Tác động từ căng thẳng chính trị giữa Nga & Ukraine lên thị trường Crypto

Những ngày qua, Nga và Ukraine trở thành tâm điểm trên các mặt báo và nhiều phương tiện truyền thông đại chúng. Cuộc xung đột này đã ảnh hưởng đến nền kinh tế tài chính nói chung và Crypto nói riêng. Vậy nó ảnh hưởng như thế nào, bài viết dưới đây sẽ là câu trả lời dành cho bạn.

Tóm tắt xung đột giữa Nga & Ukraine

Bối cảnh của Ukraine

Vào tháng 12/1991, Ukraine trưng cầu dân ý về việc tách rời Liên Xô và xây dựng một quốc gia độc lập. Trong lúc đó Nga, Ukraine cùng Belarus (các thành viên cũ của Liên Xô) thành lập Cộng hòa các quốc gia độc lập riêng. Mặc dù tuyên bố độc lập riêng, nhưng các nước này vẫn có nhu cầu liên kết với nhau về chính trị, văn hóa, kinh tế… 

Nhưng 5 năm sau, Ukraine tìm cách thoát khỏi sự kiểm soát của Nga, họ hướng về phương Tây và muốn gia nhập liên minh quân sự tổ chức NATO (North Atlantic Treaty Organization – Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương) do Mỹ đứng đầu.

Ngoài ra, trong nội bộ của Ukraine (dưới sự tác động của nhiều yếu tố) cũng xảy ra những mâu thuẫn về việc nên về phía Nga hay là phía các nước phương Tây. Điều này dẫn đến tình hình chính trị trong nước rất bất ổn.

Vào cuối năm 2013, tổng thống Ukraine (khi đó đang về phía Nga) đã từ chối một thỏa thuận quan trọng với liên minh châu Âu. Việc làm này khiến những người dân theo phương Tây ở Ukraine rất bất bình. Theo đó, vào năm 2014, họ đã lật đổ cả chính phủ đương thời và lập ra một chính phủ mới (thân với phương Tây hơn). 

Dựa trên cơ sở bất ổn chính trị, vào năm 2014, Nga đã đưa quân đội ra chiếm đóng Crime (mục tiêu chính là cảng Sevastopol). Để hợp thức hoá điều đó, Nga đã thực hiện một vài hoạt động chính trị, nhận được sự ủng hộ của người dân địa phương và công khai sáp nhập Crimea dù không nhận được sự đồng tình của Liên hợp quốc. Trong nội bộ ở trên đất liền của Ukraine, Nga cũng thực hiện các hoạt động can thiệp chính trị và quân sự với việc hậu thuẫn cho Lực lượng Ly khai.

Cuộc giao tranh thời điểm đó đã khiến hơn 10 nghìn người chết. Bên cạnh đó, Nga cũng thực hiện các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Ukraine khiến nền kinh tế nước này sa sút. Vì vậy, Ukraine phải ký lệnh ngừng đánh nhau với phe Ly khai vào năm 2015 . Nhưng đây chỉ là thỏa thuận tạm ngừng giao tranh, chứ chưa giải quyết được các bế tắc chính trị trong khu vực.

Nguyên nhân dẫn đến xung đột

Tuy đã ký một hiệp ước vào năm 2015 nhằm ổn định kinh tế, nhưng các nước NATO vẫn liên tục viện trợ vũ khí, máy bay, tàu ngầm, tên lửa,… cho Ukraine. Điều này đã đe dọa đến sự an toàn của Nga. 

Việc Ukraine tham gia NATO sẽ gây tổn thất nặng nề và ảnh hưởng lớn đến an ninh cũng như kinh tế của Nga.

Động thái của Nga trong thời gian qua

Để ngăn chặn viện trợ của NATO dành cho Ukraine, Nga buộc phải đưa quân sang biên giới Ukraine để đảm bảo an ninh quốc gia, đe dọa Mỹ (quốc gia luôn đối đầu với Nga) phải đảm bảo Ukraine không gia nhập NATO.

