Non-Fungible Tokens đã bị bỏ rơi quá lâu

Thực chất, Non-Fungible Token, viết tắt là NFT (token không thể thay thế) đã tồn tại trên Ethereum dưới dạng ERC-721 kể từ năm 2017. Nhưng mãi đến gần đây, nó mới bắt đầu nhận được sự quan tâm của cộng đồng.

Trong bài viết này mình sẽ giữ nguyên thuật ngữ Non-Fungible Token (NFT) để nói về token không thể thay thế này nhé.

Non-Fungible Tokens là gì?

Non-Fungible Token (NFT) tồn tại trên Ethereum dưới dạng ERC-721. ERC-721 trái ngược với ERC-20, là các token có thể thay thế được trên Ethereum.

Mặc dù các token dưới dạng ERC-20 đều giống nhau, nhưng mỗi token ERC-721 đều là duy nhất.

Lấy Đô la Mỹ làm ví dụ. Đô la là đồng/tiền giấy có thể thay thế được và mọi đồng/ tiền giấy Đô la mà bạn nhận được đều có giá trị như nhau. Do đó, Đô la Mỹ tương ứng với token ERC-20 trên Ethereum.

Mặt khác, bạn có một vé xem phim. Trong vé này, ngày chiếu, suất chiếu và chỗ ngồi cụ thể của bạn được chỉ định rõ ràng. Chúng ta chỉ có một vé như vậy tương ứng với một ngày nhất định và một chỗ ngồi nhất định, không thể thay đổi sang ngày hay chỗ ngồi khác. Theo nghĩa đó, vé của bạn là duy nhất và trên Ethereum nó tương ứng với token ERC-721.

Các trường hợp sử dụng

Bây giờ bạn đã hiểu NFT (token không thể thay thế) thực sự là gì, vậy bạn có đang thắc mắc là nó được dùng trong trường hợp nào là hợp lý không?

Tôi sẽ kể bạn nghe câu chuyện về Ntrak, một công ty Đường sắt. Sau khi đọc xong, bạn sẽ hiểu hơn về lợi ích của NFT trong doanh nghiệp.

Hãy tưởng tượng bạn là Giám đốc của Ntrak. Để tối đa hóa lợi nhuận của bạn, bạn cần phải tối đa hóa tỷ suất sử dụng.

Bạn biết rằng tốt nhất là doanh nghiệp nên bán hết vé càng sớm càng tốt. Điều này cho phép bạn có được nguồn tiền ổn định và lập kế hoạch bán hàng trước cho phù hợp. Tốt nhất, bạn nên bán tất cả vé cho mùa hè năm sau trước một năm.

Thực tế khách hàng của bạn, những người sẽ ngồi trên chuyến tàu trong mùa hè tới vẫn chưa có kế hoạch du lịch thì làm sao họ mua vé trước được. Do đó, bạn quyết định phát hành token ERC-721, cho phép chuyển nhượng mỗi vé mà bạn định bán.

Vé sẽ được phát hành dưới dạng token ERC-721 cho người trung gian, bao gồm các đại lý du lịch và những người tham gia thị trường khác. Họ là những người tin rằng họ có thể bán chúng sau này với giá đắt hơn, từ đó sinh lời. Tuy nhiên, với mọi cơ hội kinh doanh đều có rủi ro. Do thời tiết hoặc sự bùng phát của đại dịch toàn cầu, nhu cầu mua vé tàu có thể giảm vào mùa hè năm sau.

Người trung gian nhận thức được những rủi ro này và sẽ tìm ra chiến lược phù hợp nhất với họ: chấp nhận rủi ro hoặc giảm thiểu rủi ro bằng cách tham gia bảo hiểm. Bảo hiểm chống lại những kết quả bất lợi như vậy có sẵn trên các thị trường dự đoán như Augur. Bạn có thể mua token do Augur Foundry phát hành trên bất kỳ sàn giao dịch phi tập trung nào:

Quay lại Ntrak, họ đã chuyển rủi ro bán vé trong tương lai cho các bên thứ ba ở bên ngoài.

