Trade coin là gì? Các thuật ngữ trader cần biết

Trade coin có thể xem là một hình thức kiếm tiền không còn xa lạ. Đã có rất nhiều nhà đầu tư kiếm được kha khá nhưng cũng có người phải “ngậm trái đắng” khi tham gia bộ môn trade coin này. Vậy trade coin là gì? Có mấy loại hình trade coin? Hãy cùng Bitcoincuatoi tìm hiểu ở bài viết này. 

Trade coin là gì?

Trade coin là hoạt động mua và bán coin trên các sàn giao dịch để tìm kiếm lợi nhuận.

Khác với hình thức “hold coin” đầu tư trong dài hạn, trade coin là hoạt động thường sẽ chỉ diễn ra trong ngắn hạn, nó có thể diễn ra trong vài ngày, vài giờ hoặc thậm chí vài phút. Những người tham gia hoạt động trade coin được gọi là “Trader”.

Các loại hình trade coin

Spot (Giao ngay)

Giao dịch Spot xảy ra khi các trader muốn giao dịch tài sản theo giá hiện hành của thị trường. Các giao dịch trên Spot Market sẽ được giải quyết ngay khi lệnh của cả người mua và người bán cùng được thực hiện.

Sàn giao dịch Spot hoạt động như một nền tảng trung gian. Tại đây, người mua và người bán có quyền đặt ra giá mua và giá bán cho các tài sản tiền mã hoá mình muốn. Khi một giá bán hoặc mua được khớp, sàn sẽ ngay lập tức thực hiện việc giao dịch. Sàn giao dịch Spot hoạt động 24/7 nên cho phép người mua và bán tiền mã hoá vào bất cứ thời điểm nào.

Nhìn chung, thị trường Spot sẽ biến động lớn và phản ánh tâm lý của các nhà đầu tư. Thông thường những yếu tố tâm lý này sẽ thúc đẩy họ mua hoặc bán. Các trader trong thị trường Spot chủ yếu sử dụng các kỹ thuật phân tích cơ bản, và kết hợp các phương pháp phân tích kỹ thuật khác nhau để đưa ra quyết định giao dịch. 

Future (Hợp đồng tương lai)

Hợp đồng tương lai là một loại sản phẩm giao dịch phái sinh. Hợp đồng tương lai cho phép các nhà đầu tư giao dịch mà không cần phải nắm giữ loại tiền mã hóa đó và đảm bảo họ có thể mua hoặc bán một loại tiền mã hóa này với mức giá đã định trong tương lai. Tất nhiên, nếu giá di chuyển theo hướng ngược lại mà trader mong muốn, họ có thể phải trả lại nhiều hơn giá thị trường hoặc bán nó với giá thua lỗ. Hợp đồng tương lai có thể giúp bảo vệ anh em khỏi sự biến động và những thay đổi bất lợi về giá.

Ví dụ, trong trường hợp hợp đồng tương lai Bitcoin, tài sản cơ bản là Bitcoin. Anh em dự đoán giá Bitcoin sẽ tăng trong thời gian tới, anh em có thể giữ vị thế Long. Ngược lại, anh em giữ vị thế Short để giảm tác động của việc thua lỗ khi giá Bitcoin giảm.

Margin (Giao dịch ký quỹ)

Margin có thể hiểu là một hình thức giao dịch sử dụng đòn bẩy tài chính. Margin cho phép trader vay và sử dụng tài sản ký quỹ của một bên thứ ba để xuống lệnh giao dịch. Với hình thức này, anh em có thể mua được số lượng coin lớn hơn nhiều lần tài sản anh em hiện có. Nhưng một yếu tố quan trọng cần ghi nhớ đó là giá thanh lý. Khi thị trường đạt đến giá thanh lý, sàn giao dịch sẽ tự động đóng một vị thế. Điều này được thực hiện để các trader chỉ mất tiền của chính họ chứ không phải số tiền đã cho họ vay.

Ví dụ, thay vì một trader mở một vị thế mua $100 Bitcoin. Sau đó, giá tăng 10%, người này sẽ kiếm được $10 lợi nhuận. Nếu cùng một trader này sử dụng thực hiện cùng một giao dịch bằng cách sử dụng đòn bẩy 5x, lợi nhuận của họ sẽ là $50 (10 x 5 = 50). Một số trader có thể sử dụng đòn bẩy lên tới 10x, 50x hoặc thậm chí 100x. Điều này dĩ nhiên có thể đem lại cho họ một khoảng lợi nhuận khổng lồ, nhưng nó cũng đi kèm với mức độ rủi ro cao hơn rất nhiều. 

Option (Hợp đồng quyền chọn) 

Hợp đồng quyền chọn là một loại hợp đồng phái sinh mà ở đó, nhà giao dịch có thể có quyền mua hoặc bán một loại tài sản cơ sở trong một thời điểm ở tương lai với mức giá định trước. Hợp đồng quyền chọn có 2 loại: quyền chọn mua và quyền chọn bán.

