Khuôn khổ đánh giá rủi ro của Venus

Quy trình đánh giá rủi ro đối với các loại tiền tệ này được hỗ trợ bởi Venus và được thực hiện dựa trên điều kiện thị trường hiện tại và dữ liệu người dùng giao thức. Việc đánh giá sử dụng mô hình/điểm số để đo lường thị trường, thanh khoản, rủi ro đối tác, nhằm đóng góp vào các tiêu chuẩn đánh giá rủi ro ở mức cao hơn trong DeFi.

Các vấn đề khi thêm tài sản 

Venus cho phép người dùng gửi và vay tài sản (tiền điện tử) thông qua giao thức phi tập trung. 

Việc lựa chọn tiền điện tử và các tham số chung là các thành phần quản lý rủi ro quan trọng trong bản chất của DeFi. Khi chưa đánh giá rủi ro tổng thể của một tài sản mới, giao thức sẽ không chấp nhận tài sản đó làm tài sản thế chấp.

Các rủi ro khi thêm tài sản có thể là:

  1. Làm tăng nguy cơ mất khả năng thanh toán:
    • Trong giao thức Venus, người dùng có hai lựa chọn là cung cấp hoặc vay mượn. Các đồng tiền cung ứng được sử dụng làm tài sản thế chấp trong khi các đồng tiền đi vay là các khoản nợ phải trả. Tài sản thế chấp và nợ phải trả không thể khớp với nhau trong một thời gian. Trên thực tế, các stablecoin hoặc coin được công nhận cao sẽ được vay mượn và hỗ trợ bởi các token dễ “bốc hơi”.
    • Sự cố gần đây nhất của Venus cũng xảy ra bởi vì lý do đó. Một lượng lớn token dễ “bốc hơi” đã được hỗ trợ trong khi các khoản vay chủ yếu là các coin lớn như BTC/ETH. Do giá giảm đáng kể nên nó dẫn đến việc tài sản thế chấp không đủ để hỗ trợ khoản vay.
  2. Giao thức bị thao túng giá một cách đáng ngờ bởi một loại tiền tệ tập trung:
    • Mặc dù Venus là một giao thức phi tập trung nhưng các token tập trung có thể gây ra rủi ro. Điều này với vấn đề ở trên có thể tạo ra rủi ro lớn cho giao thức. Rất dễ để thực hiện thao tác giá cho token tập trung và sử dụng token xoắn này làm tài sản thế chấp.
    • Do đó, việc đánh giá rủi ro là điều bắt buộc phải có khi bổ sung tài sản. Các loại tiền tệ có sản phẩm tốt và cộng đồng lớn mạnh sẽ dễ được công nhận hơn và có rủi ro thanh khoản tương đối thấp hơn. Khuôn khổ đánh giá rủi ro sẽ giúp điều chỉnh các tham số rủi ro để theo dõi, kiểm soát và quản lý chúng. 

Phương pháp đánh giá 

Việc đánh giá chủ yếu dựa trên điều kiện thị trường hiện tại và dữ liệu người dùng giao thức. Có nghĩa là Venus sẽ tập trung nhiều hơn vào thị trường, thanh khoản, rủi ro đối tác, vì chúng có thể dễ dàng định lượng và phản ánh sự công nhận của thị trường một cách tương đối khách quan.

Có 6 số liệu dùng để đánh giá mức độ rủi ro được đưa ra:

