Trước khi Frax ra mắt vào năm 2020, các Stablecoin đều tồn tại thông qua việc được hỗ trợ bằng tài sản thế chấp hoặc được mint và burn theo thuật toán. Điều này khiến chúng trở nên mong manh và dễ vỡ, đặc biệt là khi đối diện với sự suy thoái của thị trường tiền mã hóa. Frax Finance được ra đời để loại bỏ đi những điểm yếu đó và tạo ra giao thức Stablecoin theo thuật toán phân đoạn đầu tiên.
Sau khi Terra công bố thông tin về liên minh 4pool – trong đó có FRAX, thì token quản trị của dự án (FXS) đã có mức tăng trưởng vô cùng đáng kinh ngạc, hơn 244% chỉ trong vòng 1 tháng và hơn 5% trong vòng 24h qua. Anh em hãy cùng tìm hiểu xem dự án này có gì thú vị mà được đông đảo người dùng quan tâm đến vậy nhé!
Frax Finance là gì?
Frax là một giao thức Stablecoin thuật toán phân đoạn đầu tiên (fractional-algorithmic stablecoin). Đây là một dự án mã nguồn mở, không cần sự cho phép và hoàn toàn on-chain. Tầm nhìn của Frax là cung cấp một loại tiền thuật toán có khả năng mở rộng cao, phi tập trung, thay cho các tài sản kỹ thuật số có nguồn cung cấp cố định như BTC.
Khi so sánh với cách thiết kế của những Stablecoin khác, ta sẽ thấy Frax có sự khác biệt khá rõ ràng:
- Được thế chấp hoàn toàn ngoài chuỗi: USDC, USDT
- Thế chấp quá mức trên chuỗi: DAI, LUSD
- Thuật toán không thế chấp: AMPL
- Thuật toán được thế chấp một phần: FRAX
Frax có 2 token là: Stablecoin Frax (FRAX) và Token quản trị – Frax Shares (FXS). Trong đó:
- FRAX là Stablecoin duy nhất có các nguồn cung cấp được hỗ trợ bằng tài sản thế chấp (USDC) và ổn định một phần theo thuật toán. Tỷ lệ tài sản thế chấp và tiền thuật toán phụ thuộc vào giá thị trường của Stablecoin FRAX. Nếu FRAX đang giao dịch ở mức trên 1 đô la, giao thức sẽ giảm tỷ lệ tài sản thế chấp. Nếu FRAX đang giao dịch ở mức dưới 1 đô la, giao thức sẽ tăng tỷ lệ tài sản thế chấp.
- FXS là Governance & Utility token của Frax Finance. FXS được tích lũy giá trị từ tỷ lệ FRAX không được thế chấp, phí và thu nhập được tạo ra từ giao thức.
Là token được giao dịch nhiều nhất trên Ethereum, FRAX hiện cũng được giao dịch trên 12 Blockchain khác bao gồm Avalanche, BNB Chain, Fantom, Harmony, Polygon và Solana, cùng với giải pháp mở rộng Ethereum Arbitrum.
Cách thức hoạt động của Frax Finance
Frax vẫn đang cố gắng trở thành một trong những giao thức Stablecoin đầu tiên kết hợp các nguyên tắc thiết kế của hai mô hình dưới đây để tạo ra cơ chế Frax với một loại tiền trực tuyến có khả năng mở rộng cao, không cần sự cho phép và cực kỳ ổn định.
Bên cạnh đó, Frax cũng cung cấp gói sản phẩm phục vụ nhu cầu của người dùng:
Ổn định giá
Các chức năng trong cơ chế của Frax có thể được làm mới một lần mỗi giờ theo tỷ lệ tài sản đảm bảo trong 1 step là 0.25% so với biến động giá FRAX.
- Nếu FRAX trên $1: hàm giảm tỷ lệ ký quỹ xuống một bậc.
- Nếu FRAX dưới $1: hàm tăng tỷ lệ ký quỹ lên một bậc.
Cả hai quy trình đều giúp giao thức làm mới tỷ lệ ký quỹ và các tham số bậc, điều chỉnh nhu cầu của người dùng cũng như cơ chế của giao thức. Trong tương lai gần, Frax dự kiến sẽ được tự động điều chỉnh bằng cách sử dụng thiết kế bộ điều khiển PID.
Mint & Redeem
Hiện tại, CR (collateral ratio) đang là 82.5%, có nghĩa là FRAX được hỗ trợ 82.5% bởi USDC và 17.5% bởi FXS. Điều này có nghĩa là để mint 1 FRAX, người dùng phải deposit:
- $0.825 giá trị USDC, số này sẽ được thêm vào collateral vault.
- $0.175 giá trị FXS, số này sẽ bị burn khỏi lưu thông
Tương tự với hoạt động redeem, người dùng sẽ nhận được 82.5% từ USDC và 17.5% từ FXS mới được mint.
