Sàn FTX là gì? Tổng quan về sàn CEX vượt mặt Coinbase

Với sự phát triển của thị trường crypto hiện nay, hàng loạt sàn giao dịch tiền mã hóa ngày càng mọc lên như nấm. Với loạt sàn mới nổi thì FTX hiện đang là cái tên nổi bật nhất khi đánh bại cả Coinbase để trở thành sàn giao dịch thứ 2 thị trường theo volume. Vậy sàn FTX là gì? Và điều gì đã giúp FTX đánh bại cả Coinbase? Hãy cùng Bitcoincuatoi tìm hiểu trong bài viết này! 

Sàn FTX là gì? 

Sàn FTX hay FTX Exchange là một trong các sàn giao dịch tiền mã hoá hàng đầu chuyên về các sản phẩm phái sinh và đòn bẩy. Sàn FTX được thành lập vào năm 2019 bởi Sam Bankman-Fried hay còn gọi là Sam Xoăn – cựu sinh viên MIT và cựu nhà giao dịch quỹ trao đổi quốc tế của Jane Street Capital.

Ngoài ra, sàn FTX là một sàn giao dịch tiền mã hoá được xây dựng bởi các trader, dành cho các trader. Cùng với đó, sàn cũng cam kết sẽ luôn cung cấp cho các trader dịch vụ tốt nhất. 

Come iscriversi a FTX Exchange e ottenere un BONUS di €30

Cơ sở hoạt động chính của FTX là tại HongKong. Sàn giao dịch thuộc sở hữu của FTX Trading Limited, một công ty được thành lập tại Antigua và Barbuda.

Sản phẩm chính của sàn FTX

Sàn FTX hiện đang cung cấp một loạt các sản phẩm giao dịch, bao gồm Spot, Futures Contracts, Option , Leveraged Tokens (Margin) và OTC. 

Spot (Giao dịch tức thì)

FTX cung cấp hơn 100 cặp giao dịch spot khác nhau cũng như các loại coin hàng đầu, chẳng hạn như BTC, ETH, BNB, XRP,…

Futures (Hợp đồng tương lai)

Các trader có thể đặt lệnh long và short với các loại tiền mã hóa hàng đầu bằng cách sử dụng hơn 100 cặp hợp đồng tương lai (theo quý hoặc vĩnh cữu) với biên lợi nhuận lên đến 101 lần. Các stablecoin chẳng hạn như Tether (USDT) sẽ được sử dụng làm tài sản để mở và duy trì vị thế.

Leveraged Tokens (Margin)

FTX cung cấp token dựa trên mạng lưới ERC20 cho phép các trader giao dịch với mức đòn bẩy gấp 3 lần so với các cặp giao dịch cơ bản. 

Option (giao dịch quyền chọn)

Các trader có thể suy đoán về hướng giá trong tương lai cũng như bảo vệ các vị thế mở của họ với một loạt các quyền chọn mua và quyền chọn cung cấp nhưng không có nghĩa vụ mua hoặc bán ở mức giá thực tế trong tương lai.

MOVE

Các hợp đồng này cho phép trader stake giá của một loại tiền mã hóa sẽ di chuyển bao xa trong một khoảng thời gian nhất định, bất kể giá tăng hay giảm. Về cơ bản, hợp đồng này là một loại trò chơi dựa trên sự biến động giá. Miễn là giá biến động tăng hoặc giảm, hợp đồng sẽ sinh ra lợi nhuận. 

Phí giao dịch trên sàn FTX

Phí nạp rút tiền

FTX không tính phí nạp và rút đối với các tài sản tiền mã hóa. Cụ thể, đối với các khoản rút Bitcoin lớn hơn 0.01 BTC đều sẽ miễn phí. Rút dưới 0.01 Bitcoin mỗi ngày sẽ bị tính phí 0.1% cho lần rút đầu tiên, những lần sau không tốn phí. Ngoài ra, sàn cũng miễn phí cho các khoản rút tiền Fiat có giá trị hơn 5,000 USD. 

Phí giao dịch

phí giao dịch FTX

Phí giao dịch cao nhất đối với Maker là 0.02% và với Taker là 0.07%. Đối với người dùng đang giữ một lượng FTT nhất định trong một thời gian sẽ trả một mức phí thấp hơn với 0.003%. Điều này giúp gia tăng nhu cầu về FTT của người dùng. 

Phí khác

Sàn FTX hiện có khá nhiều ưu đãi về các loại phí

  • Các token được sử dụng có phí tạo và mua lại là 0.10%, phí quản lý hàng ngày là 0.03%.
  • Sử dụng ký quỹ > x50 làm tăng phí giao dịch thêm 0.05%. Một nửa trong số đó được trả cho quỹ bảo hiểm.
  • Không có phí giao dịch OTC.

Ưu điểm và nhược điểm của sàn FTX

Ưu điểm 

  • Miễn phí nạp và rút tài sản 
  • Hỗ trợ tiếng việt cho người dùng Việt Nam
  • Có app hỗ trợ cho hệ thống iOS và Android trên thiết bị di động
  • Đa dạng các loại tiền mã hóa và sản phẩm
  • Sàn FTX có token sàn là FTT, có thể hỗ trợ giảm phí giao dịch
  • Giao diện dễ dùng, mượt mà giúp tối ưu trải nghiệm người dùng
  • Cung cấp đầy đủ API Key cho các anh em muốn sử dụng tool bên thứ 3 để giao dịch.
  • Có tính năng sub-account, tiện cho người dùng muốn phân chia portfolio mà không cần tạo tài khoản khác.

