc điều hành của Aurora; Julian Koh, Giám đốc điều hành của Ribbon; Bobby Ong & TM Lee, đồng sáng lập CoinGecko; Matthew Tan, Giám đốc điều hành của Etherscan; Alex Svanevik, Giám đốc điều hành của Nansen; Santiago R. Santos.

Lời kết

Dự án có một giao diện dễ sử dụng, tốc độ xử lý các giao dịch nhanh với phí mạng lưới thấp. Đây thật sự là một dự án rất tiềm năng vì hệ sinh thái Aurora đang ngày càng mở rộng cũng như phát triển nhanh chóng. 

Biên tập và tổng hợp – Bitcoincuatoi


Thông tin trong bài viết chỉ mang mục tiêu chia sẻ và cung cấp kiến ​​thức, không phải là lời khuyên tài chính. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Leave a Comment