CR được điều chỉnh tùy thuộc vào demand & supply của FRAX trên thị trường.
- Khi nguồn cung FRAX mở rộng -> Hệ thống sẽ giảm CR -> Làm giảm tỷ lệ tài sản thế chấp để mint FRAX và tăng tỷ lệ hệ thống được hỗ trợ bởi FXS.
- Khi nguồn cung FRAX thu hẹp -> Hệ thống sẽ tăng CR -> Làm tăng tỷ lệ tài sản thế chấp để mint FRAX và giảm tỷ lệ hệ thống được hỗ trợ bởi FXS.
Token Frax Shares (FXS)
FXS là token quản trị của giao thức. Nguồn cung FXS ban đầu là 100 triệu token, nhưng số lượng đang lưu hành có thể sẽ giảm phát do FRAX được mint ở tỷ lệ thuật toán cao hơn. Thiết kế của giao thức sao cho FXS sẽ giảm phát phần lớn nguồn cung miễn là nhu cầu FRAX tăng lên.
Vào tháng 5 năm 2022, giao thức sẽ phát hành phiên bản cập nhật của FXS để tạo veFXS, kiếm được các khoản tăng đặc biệt, quyền quản trị đặc biệt và lợi nhuận AMO.
Buyback & Recollateralize
Việc thay đổi CR đôi khi sẽ khiến giao thức rơi vào tình trạng dư thừa hoặc thiếu tài sản thế chấp. Đối với những tình huống này, Frax sử dụng hai chức năng được gọi là “Buyback” và “Recollateralize” như sau:
- Khi hệ thống không có đủ tài sản thế chấp so với CR của nó, Frax Finance cho phép bất kỳ ai thêm số lượng tài sản thế chấp bổ sung cần thiết để đổi lấy FXS mới cộng với một tỷ lệ thưởng.
- Ngược lại, khi hệ thống có tài sản thế chấp vượt quá thì Frax Finance cho phép bất kỳ FXS holders nào sử dụng chức năng buyback để trao đổi lượng giá trị tài sản thế chấp dư thừa trong hệ thống Frax Finance cho FXS, sau đó giao thức sẽ burn lượng FXS đó đi.
Chương trình thanh khoản & ký quỹ
Sản phẩm này là một tính năng quan trọng của mọi dự án có thể thu hút người dùng bằng phần thưởng.
Phần thưởng FXS sẽ có thể nhận được đối với những người dùng đã stake Uniswap LP vào các pool được khuyến khích, thông qua việc thêm tính thanh khoản cho các cặp token trên Uniswap.
Các tính năng độc đáo của Frax Finance
veFXS
Frax Finance sử dụng hệ thống ký quỹ bằng phiếu bầu được phổ biến bởi Curve Finance. Chủ sở hữu token có thể stake FXS của họ và đổi lại nhận được veFXS, đại diện cho phần của họ đối với FXS đã stake và quyền biểu quyết trong các đề xuất quản trị.
Thời gian khóa FXS càng dài, người dùng nhận được tiền farming càng cao. Điều này khuyến khích việc stake lâu hơn và tỷ lệ FXS lưu thông thấp hơn. Số dư veFXS cũng sẽ giảm tuyến tính trước ngày hết hạn để khuyến khích quá trình staking.
Algorithmic Market Operations (AMO)
Frax Finance được xây dựng dựa trên một số cơ chế cốt lõi, chẳng hạn như:
- Cân đối tỷ lệ tài sản đảm bảo
- Duy trì trạng thái cân bằng lành mạnh
- Tích lũy giá trị sang FXS
Các cơ chế này được tóm tắt là AMO, nó sẽ đảm bảo sự ổn định và khả năng tồn tại của Frax Finance. Những AMO khác bao gồm:
- Sử dụng kho bạc Stablecoin của giao thức để kiếm lợi nhuận.
- Gửi FRAX và USDC để cung cấp thanh khoản trên Curve Finance và Uniswap.
- Phòng ngừa rủi ro trước sự sụt giảm của giá tài sản thế chấp.
- Minting FRAX trên thị trường tiền tệ để cho phép truy cập vào FRAX.
Tích lũy giá trị
Một khía cạnh quan trọng khác của FRAX là doanh thu từ tiền lưu trữ đối với token quản trị FXS của nó. Cơ chế mua lại và tổng hợp lại nhằm mục đích giữ cho giao dịch FRAX trong một biên độ giá chặt chẽ (cho đến nay đã thành công) và chuyển giá trị trở lại cho chủ sở hữu FXS.
Token FXS là gì?