Call option (Quyền chọn mua)

Trong quyền chọn mua, người mua có quyền mua một lượng coin nhất định theo mức giá đã thỏa thuận từ trước. Dĩ nhiên, người mua sẽ phải trả cho người bán một khoản phí gọi là phí quyền chọn. Do đó, khi người mua thực hiện quyền, người bán có trách nhiệm phải bán một lượng coin với mức giá đã thỏa thuận trước. 

Put option (Quyền chọn bán)

Cũng tương tư như vậy, người mua quyền chọn bán phải trả một lượng phí quyền chọn cho người bán quyền chọn. Sau đó, bên bán phải mua một lượng coin từ người mua quyền chọn theo một mức giá đã thỏa thuận trước. 

Một số thuật ngữ mà trader nên biết

Các thuật ngữ thường dùng

  • Sharks, whales: Chỉ một hoặc một nhóm người nắm giữ một lượng coin đủ lớn.
  • Pump: Khi giá tăng mạnh 
  • Dump: Giá giảm mạnh
  • Market capitalization (Vốn hóa thị trường): Là tổng vốn hóa của tất cả các coin hiện có trên thị trường tiền mã hóa cộng lại. 
  • Support threshold (Ngưỡng hỗ trợ): Là vùng giá mà khi giá giảm xuống sẽ được buyer hỗ trợ tăng trở lại.
  • Resistance level (Mức kháng cự): Là vùng giá mà khi giá tăng lên sẽ được seller hỗ trợ để giảm xuống.
  • Long: Khi một trader vay tiền từ bên thứ 3 để mua coin liên tục với hy vọng giá sẽ cao hơn nữa. Long được sử dụng trong ký quỹ, khi giá coin lên cao hơn, anh em sẽ chỉ phải trả lại mức giá bằng với mức khi anh em vay tiền.
  • Short: Khi một trader bán coin với hy vọng rằng giá coin sẽ giảm để mua lại. Short được dùng trong ký quỹ, khi giá xuống anh em vẫn còn dư sau khi trả xong nợ cho bên thứ ba.

Các thuật ngữ khi thực hiện lệnh

  • Stop-Loss (cắt lỗ): Khi anh em cảm thấy giá coin sẽ đi xuống, anh em thực hiện lệnh bán ở stop-loss đã đặt ra để giảm thiểu mức lỗ.
  • Stop-Limit: Đặt lệnh để được khớp tự động khi mua và bán ở một mức giá cụ thể. Tức là ví dụ anh em muốn bán Bitcoin của mình ở giá $30,000 và thay vì theo dõi từng phút giá lên xuống, anh em có thể đặt lệnh stop-limit.
  • Take Profit (chốt lời): Khi anh em cảm thấy đây là mức giá thích hợp để bán ra và kiếm lời
  • Volume: Khối lượng giao dịch của đồng coin đó trong một phiên giao dịch, thương sẽ tính trong 24 giờ.
  • Lệnh Market: Là lệnh được thực hiện mua và bán tức thì với mức giá hiện tại của thị trường.
  • Lệnh Limit: Là lệnh có thể giúp anh em mua hoặc bán với mức giá mong muốn hoặc mức giá tốt hơn giá thị trường

Trade coin ở đâu?

Hiện nay, trên thị trường có vô số sàn giao dịch, trong đó có anh em có thể tham khảo một số sàn dưới đây:

Sàn CEX

CEX là viết tắt của từ “Centralized Exchange”. Sàn giao dịch tập trung có thể hiểu là một tổ chức trung gian hay một bên thứ 3 điều phối giao dịch giữa người mua và người bán. Họ là những người hỗ trợ, vận hành và cung cấp các dịch vụ cho phép người dùng mua, bán và trao đổi tài sản tiền mã hóa. 

Hiện nay có không ít sàn giao dịch cho trader trải nghiệm, trong đó anh em có thể tham khảo một số sàn giao dịch uy tín như:

Sàn DEX

Sàn giao dịch phi tập trung (Decentralized Exchange) thực chất là một thị trường peer-to-peer, nơi mà người dùng có thể giao dịch ngang hàng mà không phải qua trung gian tài chính. Các giao dịch của người dùng được thực hiện nhờ vào các thuật toán tự động cũng như các hợp đồng thông minh (smart contract) dựa trên blockchain.

Ngoài ra, một số sàn DEX uy tín khác anh em có thể tham khảo là:

  • UniSwap
  • PancakeSwap
  • Raydium
  • SushiSwap

Lời kết

Phía trên là một số loại hình trade coin phổ biến hiện nay trong thị trường, anh em có thể cân nhắc tham khảo và lựa chọn hình thức giao dịch phù hợp với mình. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho anh em trong quá trình nghiên cứu đầu tư,

Chloe


*Thông tin trong bài viết chỉ mang mục tiêu chia sẻ và cung cấp kiến thức, không phải là lời khuyên tài chính. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.


Leave a Comment