Bullish là thuật ngữ không quá xa lạ trong thị trường tiền mã hóa. Vậy thì chúng là gì? Chúng quan trọng thế nào? Bạn cần phải làm gì khi thị trường đang trong xu hướng Bullish?
Hôm nay hãy cùng Bitcoincuatoi tìm hiểu về định nghĩa quan trọng này và các chiến lược cần có trong thị trường này nhé!
Bullish là gì?
Hiểu một cách đơn giản nhất thì Bullish chính là xu hướng của một thị trường. Khi hiện tượng Bullish xảy ra, các nhà giao dịch thường kỳ vọng giá sẽ tăng cao hơn nữa, do đó, nhu cầu mua sẽ lớn hơn nhu cầu bán.
Nguồn gốc của thuật ngữ Bullish được phát triển từ xu hướng tấn công của con bò (Bull). Vì trong các trận đấu, những con bò thường sử dụng cặp sừng của mình để tấn công đối phương theo hướng từ dưới lên. Do đó, các chuyên gia cũng đã đặt tên xu hướng tăng trong thị trường là Bullish.
Thị trường Bullish là gì?
Bull Market (Bullish – Thị trường tăng giá) là thuật ngữ được dùng để chỉ một thị trường đang trong xu hướng tăng trưởng, có sự tăng nhanh về giá trong khoảng thời gian dài cùng với khối lượng giao dịch (lượng mua bán) lớn.
Ví dụ nổi tiếng nhất về Bullish trong thị trường tiền mã hóa có thể kể đến chính là Bitcoin (BTC). Giá BTC đã tăng từ $1,000 vào cuối năm 2016, lên đến $20,000 vào cuối năm 2017. Đợt tăng giá này đã trở thành huyền thoại trong cộng đồng tiền mã hóa.
Bullish ngắn hạn
Bullish ngắn hạn nghĩa là giá tăng trong khoảng thời gian ngắn, từ vài phút, vài giờ đến vài ngày. Do đó, các nhà đầu tư không thể vội vàng kết luận đó là một đoạn tăng giá của xu hướng Bullish hay Bearish dài hạn.
Căn cứ sự kỳ vọng của nhà đầu tư về một bullish ngắn hạn thường dựa vào các yếu tố kỹ thuật thông qua việc phân tích biểu đồ và hành động giá. Đôi khi, sự kỳ vọng này cũng đến từ một sự kiện ngắn hạn nào đó, tác động đến giá của tài sản theo hướng tích cực hơn.
Bullish dài hạn
Bullish dài hạn nghĩa là giá tăng trong khoảng thời gian dài, có thể là vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí là vài năm. Đây cũng chính là giai đoạn mà thị trường sôi động nhất, vẫn sẽ có những đoạn giá giảm, nhưng chung quy thì mô hình giá vẫn sẽ có xu hướng đi lên.
Đôi khi do các nhà đầu tư tin rằng mức giá vẫn sẽ tăng không ngừng và họ sẽ đẩy mạnh lực mua dẫn đến việc giá tăng.
Các khái niệm về Bullish
Bullish chỉ là khái niệm cơ bản để chỉ một thị trường đang trong xu hướng tăng. Bên cạnh đó, nó còn được chia thành các khái niệm cụ thể như sau:
Bullish Engulfing
Bullish Engulfing hay còn được gọi là mô hình nến đảo chiều, do nến có hình dạng đang tăng mạnh trong thời gian dài. Theo sự quan sát của các chuyên gia tài chính, mô hình này thường xuất hiện sau một vài nến đỏ (giảm) trước đó.
Bullish Engulfing xuất hiện nhằm ám chỉ sự đảo ngược tình thế trong giao dịch mua bán trên thị trường tài chính. Điều này cũng đồng nghĩa với việc phe bán đang giảm dần và có xu hướng chuyển sang phe mua với sức mua cực mạnh.
Để nhận biết mô hình nến Bullish Engulfing, các bạn có thể dựa trên 3 yếu tố sau:
- Nến xanh đang tăng giá và bao trùm toàn bộ phần nến đỏ.
- Bắt đầu xuất hiện ở cuối xu hướng giảm của thị trường.
- Tín hiệu đảo chiều ngày một gia tăng khi cây nến đỏ là nến Doji – nến Doji hình thành khi giá mở nến và đóng nến xấp xỉ nhau.