  1. Depth Level (mức độ sâu) để đo độ sâu sổ lệnh của các sàn giao dịch lớn. Nó xem xét độ sâu thị trường có trọng số của các cấp độ khác nhau cho tất cả các biểu tượng có liên quan đến tài sản hay không.
  2. Volume Level (mức khối lượng) là khối lượng trung bình 24h từ các sàn giao dịch lớn cho các tài sản. Nó xem xét các giá trị trung bình tại thời điểm 1 tuần, 1 tháng và 3 tháng.
  3. Volatility Level (mức độ biến động) là độ lệch chuẩn của log-return (lợi tức nhật ký tự nhiên của giá trị cuối chia cho giá trị đầu) đối với tài sản. Nó xem xét các biến động chuẩn hóa của giá tiền tệ và được tính toán như độ lệch chuẩn của lợi nhuận logarit cho kỳ hạn 1 tuần, 1 tháng và 3 tháng:
  1. Index Level (mức chỉ số) đo lường nếu tài sản được chấp nhận rộng rãi bởi các giao dịch lớn khác nhau. Chỉ số giá được xem xét các sàn giao dịch và vốn hóa thị trường cho thời gian đánh giá hiện tại.
  2. Code Commit Level (mức cam kết code) dùng để đo lường mức độ phổ biến và chất lượng dự án. Nó xem xét thời gian cam kết và các “điểm sáng” của dự án. Đây là dữ liệu có sẵn và công khai.
  3. Contract Holder Level (mức nắm giữ hợp đồng) là sự phản ánh dữ liệu của chủ sở hữu trong Venus. Điều này giúp kiểm tra thanh khoản của giao thức, cũng là sự sẵn có của vốn để đối mặt với các hoạt động kinh doanh: số tiền vay mượn và chuộc lại Vtokens. Việc thiếu thanh khoản của giao thức sẽ chặn mọi hoạt động kinh doanh. 

Ý nghĩa của các số liệu rủi ro 

Depth và Volume Level giúp đo lường rủi ro về thanh khoản của tài sản.

Depth, Volatility và Index Level giúp đo lường chuyển động rủi ro của thị trường

Index Level và Code Commit Level giúp đo lường chất lượng của tài sản (Rủi ro tin cậy và đối tác). 

Contract Holder Level giúp kiểm tra và theo dõi độ mạnh mẽthanh khoản của giao thức. 

Quy mô rủi ro 

Sẽ có một phương thức định lượng để tạo điểm số (từ 0 đến 1.) để đánh giá các chỉ số rủi ro. Dựa trên điểm số này, sẽ có mức độ từ I đến V (tốt nhất đến kém nhất) ngoại trừ Index Level. Cấp độ cho “Index” là P (không tốt), M (trung bình), G (tốt). 

Sau đó, các trọng lượng khác nhau sẽ được sử dụng thước đo khác nhau và tạo ra một tổng thể so sánh. Điểm từng tài sản từ mức rủi ro thấp nhất I (đối với các tài sản an toàn nhất của giao thức) đến mức rủi ro cao nhất V. 

Rủi ro trên mỗi tài sản

Phân tích rủi ro trên mỗi tài sản 

Các mô tả chủ yếu đến từ các tài nguyên có sẵn công khai như chính dự án đó, CoinMarketCap, Crypto.com và Coingecko. Khuôn khổ đánh giá chủ yếu dựa trên nhận định của Venus. 

1. USDT

Overall Rating: I

Tether là stablecoin được hỗ trợ bằng USD đầu tiên và được chấp nhận rộng rãi nhất, Tether đã củng cố sự thống trị thị trường của mình bằng cách tận dụng không gian Defi. 

USDT có sẵn và phổ biến trên các sàn giao dịch khác nhau và là stablecoin có khối lượng lớn nhất. Tất cả các chỉ số thị trường của USDT đều ở mức cao nhất.

2. BUSD

Overall Rating: I

BUSD là stablecoin được hỗ trợ bởi USD, được ra mắt bởi sự hợp tác giữa Paxos, chuyên gia về stablecoin và Binance, một công ty lớn trong ngành. Được Bộ Dịch vụ Tài chính Bang New York (NYDFS) phê duyệt và quản lý. BUSD đã và đang có tốc độ tăng trưởng nhanh trong cả CEX và DEX. 

BUSD được chấp nhận rộng rãi cho cả CEX và DEX, đặc biệt là đối với BSC. Tất cả các chỉ số báo thị trường của BUSD đều ở mức cao nhất. 

