Cardano (ADA) là gì? Tổng quan về dự án top 9 thị trường

Cardano được thành lập vào năm 2017 và hiện đang là dự án nằm trong top 10 tính theo vốn hóa thị trường. Mặc dù dự án ra mắt cùng thời điểm với Ethereum và có cùng Founder là Charles Hoskinson, tuy nhiên, Cardano có một đặc điểm nổi trội hơn so với Ethereum chính là khả năng giao dịch của nền tảng này nhanh x10 lần Ethereum. Cùng tìm hiểu về dự án này thông qua bài viết bên dưới nhé!

Cardano là gì?

Cardano là một dự án điển hình cho Blockchain thế hệ 3.0, do đó trước khi tìm hiểu chi tiết về Cardano, chúng ta hãy điểm qua một số thông tin về công nghệ Blockchain 3.0.

Blockchain thế hệ 3.0 là gì?

Công nghệ Blockchain 3.0 là thế hệ tiếp theo của 2 phiên bản Blockchain 1.0 (BTC) và Blockchain 2.0 (ETH) với mục đích tối đa hóa ưu điểm và khắc phục các hạn chế 2 của phiên bản trước đó liên quan đến khả năng mở rộng, khả năng tương tác, truy cập số lượng lớn dữ liệu và quyền riêng tư.

Nếu như Blockchain 2.0 phân tán Blockchain trên các node bên trong network cho việc lưu trữ thông tin các giao dịch, thì Blockchain 3.0 phân tán trên cả ứng dụng và chúng sẽ được kích hoạt thực hiện nhiệm vụ cụ thể được chỉ định bởi người dùng.

Vai trò của Blockchain thế hệ 3.0

Với sự ra đời của Bitcoin, Blockchain 1.0 đã trở thành một cuộc cách mạng về mặt công nghệ. Blockchain 1.0 có vai trò như một phương thức thanh toán, và cho phép giao dịch ngang hàng (peer to peer).

Blockchain 2.0 nhận thấy rằng thế hệ 1.0 chỉ cho phép bạn gửi, nhận và giao dịch. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn muốn có các điều kiện trong giao dịch của mình? Ví dụ như Nam sẽ chỉ chuyển tiền cho Kiên nếu Kiên đã giao bia.

Tiếp bước cho sự phát triển trên, Blockchain 2.0 ra đời bởi Ethereum nhờ vào khái niệm Smart Contract (hợp đồng thông minh) hoàn toàn mới mẻ và độc đáo. Nhờ vào Blockchain 2.0, trong một giao dịch, các bên sẽ có thể đưa ra các điều kiện để tiến hành giao dịch, và chỉ khi nào các điều kiện được thỏa mãn thì giao dịch mới được tiến hành.

Nhờ vào Blockchain 2.0, nhiều người đã sử dụng Blockchain hơn, tuy nhiên lại xuất hiện các vấn đề về khả năng mở rộng, khả năng tương tác, truy cập số lượng lớn dữ liệu và quyền riêng tư. Do đó Blockchain 3.0 đã ra đời, giúp xử lý vấn đề nêu trên bằng cách tích hợp với công nghệ tự động để giải quyết vấn đề về mở rộng quy mô, đồng thời Blockchain thế hệ 3.0 còn có thêm một chức năng mới đó là tương tác giữa các Blockchain.

Cardano là gì?

Cardano là một nền tảng Blockchain phi tập trung thế hệ 3.0, được xây dựng bởi Charles Hoskinson vào năm 2015. Năm 2017, Cardano đã thành công gọi vốn 60 triệu USD thông qua hình thức ICO và chính thức được ra mắt cộng đồng.

Với Cardano, người dùng có thể sử dụng các smart contract giống như Ethereum. Các smart contract này cho phép 2 hoặc nhiều người tham gia thỏa thuận mà không cần bên thứ ba xác minh. Khi các điều kiện tiên quyết của smart contract được thông qua thì phần còn lại của quá trình sẽ được tự động thực hiện.

