Alpacas là loài động vật giống lạc đà có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Alpacas thường bị nhầm lẫn với Llamas vì chúng trông khá giống nhau. Nhưng bài viết này không đề cập đến Alpacas ở Nam Mỹ mà chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về Alpaca Finance – một trong những dự án mới nhất của thế giới tiền mã hóa. Là cái tên đứng đầu trong danh sách “Most Valuable Builder II” của Binance, Alpaca Finance đang trở nên khá hot vào thời điểm hiện tại.
Alpaca Finance là một nền tảng cho vay trên BSC. Nhưng không giống như các yield farming khác, Alpaca hỗ trợ yield farming dựa trên đòn bẩy. Alpaca đạt mức TVL $1.7B kể từ tháng 8 năm 2021.
Để kiếm tiền với Alpaca Finance, bạn có thể trở thành Lender, Yield Farmer, Liquidator hay Bounty Hunter.
Alpaca Finance là gì?
Alpaca Finance là giao thức cho vay lớn nhất cho phép nâng cao năng suất farming trên Binance Smart Chain. Nó giúp người cho vay kiếm được lợi tức an toàn và ổn định, đồng thời cung cấp cho người đi vay các khoản vay không tập trung cho các vị thế đòn bẩy yield farm, nhân lên đáng kể các khoản gốc farm của họ và tạo ra lợi nhuận.
Hơn nữa, Alpacas là một giống nhân đức, nó là lạc đà cừu, một loài động vật được thuần hóa thuộc họ Lạc đà Nam Mỹ. Đó là lý do tại sao, Alpaca Finance là một dự án ra mắt công bằng, không bán trước, không đầu tư và không khai thác trước. Vì vậy, ngay từ đầu, nó luôn là sản phẩm do con người xây dựng và vì con người. Hoặc như họ muốn nói: “bởi Alpacas, vì Alpacas”.
Nguồn gốc của Alpaca Finance
Summer DeFi năm ngoái đã đi tiên phong bởi Compound – nền tảng tài chính phi tập trung cho phép người dùng vay và cho vay tiền mã hoá, và yield farming trên blockchain Ethereum. Do đó, DeFi trên Ethereum đã trở thành phương pháp phổ biến mới cho các dự án để khởi động thanh khoản của họ và thu hút người dùng mới. Tuy nhiên, chi phí giao dịch trên Ethereum ngày càng tăng cao đối với các nhà giao dịch tiền mã hoá trung bình. Ethereum đã biến thành một sân chơi cho các “cá voi” do phí gas đắt đỏ khiến hầu hết các nhà giao dịch không thể chi trả được! Kết quả là mức độ phổ biến của Binance Smart Chain (BSC) ngày càng phát triển theo cấp số nhân.
Các nhà phát triển của Alpaca Finance đã xác định được khoảng cách trong các ứng dụng được cung cấp trong hệ sinh thái đang phát triển này khi so sánh với các chuỗi khác như Ethereum. Một trong những phần quan trọng nhất còn thiếu là “giao thức đòn bẩy trên chuỗi”. Họ muốn tạo ra một dự án thuộc sở hữu của cộng đồng cho phép người dùng xây dựng và quảng bá DeFi cho công chúng bất kể điều kiện thị trường.
Khi thị trường suy giảm, hầu hết các hoạt động yield farming sẽ thất bại vì nó sẽ không còn sinh lợi nữa. Và phần lớn các dự án VC (đầu tư mạo hiểm) chỉ đơn giản là bán token của họ cho các nhà đầu tư thông thường. Các nhà phát triển Alpaca tin rằng DeFi là tương lai của tài chính và mọi người nên được phép cho vay, mượn, giao dịch và cung cấp thanh khoản cho AMM (công cụ tạo lập thị trường tự động).
Do đó, Alpaca Finance được thành lập để cung cấp giá trị cho cộng đồng BSC thông qua yield farming dựa trên đòn bẩy.
Lợi thế của Alpaca so với các đối thủ cạnh tranh
Alpaca Finance mới chỉ ra mắt trong quý đầu tiên của năm nay, nhưng nó đã trở thành một giao thức blue-chip trên BSC và liên tục nằm trong Top 5 dự án BSC hàng đầu về TVL.
Alpaca hiện có khoảng 1.3 tỷ USD trong hệ thống của mình và có tới 2 tỷ USD trước khi thị trường tiền mã hoá sụp đổ vào nửa đầu năm 2021.
Alpaca Finance cũng nằm trong top 5 user base khi có nhiều người dùng coi Alpaca có tiêu chuẩn an toàn tốt nhất về BSC. Sở dĩ như vậy bởi Alpaca là một trong số ít dự án còn lại chưa từng được khai thác hoặc bị lỗ vốn lớn.