  • Ngày 17/2, Nga được cho là “nổ phát súng đầu tiên” vào các ngôi làng ở vùng Luhansk của Ukraine. 
  • Ngày 18/2, Ukraine tuyên bố chấp nhận Bitcoin và tin tức về Tổng thống Biden chuẩn bị ký Mệnh lệnh Hành pháp thứ 81 có liên quan đến Crypto được đưa ra. 
  • Mỹ thảo luận về việc đưa đại sứ quán ra khỏi Ukraine, đồng thời hối thúc Tổng thống Ukraine đến Lviv ở miền Tây Ukraine để giữ an toàn.
  • Ngày 22/2, Putin ký sắc lệnh công nhận nền độc lập của Donetsk và Luhansk, đồng thời yêu cầu đưa quân Nga vào hai khu vực trên với lý do là “gìn giữ hòa bình”.
  • Các nước phương Tây đã lên tiếng chỉ trích và đưa ra các biện pháp để “trừng phạt” Nga trước sắc lệnh trên.
  • Ngày 24/2, Nga quyết định đưa quân đội vào miền đông Ukraine, cũng như các biện pháp trừng phạt của Mỹ và phương Tây nhằm vào Moscow.

Tại sao Ukraine quan trọng với Nga và Mỹ

Vị trí chiến lược về an ninh và quân sự

Ukraine có vị trí địa lý nằm ở giữa Nga và các nước Tây Âu, bao gồm rất nhiều nước trong khối NATO. Nếu có được Ukraine làm đồng minh thì Nga sẽ có thêm một tấm khiên phòng vệ trước NATO; và ngược lại, nếu Ukraine gia nhập NATO, Mỹ sẽ có một lớn thế rất lớn với vị trí chiến lược này.

Sở hữu bán đảo Crimea

Là một bán đảo sở hữu cảng Sevastopol, là một cảng biển nước sâu và không bị đóng băng trong mùa đông. Cũng là một vị trí chiến lược cho việc giao thương hàng hoá của Nga.

Tài nguyên thiên nhiên dồi dào

  • Ukraine là nước nằm trong top 5 đất nước có tổng giá trị tài nguyên thiên nhiên lớn nhất Thế giới.
  • Về trữ lượng than, Ukraine sở hữu gần 33.9 tỷ tấn, đúng vị trí thứ 7 trên Thế Giới.
  • Vị trí thứ 3 ở châu Âu (vị trí thứ 13 trên Thế giới) về trữ lượng khí đá phiến (22 nghìn tỷ mét khối).
  • Đứng thứ nhất ở Châu Âu về trữ lượng quặng uranium có thể phục hồi được.
  • Đứng thứ 2 Châu Âu và đứng thứ 10 thế giới về trữ lượng quặng Titan
  • Đứng thứ 2 trên thế giới về trữ lượng quặng Mangan.
  • Đứng thứ 2 Châu Âu về trữ lượng quặng Thủy ngân.

Quốc gia Nông nghiệp quan trọng

  • Đứng 1 Châu Âu về diện tích đất canh tác
  • Đứng thứ 3 thế giới về diện tích đất đen (25% thể tích thế giới)
  • Đứng thứ nhất thế giới về xuất khẩu hướng dương và dầu hướng dương
  • Sản xuất lớn thứ 3 và xuất khẩu ngô lớn thứ 4 trên thế giới.
  • Sản xuất khoai tây lớn thứ 4 trên thế giới.
  • Nhà sản xuất lúa mạch đen lớn thứ 5 trên thế giới.

Quốc gia Công nghiệp quan trọng

  • Đứng đầu Châu Âu về sản xuất Amoniac 
  • Hệ thống đường ống dẫn khí đốt tự nhiên lớn thứ 2 của Châu Âu và thứ 4 trên thế giới.
  • Lớn thứ 3 ở Châu Âu và lớn thứ 8 trên thế giới về công suất lắp đặt của các nhà máy điện hạt nhân.
  • Nước xuất khẩu sắt lớn thứ 3 trên thế giới Nước xuất khẩu tua bin cho nhà máy điện hạt nhân lớn thứ 4 trên thế giới
  • Nhà sản xuất bệ phóng tên lửa lớn thứ 4 thế giới

Những tác động từ xung đột này lên thị trường tài chính thế giới

Xung đột giữa Nga và Ukraine sẽ tác động tới thị trường tài chính thông qua:

  • Trừng phạt kinh tế, kiểm soát nguồn cung khiến giá cả hàng hoá gia tăng.
  • Kéo theo đó là lạm phát buộc các Ngân hàng Trung ương lớn phải nâng lãi suất.