Cardano giải quyết những vấn đề gì?

Cardano là điển hình cho Blockchain thế hệ 3.0, do đó dự án được xây dựng với mục đích khắc phục nhược điểm của Bitcoin, Ethereum và giải quyết ba vấn đề lớn của Blockchain, gồm: 

Scalability (khả năng mở rộng)

Đối với Cardano, khả năng mở rộng không chỉ đơn giản là TPS mà nó gồm 3 yếu tố sau:

  • Transaction Per Second (TPS): Cardano sử dụng giao thức Ouroboros – một giao thức Proof-of-Stake dựa trên chuỗi.
  • Network: Cardano sử dụng công nghệ RINA (Recursive Inter-Network Architecture) để chia nhỏ network thành nhiều subnetwork, và các subnetwork này có thể tương tác với nhau nếu cần. Mục đích của công nghệ này là để giúp cho Cardano nâng được bandwidth (băng thông).
  • Data Scaling (mở rộng dât): Cardano sử dụng hai giải pháp bao gồm Subscriptions và Sidechains để giảm dung lượng data của mỗi giao dịch.

Interoperability (khả năng tương tác)

Hiện tại, có rất nhiều Blockchain nền tảng trong thị trường, nhưng các Blockchain này không thể giao tiếp, tương tác với nhau được. Theo lộ trình của mình, Cardano sẽ hỗ trợ khả năng tương tác của các Blockchain khác sau giai đoạn Gougen.

Sustainability (tính bền vững)

Nhằm cân bằng lợi ích của các node, miner (thợ đào) và giúp cho dự án phát triển bền vững trong thời gian dài, Cardano đã lên kế hoạch tạo một quỹ dự trữ để thu 1 phần token ADA mỗi khi có Block mới được tạo ra sau khi IOHK kết thúc hợp đồng với dự án.

Mô hình hoạt động

Cardano hiện đang duy trì trạng thái Blockchain thông qua mô hình UTXO (unspent transaction output) được tiên phong bởi Bitcoin. Input (đầu vào) và output (đầu ra) mang thông tin liên quan đến những thay đổi về giá trị. Để giảm phí giao dịch, mỗi node trên network đều giữ một bản ghi lại các giao dịch.

Tuy nhiên, mô hình UTXO không tối ưu cho việc hỗ trợ chức năng của hợp đồng thông minh. Để giải quyết vấn đề này, Cardano lên kế hoạch phát hành Extended UTXO (EUTXO). EUTXO có cơ chế chia việc thực hiện hợp đồng thông minh thành nhiều giao dịch. Để thực hiện điều này, mỗi đầu ra giao dịch cũng chứa một tệp dữ liệu chứa thông tin được kết nối với một hợp đồng thông minh cụ thể. EUTXO được ra mắt chính thức tại giai đoạn Goguen của lộ trình.

Blockchain Cardano hoạt động thông qua việc sử dụng hai loại block khác nhau, bao gồm:

  • Block chính: Block chính sẽ chứa meta-information về block và dữ liệu giao dịch.
  • Block genesis: Block Genesis cũng hoạt động tương tự như Block chính, nhưng chỉ được tạo ra trong mỗi epoch để hoạt động cho các Block chính mà nó được liên kết.

Tính năng chính của Cardano

Nền tảng của Cardano gồm 2 layer riêng biệt

Cardano bao gồm hai layer riêng biệt và sử dụng Proof-of-Stake trên toàn network. Việc phân chia network thành Settlement layer (SL) và Computation layer (CL) sẽ cho phép các nhà phát triển tối ưu hóa từng layer độc lập, từ đó tăng hiệu quả, khả năng mở rộng và tính linh hoạt của network.