Nhược điểm

  • Giao diện bản PC chưa đẹp mắt.
  • Lịch sử giao dịch hiển thị không chi tiết.
  • Một số quốc gia gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận với sàn.

Token FTT là gì?

FTT là token của hệ sinh thái FTX và sẽ đóng vai trò thế chấp cho các vị thế tương lai, được chiết khấu phí giao dịch, nhận các khoản giảm giá OTC và hơn thế nữa. 

Thông tin chi tiết về token FTT

  • Tên: FTX Token.
  • Ticker: FTT.
  • Contract (Ethereum): 0x50d1c9771902476076ecfc8b2a83ad6b9355a4c9
  • Blockchain: Ethereum
  • Tiêu chuẩn token: ERC-20.
  • Loại token: Utility Token (tiện ích), Exchange Token (trao đổi).
  • Tổng cung: 332,941,964 FTT.
  • Nguồn cung lưu hành: 137,072,628 FTT.

Phân bổ token FTT

  • Công ty: 25% (87,500,000 FTT)
  • Quỹ thanh khoản: 20% (70,000,000 FTT)
  • Team: 20% (70,000,000 FTT)
  • Quỹ bảo hiểm: 5% (17,500,000 FTT)
  • Quỹ dự phòng: 5% với (17,500,000 FTT)
  • Cố vấn: 5% với (17,500,000 FTT)
  • Quỹ hệ sinh thái: 10% với (35,000,000 FTT)
  • Quỹ khuyến khích người dùng: 10% với (35,000,000 FTT)

Token FTT được dùng để làm gì?

Trong hệ sinh thái FTT, token FTT được sử dụng để làm:

  • Phí giao dịch: Phí giao dịch hợp đồng tương lai FTX thấp hơn và chênh lệch OTC cũng chặt chẽ hơn so với các sàn giao dịch khác.
  • Burn (đốt): Một phần ba doanh thu từ FTX khi thu các loại phí sẽ được dùng để mua lại token FTT. Số token này sẽ được burn cho đến khi số FTT trên sàn chỉ còn một nửa. 
  • Làm tài sản thế chấp: Để tăng nhu cầu về FTT trong dài hạn, nó có thể được sử dụng làm tài sản thế chấp trong giao dịch tương lai.

Ngoài ra, anh em cũng có thể stake token FTT để nhận được một số lợi ích như:

  • Được trả phí giới thiệu (Referral rate) khi giới thiệu người khác sử dụng sàn.
  • Nhận được FTX Swag NFT
  • Có thể nhận Airdrop trong tương lai
  • Quyền VOTE
  • Tham gia các sự kiện IEO

Cách kiếm và sở hữu token FTT

Anh em có thể tiến hành giao dịch, mua bán token FTT trên các sàn giao dịch có niêm yết FTT như Binance, KuCoin, UniSwap, MEXC Global hoặc trên chính sàn giao dịch FTX của nó. 

Lưu trữ token FTT

Anh em có thể lưu trữ FTT trong một số loại ví như Metamask, MyEtherWallet, Trezor,.. hoặc tại ví của các sàn có niêm yết token này.

Đội ngũ, đối tác và tổ chức từ thiện

Đội ngũ phát triển 

Đứng sau FTX là một đội ngũ “all-star” với CEO là Sam Bankman-Fried (Sam Xoăn) và Gary Wang – kỹ sư phần mềm tại Google trước khi thành lập FTX. Ngoài ra, các thành viên trong đội ngũ đứng sau FTX còn có thể kể đến Nishad Singh, trưởng bộ phận kỹ thuật, người từng là kỹ sư phần mềm tại Facebook trước khi đến với FTX, hay Constance Wang, Dan Friedberg và Can Sun. 

Đội ngũ phát triển của sàn FTX

Đối tác 

FTX tự hào đã hợp tác với nhiều công ty crypto hàng đầu như Multicoin Capital, Circle, Paxos Pax, Trust token TUSD, Proof of Capital,… và dự kiến con số đối tác sẽ còn tăng lên trong tương lai. 

Đối tác của sàn FTX

Tổ chức từ thiện

Một trong các mục tiêu thành lập của FTX đó là quyên góp cho các tổ chức từ thiện trên thế giới. Các trụ sở và nhân viên của FTX đã quyên góp hơn 10 triệu USD để giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống cũng như đảm bảo một tương lai tươi sáng hơn. 

Các tổ chức từ thiện FTX quyên góp

Lời kết

Với những bước phát triển vững chắc của mình, FTX đã vượt mặt Coinbase vươn lên vị trí thứ hai các sàn CEX lớn nhất khi xét về khối lượng giao dịch. 

Ngoài ra, mặc dù đã thành lập từ năm 2019 nhưng cho tới nay FTX vẫn chưa ghi nhận một vụ lùm xùm nào liên quan đến việc hacker xâm nhập hay làm mất data người dùng. Nếu là người mới, muốn tìm một sàn giao dịch với chi phí thấp, anh em có thể tham FTX. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho anh em trong quá trình nghiên cứu đầu tư. 

Biên tập và tổng hợp – Bitcoincuatoi


*Thông tin trong bài viết chỉ mang mục tiêu chia sẻ và cung cấp kiến thức, không phải là lời khuyên tài chính. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Leave a Comment