3. USDC 

Overall Rating: I 

USDC là stablecoin được hỗ trợ bởi USD. Nó được phát hành bởi các tổ chức tài chính được quản lý, hỗ trợ bằng tài sản dự trữ đầy đủ, có thể đổi trên cơ sở 1:1 cho USD và được điều hành bởi Center – một tập đoàn dựa trên các thành viên của mình để đặt ra các tiêu chuẩn kỹ thuật, chính sách và tài chính cho stablecoin. 

USDC là stablecoin lớn thứ 2 được chấp nhận rộng rãi cho cả CEX và DEX. Tất cả các chỉ số thị trường của USDC đều ở mức cao nhất. 

4. DAI

Overall Rating: II 

DAI là stablecoin phi tập trung, công bằng và được hỗ trợ bằng tài sản thế chấp được chốt giá mềm với USD. Cho đến nay, DAI có lẽ là stablecoin phi tập trung thành công nhất được xây dựng trên mạng Ethereum khi được hỗ trợ bởi sự phi tập trung hóa quá mức. 

So với các stablecoin khác, DAI có khối lượng tương đối nhỏ hơn và độ sâu kém. Mức độ biến động giá cũng tương đối cao hơn. 

5. ETH

Overall Rating: I 

ETH là blockchain network, sổ cái công khai phi tập trung lớn nhất để xác minh và ghi lại các giao dịch. Người dùng có thể tạo, xuất bản, kiếm tiền và sử dụng các ứng dụng trên nền tảng và sử dụng tiền điện tử Ether của nó để thanh toán. Người dùng nội bộ gọi các ứng dụng phi tập trung trên mạng này là “DApps”.

Đây là một trong những trụ cột quan trọng nhất trong thế giới tiền điện tử, tất cả các chỉ số thị trường của ETH đều ở mức cao nhất. 

6. BTCB

Overall Rating: I 

BTCB là token BEP2 được hỗ trợ 100% bởi Bitcoin. Các địa chỉ dự trữ sẽ được công bố cho bất kỳ ai muốn kiểm toán.

Một cặp giao dịch sẽ được tạo trên BSC giữa token được chốt và đồng tiền gốc. Các lệnh mua lớn sẽ được duy trì với các cặp giao dịch trên BSC. Ai cũng có thể chuyển đổi từ token được chốt thành đồng tiền gốc trên BSC với mức chênh lệch giá khoảng 0,1%. Nếu lệnh mua này được thực hiện, một lệnh mới sẽ được đặt trong khi một lượng tiền tương đương sẽ được gửi từ địa chỉ dự trữ vào BSC. Tổng của lệnh mua và số tiền trên địa chỉ dự trữ được công bố sẽ lớn hơn tổng nguồn cung của token được chốt, về mặt lý thuyết sẽ đảm bảo 100% thành công. 

Do đó, bạn có thể sử dụng các chỉ báo thị trường của BTC thay vì BTCB khi nó kiểm tra rủi ro. Tất cả các chỉ số đều ở mức cao nhất. 

7. BNB

Overall Rating: I 

Binance Coin (BNB) là một loại tiền điện tử được sử dụng để thanh toán phí trên sàn giao dịch tiền điện tử Binance. Phí thanh toán bằng BNB trên sàn giao dịch sẽ được giảm giá. Binance là sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới được biết đến với tốc độ xử lý nhanh và khả năng xử lý các giao dịch khổng lồ cùng một lúc. 

BNB là một trong những cơ sở hạ tầng quan trọng nhất trong mạng lưới BSC. Vì thế, tất cả các chỉ số thị trường của nó đều ở mức cao nhất.

8. ADA

Overall Rating: II- 

Cardano (ADA) là một dự án tiền điện tử và blockchain công cộng phi tập trung và là mã nguồn mở hoàn toàn. Cardano đang phát triển một nền tảng hợp đồng thông minh cho phép chuyển giao giá trị có thể lập trình phức tạp theo cách an toàn và có thể mở rộng thông qua các giải pháp độc đáo của mình. Đây là nền tảng blockchain đầu tiên phát triển từ triết lý khoa học và cách tiếp cận dựa trên nghiên cứu. 