Settlement layer

Mục đích chính của layer này là tính toán giá trị của các giao dịch với các tính năng sau:

  • Hỗ trợ cho hai bộ ngôn ngữ: một bộ dùng để di chuyển giá trị và một bộ để tăng cường hỗ trợ protocol.
  • Hỗ trợ cho các sidechains KMZ – một phương tiện dùng để chuyển tiền một cách an toàn sang Computation layer hoặc các giao thức Blockchain khác được hỗ trợ.
  • Hỗ trợ nhiều loại chữ ký để tối ưu hóa bảo mật.
  • Hỗ trợ cho tài sản do người dùng phát hành.
  • Đạt được mục đích mở rộng, do nhiều người dùng tham gia thì khả năng mở rộng của hệ thống cũng sẽ tăng lên.

Computation layer

Layer này được xây dựng để xử lý các hợp đồng thông minh. Nó bao gồm các yếu tố sau:

  • Plutus: Một ngôn ngữ phát triển hợp đồng thông minh, được xây dựng dựa trên ngôn ngữ lập trình chức năng Haskell.
  • Marlowe: Cho phép các chuyên gia tài chính và kinh doanh không có nhiều kiến thức trong lĩnh vực lập trình tạo ra các hợp đồng thông minh. Đây là một ngôn ngữ cấp cao, dành riêng cho miền (DSL) của các hợp đồng tài chính được xây dựng trên Plutus.
  • Marlowe Playground: Nền tảng xây dựng ứng dụng, hỗ trợ người dùng có thể xây dựng các hợp đồng tài chính thông minh mà không cần kinh nghiệm về lập trình viên. Cả Marlowe và Marlowe Playground đều đơn giản hóa quá trình tạo ra các hợp đồng thông minh cho các ứng dụng tài chính, cho phép người dùng có thể trực tiếp đóng góp mà không đòi hỏi kỹ năng lập trình chuyên nghiệp.

Giao thức Ouroborous

Giao thức Ouroboros là một giao thức Proof-of-Stake dựa trên chuỗi, được thiết kế để tối đa hóa mức độ phân cấp trên Blockchain Cardano và đồng thời giúp Cardano xử lý giao dịch nhanh hơn Ethereum x10 lần.

Đối với giao thức Ouroboros, khi người dùng tham gia stake vào Cardano thì sẽ kiếm được lợi nhuận trong khoản thời gian cố định. Bên cạnh đó, khi validator tham gia vào việc xác thực, họ cũng sẽ nhận được thêm một phần reward.

Ouroboros giúp cho Cardano tối ưu hoạt động do nó ít tốn năng lượng hơn so với Proof-of-Work khi thực hiện các hoạt động và đồng thời phí giao dịch cũng sẽ thấp hơn rất nhiều.

Điểm nổi bật của dự án

  • Cardano không có giới hạn về khả năng mở rộng.
  • Có 2 layer SL và CL giúp tăng hiệu quả, khả năng mở rộng và tính linh hoạt của network.
  • Có giao thức Ouroboros giúp Cardano tối đa hóa được mức độ phân cấp trên Blockchain của mình.
  • Đội ngũ dự án là những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực tiền mã hóa.
  • Người dùng có thể khởi chạy các dApps trên nền tảng của Cardano.
  • Sử dụng ngôn ngữ lập trình Haskell, giúp tối ưu hóa về code hơn, do các dòng code ngắn hơn.
  • Có ví Daedelus riêng của dự án.

Token ADA là gì?

Thông tin chi tiết về token ADA

  • Tên token: Cardano
  • Ticker: ADA
  • Blockchain: Cardano
  • Loại token: Governance Token (Quản trị)
  • Tổng nguồn cung: 45,000,000,000 ADA
  • Nguồn cung lưu hành: 33,750,000,000 ADA
  • Địa chỉ hợp đồng: 0x3ee2200efb3400fabb9aacf31297cbdd1d435d47

Phân bổ token ADA

Cardano có tổng nguồn cung là 45,000,000,000 ADA được phân bổ như sau:

  • ICO: 57.6%
  • IOHK, Cardano Foundation, Emurgo: 11.5%
  • Staking rewards: 30.9%

Token ADA được dùng để làm gì?