Ntrak đã bán vé cho mùa hè năm sau với giá cố định và không còn quan tâm đến bất kỳ kết quả bất lợi nào làm giảm nhu cầu mua vé của họ. Trên thực tế, giá vé mà người trung gian bán là không liên quan đối với Ntrak.

Ntrak đã nhận được nhiều lợi thế hơn nữa bởi mô hình này:

  • Ntrak có thể thay đổi quy trình bán hàng từ kênh B2C sử dụng nhiều lao động sang kênh B2B mà không tốn quá nhiều nhân lực.
  • Các hoạt động marketing Ntrak có thể thuê đối tác thứ 3.
  • Ntrak có thời gian tập trung vào những gì nó có thể làm tốt nhất: các hoạt động cốt lõi của nó bao gồm quy trình vận hành các chuyến tàu.
  • Tỷ suất sử dụng của các nhà khai thác sẽ tăng lên vì cầu mua vé thấp sẽ giao dịch rất rẻ.

Đó là lợi ích cho doanh nghiệp, vậy còn người tiêu dùng sẽ được gì?

Tưởng tượng lần nữa, bạn gái của bạn là Joe muốn đi du lịch trên Ntrak. Cô ấy sử dụng một trang web có tên Nfinance, về cơ bản cung cấp giao diện cho các lệnh giới hạn trên Uniswap. Jow đang tìm vé tàu được phát hành dưới dạng NFT. Cô chọn tuyến đường, ngày tháng và tìm giá cho chuyến tàu của mình.

Một tháng sau khi mua vé, Joe phát hiện ra rằng vào cuối tuần cô muốn ghé thăm Lea, cô bạn thân sắp kết hôn. Cô kiểm tra trên Nfinance và phát hiện những chiếc vé tương đương đang được bán với giá thấp hơn so giá vé ban đầu mình đã mua.

Cuối cùng, Joe đã bán được vé của mình với mức chiết khấu 5% so với giá ban đầu, mà không cần hoàn lại hay mất tiền.

Một ví dụ khác, Sarah thực sự thích âm nhạc và biết được có một lễ hội âm nhạc sẽ diễn ra tại thành phố của cô vào tháng 4 năm sau. Trước khi lễ hội được quảng cáo rậm rộ cho nhiều người biết, cô đã mua 10 vé từ thành phố lân cận đến địa điểm diễn ra lễ hội, tức là nơi cô đang sống.

Như cô dự đoán, giá của những tấm vé này đã tăng 35% chỉ một tháng sau khi cô mua chúng. Sarah quyết định thu lợi nhuận và bán NFT trên Nfinance.

Những lợi ích của việc sử dụng NFT với người tiêu dùng:

  • Dữ liệu giá liên tục có sẵn, cho phép người tiêu dùng và công ty đưa ra quyết định tốt hơn.
  • Người tiêu dùng linh hoạt hơn cho việc đặt chỗ và kế hoạch du lịch vì họ có thể bán lại vé trên các thị trường.
  • Thị trường trở nên hiệu quả hơn vì bất kỳ ai cũng có thể tham gia vào, dẫn đến lợi ích tổng thể về phúc lợi cho tất cả mọi người tham gia vào thị trường.
  • Ngay cả khi vé của một chuyến tàu đã được bán hết, sẽ luôn có người sẵn sàng mua vé của bạn với giá cao.
  • NFT có thể sử dụng cho đặt phòng khách sạn hoặc đặt phòng AirBnB, vé máy bay, vé hòa nhạc hoặc vé các trò chơi thể thao.

Tuy nhiên, các trường hợp sử dụng tiềm năng của NFT còn vượt ra ngoài ngành du lịch, khách sạn, thể thao và sự kiện văn hóa.