Bullish Kicking
Bullish Kicking là mô hình nến đẩy giá tăng và mô hình này cũng là dấu hiệu cho các nhà đầu tư biết được bên bán đang nắm quyền trên thị trường. Tuy nhiên, thị trường tiền mã hóa biến động liên tục, do đó cũng không chắc chắn 100% về độ chính xác của dấu hiệu này và lợi thế thị trường có khả năng rơi về phe mua bất kỳ lúc nào.
Ở hình minh họa trên, bạn sẽ thấy được Marubozu (nến Trọc/ nến không bấc) đen và tiếp đến là Marubozu trắng. Sau khi Marubozu đen xuất hiện thì thị trường sẽ bắt đầu từ trên mức của nến trước và tạo một khoảng trống giữa 2 cây nến.
Dấu hiệu để nhận biết về mô hình nến đẩy giá tăng như sau:
- Đặc trưng của thị trường là xu hướng giảm.
- Vào ngày đầu tiên thì Marubozu đen xuất hiện.
- Sau đó sẽ có Marubozu trắng vào ngày thứ hai.
- Xuất hiện khoảng cách giữa Marubozu trắng và Marubozu đen.
Bullish Piercing Line
Bullish Piercing Line cũng là một trong những mô hình nến Nhật. Tuy nhiên, Bullish Piercing Line lại ám chỉ xu hướng giảm sang tăng của thị trường. Mô hình này thường xuất hiện khi ở cuối một xu hướng giảm giá nào đó có 1 cây nến giảm và 1 cây nến tăng. Bullish Piercing Line chính là cây nến thứ 2 với chiều dài bằng một nửa với cây nến thứ nhất.
Nếu kích cỡ của Bullish Piercing Line quá ngắn thì chính là dấu hiệu cho các nhà đầu tư không nên rót vốn vào đây. Bởi dấu hiệu này có thể là của thị trường đang lưỡng lự chứ chưa chắc đã là của Bullish Piercing Line nhé.
Dấu hiệu nhận biết mô hình nến Piercing Line:
- Thị trường đang có xu hướng giảm.
- Khoảng cách giữa nến giảm và nến tăng không quá xa.
Bullish Counterattack Line
Bullish Counterattack thể hiện sự đảo chiều tại đáy nhưng diễn ra ở mức độ bình thường. Theo các chuyên gia, Bullish Counterattack Line là mô hình ám chỉ sự phản công tăng nhưng chúng cũng có thể bị đảo ngược bất kỳ lúc nào.
Nến của Bullish Counterattack Line là một cây nến dài. Tùy thuộc vào các cây nến xung quanh mà Bullish Counterattack có ý nghĩa khác nhau. Nếu trong thị trường xuất hiện dấu hiệu của Bullish Counterattack, các nhà đầu tư cần phải cẩn trọng trong việc có nên mở cây nến thứ 2 hay không nhé.
Dấu hiệu nhận biết mô hình Bullish Counterattack Line:
- Xuất hiện trong xu hướng giảm.
- Nến đầu tiên là nến giảm.
- Nến thứ hai phải tạo được khoảng trống khi mở cửa.
- Nến thứ hai là nến tăng và đóng cửa bằng với nến thứ nhất.
Biểu hiện của Bullish
- Nhu cầu mua vào cao hơn nhu cầu bán ra.
- Nhiều nhà đầu tư sẽ tham gia vào thị trường hơn.
- Các kênh truyền thông sẽ sôi nổi hơn khi Bullish xuất hiện, do các trang báo chí và nhà đầu tư quan tâm nhiều đến dự án đó.
Các giai đoạn của thị trường Bullish
Thông thường, thị trường Bullish sẽ trải qua ba giai đoạn:
Giai đoạn bắt đầu
Đối với Bullish, giai đoạn bắt đầu sẽ diễn ra ở trong khoảng thời gian ngắn, thường là ở cuối giai đoạn Bearish. Tuy nhiên, ở giai đoạn này mức giá tăng không cao một cách nhanh chóng, mà sẽ vừa tăng vừa tích lũy.
Giai đoạn cao trào
Sau khi tích lũy lực mua và khối lượng giao dịch đủ mạnh thì giá sẽ được đẩy lên đỉnh. Đây là giai đoạn cao trào nhất trong Bullish. Nếu mật độ tăng quá mạnh, thì thời gian cao trào thường diễn ra trong tích tắc. Và ngược lại, nếu tốc độ tăng vừa phải thì thời gian cao trào sẽ kéo dài hơn.