Thông tin cơ bản về token FXS
- Tên token: Frax Share
- Ticker: FXS
- Blockchain: Ethereum
- Tiêu chuẩn token: ERC-20, Bep-20, PRC-20, SPL
- Loại token: Utility, Governance
- Tổng nguồn cung: 99,899,045 FXS
- Nguồn cung lưu hành: 16,209,404.70 FXS
- Địa chỉ hợp đồng: 0x3432b6a60d23ca0dfca7761b7ab56459d9c964d0
Phân bổ token FXS
Tổng cung sẽ được phân bổ như sau:
- Liquidity Mining: 60%
- Team: 20%
- Token Sale: 12%
- Treasury: 5%
- Advisors: 3%
FXS ký quỹ bằng phiếu bầu có thể bị khóa trong tối đa 4 năm, với khả năng biểu quyết và phần thưởng farming được tăng tối đa gấp 4 lần. Quan trọng, veFXS không làm tăng phát thải phần thưởng, mà tăng cường phân bổ mà người nắm giữ nhận được phần thưởng farming theo giao thức. Khoảng 60% tổng nguồn cung được đặt dưới dạng FXS ký quỹ bằng phiếu bầu, với tỷ lệ ngang nhau cho các khóa ngắn hạn (3 tuần), khóa trung hạn (1-3 tháng) và khóa dài hạn (3-4 năm) .
Token FXS được dùng để làm gì?
- Governance: Người dùng sở hữu token FXS có thể bỏ phiếu cho các đề xuất của dự án.
- Staking Reward: Node hỗ trợ các giao dịch chuỗi chéo.
- Fee: Token FXS có thể được sử dụng làm phí trên giao thức. Tất cả các khoản phí đều được hưởng lợi từ FXS.
Ví lưu trữ token FXS
Có thể lưu trữ token trên các ví sàn hoặc ví TrustWallet, MetaMask,…
Sở hữu token FXS như thế nào?
- Bạn có thể mua FXS token trên các DEX như SushiSwap, Uniswap,…
- Burn FRAX để nhận về tài sản thế chấp và FXS.
- Cung cấp thanh khoản cho giao thức.
Sàn giao dịch token FXS
Người dùng có thể mua FXS trên các sàn giao dịch lớn và nền tảng DeFi như Uniswap và DEXes.
Lộ trình dự án
3/2021 | Khởi chạy Frax v2: Giới thiệu các bộ điều khiển hoạt động thị trường theo thuật toán (AMO) để ban hành các chính sách tiền tệ. |
4/2022 | Khởi chạy Frax v3: Trao quyền cho chủ sở hữu veFXS để kiểm soát hoạt động thị trường theo thuật toán thông qua việc mở rộng và thu hẹp nguồn cung FRAX. |
12/2022 | Khởi chạy FPI: Ra mắt Chỉ số giá Frax, một giao thức mới trong hệ sinh thái Frax. |
Đội ngũ phát triển, quỹ đầu tư và đối tác
Đội ngũ phát triển
Frax là sản phẩm trí tuệ của nhà phát triển phần mềm người Mỹ Sam Kazemian, người đã đưa ra ý tưởng đầu tiên về một Stablecoin theo thuật toán phân đoạn vào năm 2019.
Bên cạnh đó, đội ngũ sáng lập bao gồm Travis Moore và Jason Huan.
Quỹ đầu tư & Đối tác
Frax đã nhận được nguồn đầu tư từ nhiều VC nổi tiếng như: Mechanism Capital, Dragonfly Capital, Parafi Capital, cùng nhiều tên tuổi khác.
Tại sao nhà đầu tư nên hodl FXS?
Những FXS holders được khuyến khích đầu tư vào token do cơ chế minting của FRAX sẽ tạo ra nhu cầu về FXS. Miễn là người dùng tìm cách chuyển tài sản của họ vào Stablecoin, thì sẽ luôn có áp lực mua đối với token FXS. Hơn nữa, FXS hodler được hưởng lợi từ việc mint FRAX, vì khi đó một số lượng tỷ lệ token FXS sẽ bị burn khiến giá trị của đồng token này tăng cao hơn.
Từ tháng 12 năm ngoái, FXS đã tăng từ mức thấp ~$3.8 lên mức cao nhất mọi thời đại là $42.67. Tại thời điểm viết bài, một token FXS có giá $29.29 cùng Market Cap hơn $474M.
Lời kết
FRAX là một trong số ít những Stablecoin ngày càng có được sự đón nhận của công chúng cũng như được sử dụng rộng rãi hơn. Với sự xuất hiện của FRAX V2, nhóm đang thúc đẩy các cấp độ đổi mới của Stablecoin theo thuật toán này. Bằng cách thúc đẩy việc áp dụng nhiều tính năng khác nhau liên quan đến DeFi, dự án chắc chắn sẽ giành được cho mình một vị trí vững chắc trong thị trường tiền mã hóa tương lai.
Biên tập và tổng hợp – Bitcoincuatoi
—
* Thông tin trong bài viết chỉ mang mục tiêu chia sẻ và cung cấp kiến thức, không phải là lời khuyên tài chính. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.