Các trường hợp sử dụng bổ sung của NFT:

  • Digital Art (nghệ thuật kỹ thuật số) khi nó được giao dịch trên các thị trường như Opensea.
  • Vật phẩm trò chơi bởi Gods Unchained.
  • Sưu tầm như CryptoKitties.
  • Bảo hiểm do Yearn Finance cung cấp.
  • Tài sản tài chính: bất kỳ thứ gì có thể được định giá và sở hữu.
  • Những nguồn doanh thu: ví dụ một vận động viên thể thao bán NFTs đại diện cho quyền với các dòng thu nhập trong tương lai của anh ta.
  • Sở hữu trí tuệ
  • Bằng chứng về danh tính hoặc thành viên.
  • Tiền bản quyền âm nhạc hoặc phim.
  • Tên miền Ethereum Name Service.
  • Bất động sản được mã hóa bởi RealT.

Về cơ bản, bất kỳ vật phẩm nào trong thế giới thực đều có thể được chuyển thành NFT.

Phân loại

Bên cạnh một tài sản có một chủ sở hữu duy nhất, thì nhiều người cũng có thể sở hữu chung một mặt hàng nào đó. Quyền sở hữu chung của một mặt hàng được biểu thị trên Ethereum dưới dạng một loạt các token ERC-20, token này cùng đại diện cho quyền sở hữu của một token ERC-721.

Lợi ích của việc phân loại là chúng mang lại tính thanh khoản cho thị trường và giúp định giá NFT. Trên hết, phân đoạn cho phép sử dụng cơ sở hạ tầng DeFi hiện có đã được xây dựng cho các token ERC-20.

Các nhà quan sát thị trường kỳ vọng rằng NFT và Tài chính phi tập trung sẽ hợp nhất khi NFT được tích hợp vào DeFi. Thông thường, NFT có thể được sử dụng làm tài sản thế chấp bị khóa vào các giao thức DeFi.

Người dùng có thể vay các khoản thế chấp này và áp dụng đòn bẩy. Yêu cầu đối với việc tích hợp vào DeFi là định giá nhất quán các NFT có thể thu được thông qua quá trình phân loại.

Khuyến nghị

Về lý thuyết, NFT là rất tốt. Chúng phục vụ hàng nghìn trường hợp sử dụng tiềm năng. Trong thực tế, công nghệ blockchain vẫn còn rất sơ khai và các trường hợp sử dụng trong thế giới thực vẫn còn rất hiếm. Tuy nhiên, việc áp dụng đang diễn ra chậm rãi nhưng ổn định đối với tiêu chuẩn NFT của Ethereum.

OpenSea là một trong những thị trường đầu tiên dành cho NFT. Tuy nhiên, gần đây Rarible đã đạt được động lực trong không gian và vượt qua OpenSea về khối lượng bán NFT. Rarible được quản lý bởi Platform Governance với token RARI được thiết kế để thưởng cho những người có hoạt động trên nền tảng.

Một câu chuyện áp dụng đáng chú ý khác của NFT phải kể đến $SOCKS, đôi tất với phiên bản giới hạn có giá động do Uniswap phát hành. Ban đầu, việc mua những chiếc Unisocks đắt tiền dường như vô dụng. Tuy nhiên, những người mua $SOCKS đã được thưởng siêu lớn trong đợt airdrop UNI.

Lời kết

Các trường hợp sử dụng hấp dẫn mà chúng ta thấy được ở NFT chỉ mới là phần nổi của tảng băng chìm.

Ở giai đoạn hiện tại, vẫn còn một số rào cản đối với việc áp dụng. Ethereum sẽ cần phải tìm ra cách mở rộng mạng lưới trong vài năm tới để hưởng lợi từ sự bùng nổ của NFT. Điều này đặc biệt phù hợp với các NFT có giá trị thấp trong trò chơi điện tử.

Hơn nữa, các nhà cung cấp ví cần phải cung cấp giao diện dễ sử dụng và trải nghiệm người dùng để giao dịch và lưu trữ các mã thông báo Non-Fungible. Cuối cùng, những người tiêu dùng không am hiểu kỹ thuật sẽ cần học cách tin tưởng và hiểu hình thức khan hiếm kỹ thuật số mới này.

Biên tập và tổng hợp – Bitcoincuatoi


Thông tin trong bài viết chỉ mang mục tiêu chia sẻ và cung cấp kiến ​​thức, không phải là lời khuyên tài chính. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Leave a Comment