  • Reward: Token ADA được sử dụng làm phần thưởng Staking.
  • Staking: Người dùng có thể stake ADA tại các pool staking và sẽ được chia phần thưởng khi các node tạo ra block mới.
  • Thanh toán: Thanh toán chi phí khi người dùng phát hành tài sản (UIA) trên Cardano.
  • Thanh toán phí giao dịch trên Cardano.

Cách kiếm và sở hữu token ADA

Token ADA hiện được niêm yết trên các sàn giao dịch như: Binance, Gate.io, Coinbase Exchange, Huobi Global, Kraken, Bybit,… Anh em có thể giao dịch token ADA trên các sàn giao dịch trên.

Ví lưu trữ token ADA

Anh em sở hữu token ADA có thể lưu trữ chúng tại các ví sau: Ledger, Trezor, Math Wallet, Trust Wallet, MetaMask, Exodus, Safepal, Binance Chain Wallet và Atomic Wallet.

Anh em có thể xem chi tiết cách chuyển coin về ví hỗ trợ Cardano hoặc Blockchain Cardano qua bài viết sau: Hướng dẫn chuyển coin sang Cardano

Lộ trình dự án

Cardano chia lộ trình phát triển của mình ra thành 5 giai đoạn:

  • Byron: Giai đoạn mở đầu sau khi ra mắt network, với mục tiêu chính là phát triển cộng đồng và phát hành token ADA.
  • Shelley: Tập trung vào tính phi tập trung và ra mắt các pool staking.
  • Goguen: Triển khai các hợp đồng thông minh.
  • Basho: Tập trung vào bảo mật hiệu suất và khả năng mở rộng.
  • Voltaire: Ra mắt hệ thống kho bạc và quản trị, đồng thời người dùng có thể voting để đóng góp vào sự phát triển của Cardano.

Đội ngũ, quỹ đầu tư và đối tác

Đội ngũ dự án

Cardano được sáng lập bởi Charles Hoskinson. Ông đồng thời cũng là Co-Founder của Ethereum và BitShares.

Bên cạnh đó, còn có ba tổ chức góp phần vào sự phát triển của Cardano, bao gồm:

  • Cardano Foundation: Một cơ quan độc lập có trụ sở tại Thụy Sĩ, được thiết kế để hỗ trợ người dùng Cardano về các vấn đề pháp lý và thương mại. Founder Michael Parsons của cơ quan này đã tham gia vào thị trường Crypto từ năm 2012.
  • IOHK: Tổ chức có mục tiêu nghiên cứu và phát triển tiền mã hóa. IOHK sẽ chịu trách nhiệm phát triển nền tảng Cardano cho đến năm 2020, đồng thời hỗ trợ cho các doanh nghiệp/ dự án xây dựng trên Blockchain Cardano.
  • Emurgo: Bao gồm các trung tâm phát triển ở Hàn Quốc, Philippines, Việt Nam, và có trụ sở tại Nhật Bản. Cơ quan này hỗ trợ các doanh nghiệp tìm hiểu về Cardano, đồng thời đầu tư vào các start-up và phát triển thương mại đối với những công ty muốn sử dụng công nghệ Blockchain.

Quỹ đầu tư và đối tác

Đang cập nhật…

Lời kết

Mặc dù Cardano đã cập nhật hard fork Alonzo và có cho mình gần 900 dự án được xây dựng với hơn 3 triệu người dùng. Tuy nhiên, token ADA của dự án hiện đang được giao dịch ở mức giá khá thấp và dòng tiền vẫn chưa đổ vào dự án, khi TVL của Cardano chỉ ở mức $199.22M.

Vào tháng 6/2022, Cardano sẽ tiến hành bản hard fork Vasil để cải thiện các tính năng cũng như smart contract của dự án. Do đó, chúng ta hãy cùng chờ xem những thay đổi sắp tới của Cardano nhé!

Biên tập và tổng hợp – Bitcoincuatoi


Thông tin trong bài viết chỉ mang mục tiêu chia sẻ và cung cấp kiến ​​thức, không phải là lời khuyên tài chính. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Leave a Comment