ADA có các thước đo rủi ro tổng thể tốt. Nhưng độ sâu, độ tạo lập thị trường, cấp độ người nắm giữ, cũng như mức độ biến động tương đối kém khiến cho nó không được đánh giá cao hơn 

9. DOT

Overall Rating: III+

Polkadot là một giao thức được chia sẻ cho phép các mạng blockchain hoạt động cùng nhau. Polkadot là một dự án mã nguồn mở được thành lập bởi Web3 Foundation. Polkadot coin phục vụ cho ba mục đích riêng biệt: quản trị qua mạng, stake và liên kết. 

DOT có các thước đo rủi ro vừa phải. So với các mạng tương tự như ADA và BNB, DOT không tốt bằng. 

10. BCH

Overall Rating: III- 

Bitcoin Cash (BCH) là một loại tiền điện tử ngang hàng dành cho Internet. Nó hoàn toàn phi tập trung, không có ngân hàng trung ương và không yêu cầu bên thứ ba để hoạt động. BCH là sự tiếp nối của dự án Bitcoin dưới dạng tiền mặt kỹ thuật số ngang hàng, nhằm tìm cách bổ sung thêm khả năng giao dịch cho mạng lưới. Do đó, BCH là một hard fork của sổ cái Bitcoin blockchain, với các quy tắc đồng thuận được nâng cấp cho phép nó phát triển và mở rộng. 

BCH có chỉ số rủi ro tương đối cao. Mặc dù BCH là hard fork của BTC và đã được sử dụng rộng rãi, nhưng nó cũng không được mức đánh giá cao hơn.

Overall Rating: III

LINK là một loại tiền điện tử hỗ trợ giao thức Chainlink. LINK network là một mạng Oracle hoàn toàn phi tập trung cung cấp các hợp đồng thông minh để cho phép gửi các khoản thanh toán từ hợp đồng đến tài khoản ngân hàng và mạng thanh toán. Cũng như kết nối các hợp đồng thông minh với các nguồn dữ liệu và API mà nó cần để hoạt động dễ dàng. 

Mặc dù LINK ngày càng trở nên phù hợp khi trở thành một trong những dự án Ethereum thành công nhất nhưng do điều kiện thị trường hiện tại nên LINK chỉ đạt được mức đánh giá trung bình.

12. LTC

Overall Rating: III+ 

Litecoin (LTC) là một trong những loại tiền điện tử lâu đời nhất. LTC là một nhánh của Bitcoin. Tuy có nhiều đặc điểm giống nhau nhưng LTC có thời gian tạo block ngắn hơn vì nó sử dụng lịch trình xác nhận thanh toán nhanh hơn và một thuật toán mật mã khác. LTC cũng có phí giao dịch thấp hơn Bitcoin. 

LTC có điều kiện thị trường tương tự với ít biến động hơn so với DOT. Do đó, LTC ở vị trí xếp hạng vừa phải.

13. XRP

Overall Rating: II-

Ripple (XRP) kết nối các tổ chức tài chính truyền thống, nhà cung cấp thanh toán, các trao đổi tài sản kỹ thuật số và các tập đoàn thông qua RippleNet – một hệ thống thanh toán gộp theo thời gian thực độc lập, để cung cấp một trải nghiệm gửi tiền trên toàn cầu một cách dễ dàng. Nó được xây dựng trên công nghệ blockchain tiên tiến nhất có khả năng mở rộng, bảo mật và tương tác với các mạng khác nhau. 

XRP có điều kiện thị trường tương tự với mức tạo thị trường cao hơn so với ADA. Do đó, XRP được đánh giá ở vị trí xếp hạng tương đối cao. 

14. DOGE

Overall Rating: III 

Dựa trên meme internet “Doge” phổ biến và có biểu tượng Shiba Inu trên logo của nó, Dogecoin (DOGE) là một loại tiền điện tử được phân tách từ Litecoin vào tháng 12/2013. DOGE được sử dụng chủ yếu như một hệ thống tính tiền trên Reddit và Twitter để thưởng cho việc tạo hoặc chia sẻ nội dung chất lượng. Dogecoin được tạo ra bởi Billy Markus từ Portland, Oregon và Jackson Palmer từ Sydney, Úc. Cả hai đều dự kiến ​​Dogecoin là một loại tiền điện tử vui nhộn, nhẹ nhàng sẽ có sức hấp dẫn lớn hơn ngoài Bitcoin. Không có giới hạn về số lượng DOGE có thể được sản xuất. 