Các lợi thế của Alpaca so với đối thủ cạnh tranh phải kể đến là:
- Alapace đã giới thiệu về yield farming áp dụng đòn bẩy đối với tài sản đơn lẻ vào giữa tháng 6. Nó mang lại TVL và lợi nhuận đáng kể cho chủ sở hữu Alpaca. Alpaca cung cấp đòn bẩy lên tới 2.5 lần đối với CAKE syrup pool của PancakeSwap mang lại lợi nhuận 400% APY (lãi suất thu nhập năm). Ngoài ra, họ cũng có thêm ba pool WaultSwap khác ra mắt gần cuối tháng 6, bao gồm: BETH-ETH với đòn bẩy tối đa 4 lần, BTCB-USDT với đòn bẩy tối đa 3 lần và WAULTx-BNB với đòn bẩy tối đa 2 lần.
- Alpace có kế hoạch cho một số cột mốc quan trọng sắp tới như: Tham gia vào cross-chain (chuỗi chéo), cải thiện khả năng kết hợp giao thức của bên thứ ba, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của tài sản cho vay,…
- USP của Alpaca Finance: Một dự án khởi động công bằng do cộng đồng sở hữu. Các hợp đồng thông minh của nó có nguồn mở và có sẵn trên Github để bất kỳ ai cũng có thể kiểm tra.
- Kiểm toán: Alpaca Finance được kiểm toán bởi Peckshield, Cetrik Foundation, Slow Mist và Inspex – một dịch vụ chuyên nghiệp về an ninh mạng. Điều này chứng tỏ sự đáng tin cậy của họ.
Bạn có thể kiếm tiền với Alpaca Finance bằng cách nào?
Bạn có thể tham gia vào Alpaca Finance theo bốn cách sau:
Lender
Alpaca Finance cho phép bạn sử dụng vốn của mình để kiếm thêm thu nhập bằng cách gửi chúng vào kho tiền của Alpaca Finance. Những tài sản này sau đó sẽ được cung cấp cho yield farmers để tận dụng vị thế của họ.
Là một Lender (người cho vay) tại Alpaca Finance, bạn sẽ nhận được:
- Token ALPACA làm phần thưởng.
- Lãi từ những người đi vay đã vay tài sản để mở các vị thế đòn bẩy của họ. Lãi suất này phụ thuộc vào việc sử dụng vốn vay.
- Trong các pool nổi bật, bạn sẽ được thưởng bằng token của các đối tác nền tảng.
Ví dụ: Bạn đang gửi BNB của mình vào vault của Alpaca. BNB của bạn hiện có sẵn cho các nhà giao dịch khác trong hệ sinh thái để giao dịch. Bạn đang kiếm lãi cho khoản tiền gửi của mình để cung cấp thanh khoản này.
Yield Farmer
Bạn có thể kiếm được năng suất cao hơn bằng cách mở một vị thế đòn bẩy trên Alpaca Finance. Tuy nhiên, nó sẽ đi kèm với rủi ro lớn hơn như: bị thanh lý, các khoản lỗ tạm thời,… Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn về Rủi ro bị thanh lý khi sử dụng đòn bẩy Yield Farming tại đây.
Nếu bạn là yield farmer thì bạn có thể kiếm tiền theo những cách sau:
- Phần thưởng khuyến khích yield farming từ các AMM.
- Phí giao dịch cơ bản của pool.
- Nếu bạn có vị trí đòn bẩy, bạn sẽ nhận được thưởng token ALPACA.
- Phần thưởng được trả bằng token của các đối tác nền tảng (trong các pool nổi bật).
Ví dụ: Bạn muốn bắt đầu với vị thế yield farming đòn bẩy trên cặp BTC-BNB. Sau đó, bạn có thể vay BNB từ kho tiền gửi của Alpaca Finance. Vì bạn đã mở một vị thế đòn bẩy với số vốn cao (mặc dù nó là vốn vay), bạn có thể mong đợi yield farming cao hơn như một phần thưởng.
Liquidator
Liquidator (người thanh lý) có vai trò giám sát các pool và sẽ phải bắt đầu thanh lý khi điều kiện thị trường trở nên rủi ro.
Nếu bạn được liên kết với tư cách là Liquidator, bạn có thể theo dõi chặt chẽ tình trạng của từng vị trí đòn bẩy trong pool. Và nếu bất kỳ vị trí nào vượt quá các thông số đã đặt trước đó, bạn có thể giúp các farmer thanh lý vị trí đó. Nhờ đó mà Lender sẽ không bị mất vốn.
Đối với dịch vụ này, bạn có thể nhận được phần thưởng 5% trên số lượng vị thế đã thanh lý mà không cần lo lắng về bất kỳ rủi ro nào.