Giai đoạn suy thoái
Ở giai đoạn này, giá sẽ tăng chậm hơn, nhịp độ sẽ giảm dần cho tới khi lực bán mạnh hơn thì giá sẽ bị kéo xuống theo. Lúc này, thị trường sẽ chuyển sang xu hướng khác (có thể là Bearish).
Những chiến lược cần có trong thị trường Bullish
Dựa vào các dấu hiệu để xác định thị trường
Mỗi loại thị trường đều các dấu hiệu báo trước là bullish hay bearish. Hãy xác định chính xác xu hướng của thị trường để quyết định chiến lược đầu tư tiếp theo phù hợp nhất.
Ở giai đoạn đầu bất cứ thị trường nào thì quá trình tăng/ giảm giá mạnh đều khó để nhận ra. Bởi nhà đầu tư thường nhầm lẫn nó chỉ là các nhịp pullback để tiếp diễn xu hướng.
Dấu hiệu giai đoạn đầu của Bullish:
- Mức độ giảm giá và các nhịp pullback với biên độ hẹp.
- Các chỉ báo momentum động lực mạnh mẽ để tăng giá.
- Giá tạo một loạt các đáy và đỉnh cao hơn đáy cũ.
- Và khi đã đi vào giai đoạn tăng mạnh mẽ sẽ có sự xuất hiện của các phương tiện truyền thông chính thống.
Ngoài ra, bạn nên tìm hiểu về tâm lý thị trường tại thời điểm đó để biết số đông nhà đầu tư đang nghĩ gì và họ có động thái thế nào.
Tránh FOMO
Về khía cạnh trade coin, FOMO là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến các nhà đầu tư “đu đỉnh” hoặc tiếp tục hodl kể cả khi giá đã giảm, với kỳ vọng kiếm được lợi nhuận cao. Và rồi cuối cùng, họ vướng vào nguy cơ mất một phần hoặc toàn bộ lợi nhuận mà lẽ ra họ có thể nhận được. Bất kỳ ai cũng có thể được gọi là “bị FOMO” khi hành động bốc đồng do sợ bỏ lỡ.
Hãy lập kế hoạch để giữ vững tâm lý của mình để tránh bị FOMO. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hội chứng FOMO tại đây.
Chờ đợi một nhịp Pullback để thực hiện giao dịch
Khi vượt qua tâm lý FOMO, các nhà đầu tư hãy kiên nhẫn và tìm vùng giá backtest để thực hiện giao dịch. Ở thời điểm bullish, các trader nên giữ vị thế long (vị thế mua).
DCA
Trong thị trường Bullish:
- Đối với HODLer: hãy mua trong một khoảng giá cho phép để tránh bị mất vị thế.
- Đối với Trader: hãy tính toán chính xác giá entry để có được mức lợi nhuận mong muốn.
Dollar-Cost Averaging (DCA) là gì? Hướng dẫn sử dụng hiệu quả chiến lược trung bình giá
Take Profit (chốt lời)
Các nhà đầu tư nên đặt ra một mức lợi nhuận mong muốn cho bản thân và cũng nên xác định rõ các rủi ro đi kèm vì thị trường luôn biến động liên tục.
Đặt Stop Loss (cắt lỗ)
Khi thị trường Bullish đảo chiều, hãy đặt Stop Loss hoặc chốt lời cho dù mức lợi nhuận của bạn không nhiều như ở giai đoạn cao trào để tránh mất mát nhiều hơn.
Bạn có thể xem thêm những bài viết sau để hiểu rõ hơn về các chiến lược được nêu trên:
Các HODLer dài hạn làm gì khi Bitcoin đạt giá cao?
Rủi ro dự trữ và niềm tin của các HODLer
Lời kết
Bài viết trên đã tổng hợp cho bạn về định nghĩa Bullish là gì? Thị trường Bullish là gì? Cũng như những chiến lược cần có khi thị trường đang trong xu hướng Bullish. Hãy tìm hiểu để lựa chọn cho mình cách thức đầu tư phù hợp nhé!
Biên tập và tổng hợp – Bitcoincuatoi
—
* Thông tin trong bài viết chỉ mang mục tiêu chia sẻ và cung cấp kiến thức, không phải là lời khuyên tài chính. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.