Mặc dù điều kiện thị trường của DOGE tương đối tốt trong vài tháng gần đây. Mức độ biến động cao và mức sở hữu khiến DOGE được xếp ở vị trí vừa phải. 

15. FIL

Overall Rating: III  

Filecoin là một hệ thống lưu trữ phi tập trung nhằm mục đích lưu trữ thông tin quan trọng nhất của nhân loại. Dự án lần đầu tiên được mô tả vào năm 2014 như một lớp khuyến khích cho IPFS (Hệ thống tệp liên hành tinh), một mạng lưu trữ ngang hàng. Filecoin là giao thức mở và được hỗ trợ bởi một blockchain ghi lại các cam kết được thực hiện bởi những người tham gia mạng lưới, với các giao dịch được thực hiện bằng $FIL. Blockchain này dựa trên cả bằng chứng sao chép và bằng chứng không thời gian. 

FIL có thanh khoản cũng như mức chỉ số tương đối kém khiến cho nó ở vị trí xếp hạng không được cao

16. XVS

Overall Rating: IV+  

Venus là một hệ thống thị trường tiền tệ dựa trên thuật toán được thiết kế để mang lại một hệ thống tín dụng và cho vay dựa trên tài chính phi tập trung hoàn chỉnh vào BSC. Người dùng cung cấp tài sản thế chấp cho mạng có thể được vay bằng cách cam kết tiền điện tử được thế chấp quá mức. Người cho vay nhận được APY (lãi suất thu nhập năm) cho mỗi block. 

Mặc dù Venus có nỗ lực để kích hoạt nhiều chức năng hơn của XVS và giúp xây dựng cộng đồng tốt hơn, nhưng sự ra đời của token XVS đã chứng kiến ​​mức độ biến động cao khiến xếp hạng tổng thể của XVS xuống một vị trí xếp hạng tương đối kém. 

17. SXP

Overall Rating: IV+  

SXP là một loại tiền điện tử hỗ trợ cho The Swipe Wallet. Người dùng Ví Swipe có thể mua, bán và thanh toán bằng tiền điện tử của họ để chuyển đổi trực tiếp trong ứng dụng, cũng như mua gift card và thực hiện trao đổi tức thì giữa tất cả các tài sản được hỗ trợ. 

Các lợi ích theo từng cấp dựa trên việc nắm giữ SXP trên Hợp đồng Ví. Tất cả các ví Swipe đều yêu cầu stake 1 SXP để kích hoạt và sử dụng các chức năng.

Điều kiện thị trường của SXP khá giống XVS với mức độ biến động thấp nhưng do độ tạo lập thị trường tốt hơn nên vị trí xếp hạng của SXP cũng tương đối kém. 

Biểu đồ rủi ro tài sản 

Việc đánh giá này sẽ được thực hiện mỗi quý một lần.

Nguồn: Venus

Thiết lập các thông số rủi ro 

Hiện nay, các yếu tố rủi ro quan trọng là yếu tố tài sản đảm bảo, yếu tố dự trữ và khuyến khích thanh lý. Lộ trình sẽ sớm được nhập ngưỡng thanh lý. Đối với các ưu đãi thanh lý, giá trị hầu hết các tài sản sẽ giống nhau. 

Bảng bên dưới hiển thị tóm tắt các giá trị hiện tại cho cài đặt thông số

Nguồn: Venus

Biên tập và tổng hợp – Bitcoincuatoi

Theo dõi FacebookTelegram Bitcoincuatoi để cập nhật những thông tin về tiền mã hóa!

Nhóm thảo luận: Facebook Group | Telegram Group 

* Thông tin trong bài viết chỉ mang mục tiêu chia sẻ và cung cấp kiến ​​thức, không phải là lời khuyên. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Leave a Comment