Bounty Hunter
Bạn sẽ gọi một hợp đồng để thu hoạch phần thưởng đag chờ xử lý và tái đầu tư chúng trở lại pool và bạn sẽ nhận được 3% của phần thưởng.
Để giải thích rõ hơn, hãy tưởng tượng bạn là một Bounty hunter (thợ săn tiền thưởng). Bạn có thể theo dõi phần thưởng tích lũy được trong mỗi pool. Bạn có thể giúp tái đầu tư những phần thưởng đó để nhân đôi lợi ích của farmer. Đối với dịch vụ này, bạn sẽ được trả 3% tổng phần thưởng. Nó cũng không có rủi ro tiềm ẩn.
Tại thời điểm ra mắt, Alpaca chỉ hỗ trợ các tài sản cơ sở là BNB và BUSD với việc yield farming trong PancakeSwap. Họ đã tích hợp với WaultSwap để áp dụng Leveraged Farming. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn tại đây.
Mua token Alpaca và bắt đầu kiếm tiền như thế nào?
ALPACA là token gốc của Alpaca Finance. Nó được dùng để: Chia sẻ lợi nhuận từ phí giao dịch trên nền tảng, đề xuất và biểu quyết cho dự những sáng kiến nhằm thay đổi hệ thống.
Có ba bước để bạn có thể mua và sử dụng token ALPACA, gồm: Deposit, Trade và Mine.
Deposit
Deposit (gửi tiền) Fiat thông qua sàn giao dịch Binance – sàn giao dịch lớn nhất, an toàn nhất và có khối lượng giao dịch cao nhất. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Đăng ký tài khoản trên sàn giao dịch Binance.
Bước 2: Sau khi đăng ký, bạn chuyển đổi USD hoặc EUR sang BUSD của Binance.
Bước 3: Chuyển đổi một phần nhỏ BUSD sang BNB. BNB được sử dụng để trả phí gas trên BSC. Nếu không có BNB, bạn không thể thực hiện giao dịch.
Bước 4: Tải ví Metamask và kết nối nó với mạng lưới BSC. Bạn có thể xem hướng dẫn các bước thực hiện tại đây.
Bước 5: Sau khi tạo ví, chuyển BUSD và BNB từ Binance sang ví cá nhân của bạn.
Lưu ý: Bạn nên rút một lượng nhỏ để thử nghiệm trước. Nếu nó thành công thì bạn hãy thực hiện với số tiền thực tế mà bạn mong muốn.
Trade – mua token ALPACA
Sau khi đã gửi tiền vào ví, bước tiếp theo sẽ là Trade (chuyển đổi tài sản). Bạn cần chuyển BNB hoặc BUSD trong ví của bạn thành ALPACA. Tại thời điểm viết bài này, Alpaca hiện có sẵn để giao dịch trên hai sàn giao dịch phi tập trung: PancakeSwap và WaultSwap.
Mining ALPACA
Đây là bước để bạn tạo lợi nhuận cho bản thân. Truy cập vào website chính thức của Alpaca và bắt đầu yield farming để tạo lợi nhuận cho bản thân.
Bạn có thể tham khảo bài viết về 6 chiến lược giúp tối đa hóa năng xuất farm với Alpaca Finance để tìm chiến lược phù hợp với bản thân bạn.
Thanh lý – Rủi ro liên quan đến ALPACA
Mặc dù bạn đã nhìn thấy những cơ hội và lợi ích khác nhau của Alpaca, nhưng không bao giờ là không có rủi ro. Khi tỷ suất lợi nhuận tăng cao thì tỷ suất rủi ro cũng tăng theo. Rủi ro lớn nhất của Alpaca Finance chính là rủi ro thanh lý.
Vì thế trong khi thực hiện các giao dịch với ALPACA, bạn nên nhận thức được rủi ro khi thanh lý và đầu tư cho phù hợp. Hãy cố gắng hodl tài sản của bạn trong một thời gian dài để có lợi suất tốt nhất.
Tổng kết
Alpaca Finance là giao thức cho vay lớn nhất cho phép nâng cao năng suất dựa trên Binance Smart Chain. Tuy nhiên, trong một môi trường đầy sự biến động của tiền mã hóa, bạn nên cẩn trọng hơn trong việc sử dụng các quỹ và đầu tư của bạn. Hãy tự mình nghiên cứu và chọn lọc ra kiến thức phù hợp nhất với cách đầu tư của bạn.
Biên tập và tổng hợp – Bitcoincuatoi
—
* Thông tin trong bài viết chỉ mang mục tiêu chia sẻ và cung cấp kiến thức, không phải là lời khuyên. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.