Tuy chúng ta chưa thấy những hành động cụ thể đến từ phía Nga trên thị trường hàng hoá, nhưng có vẻ như nhà đầu tư cũng như các công ty sản xuất đã và đang đặt cược vào kịch bản này. Theo đó chúng ta có thể thấy xu hướng dòng tiền hiện tại trên thị trường hàng hoá:

  • Dầu tiếp tục xu hướng tăng tiến gần hơn tới mốc $100.
  • Vàng đã tăng khoảng 3% (7D).
  • Lúa mì tăng 3.5% (7D).
  • Ngô tăng 1.8% (7D).

Ở trên các thị trường như tiền tệ, cổ phiếu, trái phiếu,… chúng ta cũng thấy một sự dịch chuyển của dòng tiền dưới tác động của kế hoạch tăng lãi suất từ phía các NHTW:

  • S&P 500 Futures giảm hơn 2%.
  • Chỉ số Nasdaq (chỉ số gồm nhiều các công ty công nghệ) giảm 2%.
  • Stoxx Europe giảm 2.7%.
  • Bond yield giảm (xu hướng mua vào trái phiếu).

Tác động của xung đột này lên thị trường Crypto

Không chỉ riêng tài chính toàn cầu mà cả thị trường Crypto cũng phản ứng tiêu cực trước những thông tin trên. Vào ngày 22/02, sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh đưa quân vào các khu vực ly khai ở miền đông Ukraine, Bitcoin đã trượt về mức $36,000 và hàng loạt lệnh thanh lý nổ ra với tổng giá trị gần 400 triệu USD trong vòng 24h.

Trong hôm nay, hàng loạt các phương tiện truyền thông đã đưa tin về vụ nổ ở một số khu quân sự ở Ukraine khi tổng thống của đất nước – Volodymyr Zelensky nói rằng “Putin đã phát động một cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine”. Nhà lãnh đạo nước này nói rõ thêm rằng các cuộc tấn công đã được thực hiện nhằm vào các trụ sở quân sự, nhà kho và sân bay ở Kharkiv, Dnipro và thậm chí cả Kyiv.

Tin tức đã khiến thị trường tiền điện tử chìm trong sắc đỏ, khi tổng vốn hóa mất khoảng 180 tỷ USD trong khi hầu hết các đồng tiền đều giảm hai chữ số trong 24 giờ qua. Trong đó, Bitcoin dump mạnh hơn 14% từ mức cao nhất trong 24h là $39,249 về mức thấp nhất hiện tại là $34,347 cùng 250 triệu USD đã bị thanh lý.

Nguồn: Internet

Nếu như cuộc khủng hoảng địa chính trị kéo dài, Bitcoin sẽ tiếp tục giảm hay là tài sản trú ẩn an toàn (như vàng) vẫn còn là câu hỏi. Tuy nhiên, chiến tranh xảy ra khiến các NHTW tăng mạnh lãi suất thì Bitcoin có lẽ sẽ chịu áp lực bán trong ngắn hạn nhưng không giảm quá nhiều. 

* Đây không phải là lời khuyên đầu tư

Lời kết

Về bản chất, đây là cuộc đối đầu giữa Nga và NATO (đứng đầu là Mỹ) thông qua căng thẳng địa chính trị ở Ukraine. Và mục tiêu cuối cùng vẫn là sở hữu các lợi ích về kinh tế cũng như nguồn lực.

Những ngày qua, thị trường liên tục “đảo chiều” và chưa có xu hướng xác định. Vì vậy, khoảng thời gian này khá bất ổn nên mọi người không nên quá hấp tấp đầu tư mà hãy chờ đợi thời điểm thuận lợi hơn để “mạnh tay” đầu tư nhé!

Biên tập và tổng hợp – Bitcoincuatoi


Thông tin trong bài viết chỉ mang mục tiêu chia sẻ và cung cấp kiến ​​thức, không phải là lời khuyên tài chính. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Leave a Comment